Trẻ bị ngã đập trán xuống đất có sao không? Cách xử lý và khi nào thì cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Trẻ em thường rất hiếu động và thích khám phá điều mới lạ. Tuy nhiên, chính điều này gây ra nhiều hậu quả khó lường, chẳng hạn như trẻ bị ngã đập trán xuống đất. Vậy trẻ bị ngã đập trán xuống đất có sao không? Cách xử lý và khi nào thì cần đưa trẻ đến bệnh viện? Phòng Khám Bác Sĩ sẽ chia sẻ những thông tin đó qua bài viết dưới đây để bố mẹ không lo lắng.

Trẻ bị ngã đập trán xuống đất có sao không?

Trẻ ngã đập trán xuống đất khiến bố mẹ lo lắng vì tiếng hét, khóc và chiếc u trên trán. Với tình huống như vậy, bố mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh và xem xét, đánh giá mức độ nặng của chấn thương dựa vào các nhân tố sau:

  • Độ cao

    : Độ cao càng thấp thì mức độ nguy hiểm của cú ngã càng giảm xuống.

  • Bề mặt rơi xuống

    : Các bề mặt cứng, chắc như bê tông, gạch men, lớp đất cứng sẽ gây nguy hiểm cao hơn cho bé so với các bề mặt mềm. 

  • Vật dụng va phải

    : Trong quá trình ngã, bé có thể va chạm vào các vật dụng như đồ đạc góc cạnh, mặt kính sắc nhọn có thể gây thương tích nghiêm trọng. 

Hầu hết các trường hợp trẻ bị té đập trán xuống đất là nhẹ và không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong các trường hợp, phụ huynh cần để ý một số triệu chứng cảnh báo chấn thương sọ não ở trẻ để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện. 

Vết thương khi trẻ bị ngã đập trán xuống đất

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã đập trán xuống đất

Ngã đập đầu xuống đất là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở trẻ. Nguyên nhân phần lớn là do tầm vóc và sự phát triển thể chất của trẻ. Thể lực chưa ổn định khiến trẻ loạng choạng, khiến trẻ dễ gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với các bề mặt mới, không bằng phẳng hoặc chạy nhanh để lao vào các vật thể lạ mắt với trẻ. Ngoài ra, trẻ thường có xu hướng thực hiện các hành động liều lĩnh không nghĩ đến hậu quả như leo, nhảy, cố gắng bay cũng là nguyên nhân gây ra các cú ngã đau. 

Cụ thể đa phần các bé bị ngã đập đầu xuống đất do:

  • Trượt trong bồn tắm

  • Ngã về phía sau

  • Ngã khỏi giường hoặc bàn thay tã

  • Ngã khi trèo lên đồ nội thất hoặc lên trên mặt bàn

  • Rơi vào hoặc ra khỏi cũi

  • Vấp phải thảm hoặc đồ vật trên sàn

  • Ngã xuống bậc thang

  • Ngã khi đang tập đi xe đạp

  • Rơi từ xích đu 

trẻ bị ngã xe đạp

Các triệu chứng khi trẻ bị ngã đập trán xuống đất

 

Chấn thương đầu bao gồm một khối u nhỏ trên trán đến chấn thương sọ não. Hầu hết các chấn thương liên quan đến ngã đập trán xuống đất ở trẻ thuộc loại “nhẹ”.

Chấn thương nhẹ

  • Chấn thương nhẹ không gây ra các tổn thương trong não bộ.Trong trường hợp này, các vết sưng trên trán có thể xuất hiện mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác.

  • Nếu trán bé có vết rách gây chảy máu, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế, làm sạch và khâu vết thương, ngay cả khi không có chấn thương sọ não.

  • Đối với những chấn thương đầu nhẹ, ba mẹ nên cố trấn an tinh thần của trẻ.

Trẻ bị ngã đập trán xuống đất gây sưng tây

Chấn thương đầu từ trung bình đến nặng

Các chấn thương này chiếm tỷ lệ thấp trong số các chấn thương liên quan đến ngã ở trẻ em. Chúng có thể liên quan đến:

  • Vỡ xương sọ

  • Co giật (khi não bị bầm tím)

  • Chấn động não

  • Chảy máu trong não 

Chấn động não là chấn thương sọ não phổ biến nhất và ít nghiêm trọng nhất. Nó có thể tác động đến nhiều vùng não, gây ra rối loạn về chức năng não. Các dấu hiệu của trường hợp này ở trẻ bao gồm:

  • Đau đầu

  • Mất ý thức

  • Lúc tỉnh táo, lúc mơ màng

  • Buồn nôn và ói mửa 

Mặc dù rất hiếm gặp nhưng vỡ xương sọ có thể xảy ra với các biểu hiện như tăng áp lực nội sọ, sưng, bầm tím hoặc chảy máu xung quanh hoặc bên trong não. Trong trường hợp này, trẻ cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp để hạn chế nguy cơ tổn thương não bộ lâu dài tối đa nhất. 

