Trẻ bị hóc xương cá phải làm sao? 11 Cách xử trí tại nhà

Trẻ bị hóc xương cá là tình trạng phổ biến trong giai đoạn từ 2 tuổi đến 5 tuổi nếu cha mẹ không cẩn thận khi cho trẻ ăn uống. Sau đây, AVAKids sẽ mách mẹ 11 mẹo giúp chữa hóc xương cá tại nhà nhanh chóng nhé!

1Biểu hiện khi trẻ bị hóc xương cá

Một số biểu hiện khi trẻ bị hóc xương:

  • Bé không chịu nuốt thêm dù đã dỗ bằng mọi cách.
  • Bé chảy nước dãi nhiều
  • Bé khóc và bị nôn ói dữ dội
  • Bé chỉ tay vào cổ họng, tự móc họng, kêu đau khi nuốt.
  • Bé ho nhiều khi đang ăn, đau ở họng, khó chịu khi nuốt, quấy khóc. 
  • Khạc ra máu.

Trẻ bị hóc xương cá phải làm sao?

Ho, khó chịu khi nuốt là biểu hiện trẻ bị mắc xương cá

2Loại xương cá trẻ dễ bị hóc nhất

Một số loại cá có xương rất phức tạp, nhiều xương nhỏ li ti hoặc có xương cứng hơn những loại cá khác. Khi cho trẻ ăn cá mẹ cần cẩn thận nhặt xương ra trước nhé. Dưới đây là một số loại cá mà trẻ dễ bị hóc xương:

  • Cá trích mình dày
  • Cá chép
  • Cá rô
  • Cá hồi

Có thể bạn quan tâm: Cách sơ chế và nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm đầy đủ dưỡng chất

Cách sơ chế và nấuđầy đủ dưỡng chất

3Hóc xương cá nguy hiểm như thế nào?

Khi trẻ bị hóc xương cá, nếu không được xử lý, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nếu xử lý tại nhà không được thì cần đến gặp bác sĩ ngay, không nên đi ngủ qua đêm khi vẫn nghi ngờ xương còn trong cổ họng. 

Những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị hóc xương cá:

  • Nhiễm trùng cổ họng
  • Chảy máu miệng
  • Khó nuốt thức ăn.
  • Áp xe.
  • Xương đâm thủng mạch máu.
  • Xương đâm thủng thực quản.

Có thể bạn quan tâm: Ba mẹ có thể đưa trẻ đến các phòng khám tai mũi họng Huế để bác sẽ nhanh chóng xử trí

Ba mẹ có thể đưa trẻ đến cácđể bác sẽ nhanh chóng xử trí

4Trẻ bị hóc xương cá phải làm sao?

Sử dụng kẹo mềm 

Có thể nghe khó tin, nhưng ăn kẹo dẻo là một mẹo dân gian chữa hóc xương cá cho trẻ khá hiệu quả. Khi trẻ bị hóc xương cá, mẹ có thể cho trẻ nhai kẹo dẻo vừa đủ mềm sau đó nuốt một cục vừa phải.

Các chất kết dính, đường dẻo trong kẹo có thể bám vào xương và kéo nó xuống bụng. Nhai và nuốt một cục kẹo marshmallow vừa đủ lớn đã được một số mẹ áp dụng.

Cố gắng cho trẻ ho khạc

Khi bị hóc xương bé thường ho và ọe. Mẹ hãy để cho bé ho thoải mái. Trẻ bị hóc xương cá cần phải ho đủ mạnh trong vài phút thì sẽ có đủ luồng khí, từ đó đẩy xương cá rơi ra khỏi họng.

Tuy nhiên, mẹ không nên ép trẻ ho nhiều vì khạc nhiều có thể làm tổn thương họng. Nếu phương pháp này không thành công thì nên đổi cách khác hoặc đến bệnh viện để gắp ra.

Sử dụng dầu ô liu

Dầu ô liu là một chất bôi trơn tuyệt vời và cũng đồng thời là một mẹo chữa hóc xương cá ở trẻ em hiệu quả. Khi trẻ bị hóc xương cá, mẹ thử cho trẻ nuốt 1 – 2 muỗng canh dầu ô liu. Dầu sẽ làm cho xương trơn, mềm hơn, giúp bé dễ nuốt xương xuống hay ho ra.

Xử trí khi trẻ bị hóc xương cá

Dầu olive Ajinomoto Extra Virgin Nhật Bản 70g

Cho trẻ ăn các loại đậu hoặc hạt

Mẹ có thể cho trẻ nhai nuốt các loại đậu hoặc hạt khô như đậu phộng, hạnh nhân, hạt óc chó. Những loại hạt này có cấu trúc thô sẽ giúp kéo xương rơi ra và không dính chặt vào cổ họng nữa nếu trẻ nhai kỹ.

Uống giấm táo 

Khi trẻ bị hóc xương cá, mẹ thử pha loãng 2 muỗng canh giấm táo hoặc cho trẻ uống trực tiếp 1 muỗng canh giấm. Nếu quá khó uống thì mẹ có thể cho thêm mật ong.

Tính axit của giấm sẽ giúp hòa tan xương trong cổ họng hoặc làm mềm xương, khiến nó rơi ra và dễ nuốt hơn. Tuy nhiên, cách này có thể mất khá nhiều thời gian để thực hiện.

Dùng dấm chữa cho trẻ bị hóc xương cá

Dùng dấm chữa cho trẻ bị hóc xương cá

Ngậm viên vitamin C

Đối với xương nhỏ, mẹ cho trẻ ngậm viên vitamin C. Vitamin C sẽ giúp xương cá phân rã sau vài phút ngậm. Ngoài ra, vitamin C cũng có tác dụng kháng viêm, giảm đau tốt khi cổ họng bị xương làm tổn thương.

