Trẻ bị hóc xương cá cần làm gì? Mẹo chữa hóc xương cá cho trẻ

Xương cá rất dễ gây hóc nếu không ăn một cách cẩn thận đặc biệt là với trẻ nhỏ. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị hóc xương cá? Những mẹo hay dưới đây sẽ giúp cha mẹ chữa hóc xương cá cho trẻ.

Thành thạo 2.000+ từ & 6.000 câu tiếng anh Phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng anh Giỏi Toán – tiếng Anh theo phương pháp hiện đại Phát triển EQ & khả năng tiếng Việt

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã giỏi tiếng Anh như người bản xứ & phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua các app của Monkey

Các biểu hiện của trẻ khi bị hóc xương cá

Trẻ bị hóc xương cá có biểu hiện như thế nào? (Ảnh: Nguồn Internet)

Xương cá rất dễ khiến trẻ bị hóc dù ăn cẩn thận đến mức nào bởi chúng rất nhỏ, mỏng, dẹt,…Khi trẻ bị hóc xương cá sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Trẻ đang ăn đột nhiên dừng lại, không chịu nuốt dù đã dỗ bằng mọi cách

  • Trẻ bị chảy nước bọt, chảy nhớt từ miệng

  • Trẻ nôn oẹ, khạc nhổ liên tục, khóc nhiều

  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể chỉ tay vào họng, tự cho tay vào móc họng, kêu đau khi nuốt,…

Những biến chứng nguy hiểm của trẻ khi bị hóc xương cá

Hóc xương cá không được xử lý đúng cách sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. (Ảnh: Nguồn Internet)

Nếu trẻ bị hóc xương cá không được xử lý đúng cách và loại bỏ hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Khi không thể xử lý triệt để tình trạng trẻ bị hóc xương cá tại nhà, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan hay cho trẻ đi ngủ khi vẫn còn nghi ngờ xương đang nằm trong cổ họng.

Những biến chứng có thể xảy ra khi bị mắc xương:

  • Nhiễm trùng

  • Chảy máu

  • Không thể nuốt được thức ăn

  • Áp xe

  • Xương đâm thủng thực quản

  • Xương đâm thủng mạch máu

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị hóc xương cá

4 bước xử lý khi trẻ bị hóc xương cá. (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi trẻ bị hóc xương cá, cha mẹ cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau để có thể lấy xương cá ra khỏi cổ họng của trẻ:

  • Bước 1:  Ngay sau khi phát hiện trẻ bị hóc xương cá cha mẹ cần cho bé ngừng ăn ngay và trấn an tinh thần của trẻ. Trẻ bị hóc xương thường quấy khóc do đau, khó chịu và hoảng sợ, lúc này cha mẹ cần dỗ cho bé nín để tránh tình trạng xương cá bị trôi hoặc đâm sâu vào cổ họng.

  • Bước 2: Yêu cầu bé há miệng và dùng đèn pin soi để kiểm tra cổ họng của bé xem xương cá đang bị mắc ở đâu. Khi đã phát hiện của ra vị trí xương cá, sử dụng kẹp y tế để gắp xương ra ngoài. Trong lúc xử lý cha mẹ nên nhẹ nhàng và nói chuyện trấn an bé, giữ cho bé ngồi im không cựa quậy để tránh làm tổn thương vùng họng.

  • Bước 3: Cho trẻ uống nước vài lần để kiểm tra bé đã hết hóc hay chưa. Nếu bé uống bình thường, không có dấu hiệu đau đớn nghĩa là đã hết hóc xương. Những trẻ lớn hơn sau khi cho uống nước bạn có thể hỏi bé có còn cảm giác đau khi nuốt hay không.

  • Bước 4: Trong trường hợp nếu không phát hiện thấy xương cá nằm ở cổ họng nhưng bé vẫn có biểu hiện đau đớn, la khóc, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý kịp thời, vì có thể xương đã đi sâu xuống thực quản khiến bạn không thể nhìn thấy được

Các bài viết không thể bỏ lỡ

Những sai lầm khi chữa hóc xương cá cho trẻ

Xử lý sai cách sẽ khiến tình trạng hóc xương của bé bị nặng hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Cha mẹ cần tránh mắc phải những sai lầm sau đây khi chữa hóc xương cá cho trẻ vì nếu thực hiện sai cách tình trạng hóc xương sẽ bị nặng hơn và gây nguy hiểm cho bé.

  • Đưa tay vào họng trẻ để dò tìm xương cá: hành động này không những không giúp lấy được xương cá mà còn vô tình đẩy chúng vào sâu xuống họng gây khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình thở gây nguy hiểm cho trẻ.

  • Sử dụng các mẹo nuốt thức ăn như nuốt các miếng thức ăn to (cục cơm, chuối,…)để nhằm đẩy xương trôi xuống dạ dày nhưng điều này vô tình khiến trẻ gặp các biến chứng nguy hiểm như bị thủng thực quản, thủng mạch máu,… 

  • Để trẻ khạc mạnh, khạc nhiều lần: Điều này khiến trẻ bị tổn thương niêm mạc họng, thậm chí còn khiến xương bị tụt vào sâu hơn khi vô tình hít mạnh vào.

  • Sử dụng mẹo dân gian: Trong một số trường hợp trẻ bị hóc xương cá to, cha mẹ không nên dùng các loại mẹo dân gian như ngậm và nuốt vỏ cam; ngậm vitamin C; nhét tỏi vào lỗ mũi; nuốt cơm,… để chữa cho trẻ.

Xem thêm: 

Những dấu hiệu trẻ bị hóc xương cá cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức

Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trong trường hợp đã tìm mọi cách nhưng xương cá vẫn bị mắc trong cổ họng và tình trạng hóc xương càng trở nên nghiêm trọng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để gặp bác sĩ để loại bỏ xương cá ra khỏi cổ họng cho trẻ.

Những trường hợp cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay sau khi trẻ bị hóc xương:

Nên đến khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở, thở rít sau hóc xương

  • Cơn đau sau hóc xương tăng dần và không biến mất sau vài ngày

  • Đau ngực

  • Sưng nề vùng cổ, họng

  • Bầm tím

  • Chảy nước miếng nhiều

  • Không thể ăn hay uống

Cách phòng ngừa hóc xương cá cho trẻ

Hóc xương cá cực kỳ nguy hiểm vì thế cha mẹ cần phòng ngừa cho trẻ để đảm bảo an toàn. Dưới đây là những lưu ý cho cha mẹ để đề phòng trường hợp trẻ bị hóc xương cá:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng thức ăn trước khi cho trẻ ăn, loại bỏ sạch xương để hạn chế nguy cơ bị hóc ở trẻ 

  • Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên xay, nghiền kỹ thức ăn trước khi cho trẻ ăn 

  • Không cho trẻ cười đùa, nói chuyện hay nghịch ngợm trong lúc ăn

  • Dạy cho trẻ biết cảnh giác với xương cá trong khi ăn bằng cách kể cho chúng nghe những câu chuyện liên quan đến sự cố này.

Khi trẻ bị hóc xương cá cha mẹ không được quá chủ quan bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được xử lý kịp thời. Cẩn trọng kiểm tra kỹ trước khi cho trẻ ăn cá và dạy trẻ có ý thức về nguy hiểm khi bị hóc xương để trẻ có thể cảnh giác khi ăn uống.

Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị hóc