Cách xử lý cho trẻ khi bị ngã đập trán xuống đất

Các cách xử lý cơ bản cho trẻ như sau:

  • Nếu thấy đầu của bé có vết bầm sưng thì nên chườm đá tại chỗ sưng cho trẻ liên tục trong khoảng 15 – 20 phút. Điều này giúp chỗ bầm không tiến triển tím tái và làm giảm đau. Nếu vết bầm trở to, nhiều, nên chườm đá lại sau đó 1 giờ và làm thường xuyên 2 – 3 lần trong ngày khoảng 1 – 2 ngày sau đó.

  • Nếu thấy sau khi

    trẻ bị ngã đập trán xuống đất

    mà da bị trầy xước nhẹ thì mẹ nên rửa sạch vùng da bị trầy xước đó của trẻ bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ.

  • Khi thấy trẻ chỉ chảy máu ít, mẹ nên dùng miếng khăn sạch hoặc gạc y tế sạch, ấn thẳng vào vết thương để cầm máu trong vòng 10 phút hoặc cho tới khi không chảy máu thêm.

  • Nếu sau khi

    trẻ bị ngã đập trán xuống đất

    , trẻ nôn 1 đến 2 lần thì mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi và chỉ uống nước lọc. Nếu trẻ uống được nước và không nôn thêm nữa thì sau đó 1 – 2 giờ có thể cho trẻ ăn uống bình thường. Cho trẻ nằm nghỉ ngơi, theo dõi sát sao trẻ trong vòng 2 giờ đầu sau chấn thương.

  • Nếu trẻ bị đau tại chỗ hoặc nhức đầu ngay sau khi

    trẻ bị ngã đập trán xuống đất

    , mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau khi cần nhưng cần phải đợi ít nhất 2 giờ sau khi bé bị chấn thương mới cho uống. Việc này để tránh trẻ bị ói khi vừa uống thuốc vào. Các loại thuốc có thể sử dụng là Acetaminophen hoặc Ibuprofen với liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của từng bé. Nếu trẻ còn đau đầu sau 24 giờ sau khi bị chấn thương thì mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

  • Với trẻ ổn định thì gia đình nên theo dõi thêm 48 – 72 giờ sau để chắc chắn rằng không còn lo lắng nữa. 

Nếu thấy đầu của bé có vết bầm sưng thì nên chườm đá tại chỗ sưng cho trẻ liên tục trong khoảng 15 - 20 phút

Những lưu ý khi con trẻ bị ngã đập trán xuống đất

  • Làm nóng chỗ bị thương như đắp khăn ấm lên vết thương

    : Khi

    trẻ bị ngã đập trán xuống đất

    , mạch máu đang bị xuất huyết nên nếu bố mẹ chườm nóng cho bé sẽ làm mạch máu giãn ra, máu chảy ra nhiều hơn và gây bầm tím nặng, khó lành hơn.

  • Bôi dầu gió

    : Việc day hay bôi dầu gió vào vùng bị sưng sau khi

    trẻ bị ngã

     sẽ làm vết thương càng nặng vì khiến một số mạch máu bị chảy máu liên tục.

  • Di chuyển nạn nhân trong tình trạng nguy cấp

    : Việc di chuyển trẻ ngay sau khi

    trẻ bị ngã

     khi không cần thiết có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn cho vết thương sọ não, cột sống, cổ,… 

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ trẻ bị ngã

  • Khi trông giữ bé, bố mẹ cần cẩn thận, không để trẻ chơi một mình, đặc biệt là với những bé mới biết trườn, bò, đứng, đi,… 

  • Nên làm các tấm chắn nơi giường của trẻ nằm và lối đi ra cầu thang, ban công, phòng bếp,… để làm giảm nguy cơ

    trẻ bị ngã đập trán xuống đất

    .

  • Cửa sổ cần phải có chấn song, được khóa kỹ để trẻ không được leo trèo lên.

  • Nếu bé nằm võng hoặc nôi thì cần được che chắn để khi bé thay đổi tư thế không bị rơi xuống sàn.

  • Nên trải nệm dưới chân giường để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng khi bé ngã.

  • Dây cột võng của trẻ cần phải chắc chắn, đưa lắc nhẹ nhàng, tránh làm

    trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

    .

  • Cần có dây đai giữ an toàn khi cho trẻ ngồi vào ghế cao hoặc xe đẩy.

  • Không để sàn nhà trơn trượt hoặc ẩm ướt để tránh làm bé ngã nhào ra đất.

  • Không để cho trẻ dưới 10 tuổi trông giữ trẻ dưới 3 tuổi một mình.

  • Với trẻ lớn hơn đang trong độ tuổi đi học, cần cho trẻ hiểu và biết nguyên nhân, hậu quả và các cách phòng tránh tai nạn

    trẻ bị đập trán xuống đất

Nên làm các tấm chắn nơi giường của trẻ nằm và lối đi ra cầu thang, ban công, phòng bếp,... để làm giảm nguy cơ trẻ bị ngã đập trán xuống đất

Lời kết

:

Trẻ em còn nhỏ và chưa ý thức được điều gì nên dễ té ngã. Các bậc phụ huynh cần để ý kỹ khi trẻ bị ngã đập trán xuống đất để có thể tìm cách xử lý tránh những hậu quả nghiêm trọng cho bé. Khi thấy bé có những dấu hiệu bất thường sau khi bị té ngã thì nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay.

Đánh giá nội dung