Ngậm chanh hoặc cam

Khi trẻ bị hóc xương cá, mẹ cũng có thể cho trẻ ngậm miếng chanh, cam. Đây là một phương pháp dân gian chữa hóc xương phổ biến. Những loại quả này giúp làm xương mềm hơn, tương tự viên vitamin C. 

Nhai cơm hoặc xôi

Nhai nuốt một muỗng cơm hay xôi có thể xương cá sẽ dính vào đó và xuống dạ dày. Ăn một miếng cơm lớn, nhai đảo vài cái rồi nuốt xuống, xương sẽ đi theo xuống. Đây là một cách chữa hóc xương phổ biến trong dân gian Việt Nam. Tuy nhiên chỉ áp dụng được với xương nhỏ.  

Ăn chuối

Tương tự như kẹo dẻo. Khi trẻ bị hóc xương cá, mẹ có thể cho trẻ cắn một miếng chuối, ngậm cho thấm nước bọt rồi nuốt luôn cả miếng. Xương cá sẽ đi theo chuối xuống cổ họng. Đây quả là một mẹo trị hóc xương cá nhỏ mà ai cũng có thể làm được.

Trẻ bị hóc xương cá nhỏ có thể chữa được bằng chuối

Trẻ bị hóc xương cá nhỏ có thể chữa được bằng chuối

Nhúng bánh mì vào nước

Tương tự như cơm, nhúng bánh mì vào nước là một mẹo dân gian cổ điển để tống thức ăn ra khỏi cổ họng. Đầu tiên mẹ ngâm một miếng bánh mì trong nước khoảng một phút, sau đó cho trẻ bị hóc xương cá cắn một miếng lớn và nuốt toàn bộ. Xương cá sẽ bị đẩy xuống dạ dày cùng bánh mì.

Tự xử trí tại nhà

Cách tự xử lý khi trẻ bị hóc xương cá tại nhà:

  • Ngừng cho trẻ ăn và trấn an trẻ
  • Soi đèn pin kiểm tra cổ họng của trẻ.
  • Nếu nhìn thấy có xương cắm vào màn hầu hay thành sau họng, có thể dùng kẹp y khoa để gắp ra.
  • Theo dõi xem trẻ có nuốt được nước bọt không, còn đau hay vướng khi nuốt không.
  • Nếu nghi ngờ xương vẫn còn mắc kẹt, trẻ vẫn thấy đau đớn thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám kịp thời.
  • Cha mẹ tuyệt đối không dùng ngón tay mò mẫm trong họng trẻ, vì động tác này không những không lấy được xương ra mà có thể đẩy chúng vào sâu cuống họng, thậm chí dẫn đến khó thở cho trẻ.

Các biện pháp dân gian hay cách xử lý tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo và áp dụng cho xương nhỏ. Khi trẻ bị hóc xương cá, cách tốt nhất và nhanh nhất là mẹ đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được chữa trị.

5Khi nào đưa trẻ hóc xương cá đến bệnh viện? 

Đối với xương nhỏ, sau khi đã thử các phương pháp trên mà không khỏi hay tình trạng có dấu hiệu nghiêm trọng, các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Còn đối với những mẩu xương lớn, nằm sâu, thì cách tốt nhất là đến bệnh viện, không nên tự xử lý ở nhà.

Một số dấu hiệu chuyển biến nặng khi trẻ bị hóc xương cá:

  • Đau vùng ngực
  • Khó thở, thở rít sau khi mắc xương
  • Cơn đau sau hóc xương tăng dần và không biến mất sau vài ngày.
  • Sưng, phù nề vùng cổ, họng.
  • Bầm tím.
  • Không thể ăn hay uống.
  • Chảy nước miếng nhiều.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Lâm Hoàng Yến: Hóc xương có thể gây mủ, viêm, thủng động mạch, áp-xe tại chỗ bị đâm vào, gây biến chứng rất nặng và có nguy cơ bị thủng mạch máu. Cũng có những trường hợp xương chui vào lồng ngực làm áp xe màng phổi, áp xe trung thất, mức độ tử vong ở những trường hợp này là rất cao. 

Khi tình trạng diễn biến nặng sẽ trở nên khó xử lý. Vì vậy cha mẹ nên sớm đưa trẻ bị hóc xương cá đến các phòng khám tai mũi họng uy tín TPHCM hoặc các bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Bác sĩ chữa cho trẻ bị hóc xương cá

Cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

6Phòng ngừa hóc xương cá ở trẻ nhỏ

Cách phòng ngừa hóc xương cá ở trẻ em:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng, loại bỏ xương trước khi cho trẻ ăn. 
  • Xay nhuyễn, nghiền kỹ thức ăn trước khi cho trẻ ăn.
  • Kể cho trẻ nghe các câu chuyện về hóc xương để trẻ biết cảnh giác với xương trong khi ăn. 
  • Dạy trẻ ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ, không nên cười nói trong khi ăn

7Đôi lời từ AVAKids

Trẻ bị hóc xương cá là tai nạn rất thường gặp trong ăn uống và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Những thông tin trong bài viết của AVAKids chỉ có tác dụng tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa. 

Các bài viết của AVAKids/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Quỳnh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • 20 Bác sĩ tiêu hóa Nhi giỏi TPHCM ba mẹ có thể an tâm đưa con đến thăm khám
  • Trẻ em bị béo phì phải làm sao? Ba mẹ cần biết các biện pháp phòng ngừa
  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có ảnh hưởng gì không? Ba mẹ xem ngay lời giải đáp!