Trẻ bị dị ứng thời tiết, ba mẹ cần làm gì?
Dị ứng thời tiết là bệnh lý bất kỳ ai cũng mắc phải, nhất là ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non yếu. Trẻ bị dị ứng thời tiết không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để khắc phục và phòng ngừa được tình trạng này!
Mục Lục
Thế nào là dị ứng thời tiết?
Dị ứng thời tiết là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Thực chất, dị ứng thời tiết xảy ra khi thời tiết đột ngột thay đổi nóng – lạnh, độ ẩm hoặc thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí. Khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài, hệ miễn dịch sẽ giải phóng ra histamin dạng tự do nhằm chống lại chúng.
Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non yếu nên đôi khi trong quá trình hoạt động còn gặp trục trặc, dẫn đến sự phản ứng quá mức với các tác nhân dường như vô hại, Những biểu hiện chung của dị ứng thời tiết là những nốt phát ban đỏ, ngứa ngáy, sưng phù, ho,… Trường hợp nặng, dị ứng thời tiết có thể khiến trẻ khó thở, buồn nôn, sốc phản vệ,…
Nguyên nhân trẻ bị dị ứng thời tiết
Nguyên nhân dị ứng thời tiết ở trẻ vô cùng đa dạng. Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường như tiếp xúc da, ăn uống, hít thở hoặc tiêm. Một số dị nguyên thường gặp có thể kể đến như:
-
Tình trạng bụi mịn, ẩm mốc cả trong nhà lẫn ngoài trời
-
Phấn hoa từ các loại cây cối, cỏ dại
-
Hóa chất, mỹ phẩm
-
Thảm, chăn gối và các vật dụng có tình trạng mối mọt, ẩm mốc
-
Lông vật nuôi như thỏ, chó, mèo,…
-
Do một số loại thuốc và thức ăn
-
Do nọc độc từ vết côn trùng cắn
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết ở trẻ em
Dị ứng thời tiết gây ra nhiều tác động đối với cơ thể trẻ. Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng khi bị dị ứng thời tiết:
-
Da đỏ kèm theo ngứa dai dẳng: Tùy vào thể trạng, sức đề kháng và mức độ dị ứng của trẻ, tình trạng da đỏ ứng sẽ có thời gian bùng phát nhất định
-
Nổi mề đay: Mẹ quan sát sẽ thấy da bé xuất hiện các mảng phù, dày cộm, có màu trắng hoặc hồng
-
Chàm bội nhiễm: Trẻ sẽ có dấu hiệu mẩn đỏ, kèm theo mụn nước li ti, có nhiều vảy xuất hiện ở mặt, đầu gối, khuỷu tay, đầu. Trẻ bị dị ứng thời tiết mỗi đợt chàm bội nhiễm thường kéo dài và ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ của làn da. Do đó, cha mẹ cần có biện pháp xử lý sớm, tránh bội nhiễm tiến triển nặng
- Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy vùng mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt, mệt mỏi, khó tập trung,… Tùy vào mức độ dị ứng mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi dị ứng sẽ khác nhau
Triệu chứng thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy vùng mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt, mệt mỏi, khó tập trung,… Tùy vào mức độ dị ứng mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi dị ứng sẽ khác nhau
- Khò khè, ho hoặc khó thở: Trẻ bị dị ứng thời tiết có biểu hiện ho, khò khè, khó thở cần phải đến bác sĩ càng sớm để được chẩn đoán có mắc hen phế quản hay không
Trẻ bị dị ứng thời tiết có biểu hiện ho, khò khè, khó thở cần phải đến bác sĩ càng sớm để được chẩn đoán có mắc hen phế quản hay không
Cách chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em
Khi thấy trẻ có những biểu hiện dị ứng thời tiết, cha mẹ cần bĩnh tình để đưa ra được giải pháp điều trị phù hợp. Trước tiên, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và chỉ định dùng thuốc. Tùy theo mức độ dị ứng mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau, với thời gian điều trị khác nhau.
Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và cho bé dùng thuốc khi chưa thông qua bác sĩ. Trong quá trình điều trị, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường thì cần ngưng sử dụng và đưa trẻ đến bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Để đẩy nhanh hiệu quả điều trị, cha mẹ cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:
-
Đảm bảo da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng. Thường xuyên vệ sinh da trẻ bằng nước ấm, sau đó lau khô và bôi kem dưỡng ẩm ngay để da không bị khô
-
Không để trẻ gãi lên vùng da bị dị ứng. Tốt nhất mẹ nên cắt móng tay hoặc mang bao tay cho bé
-
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thành phần chất liệu từ thiên nhiên
-
Có giải pháp che chắn, bảo vệ trẻ khi ra ngoài, tránh nắng, gió
-
Giữ ấm cho bé khi thời tiết đang chuyển mùa bằng cách mang bao tay, bao chân, quàng khăn, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài
-
Cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh, trái cây
-
Khuyến khích bé nghỉ ngơi hợp lý, vận động vừa phải để tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bệnh phục hồi nhanh chóng
-
Trong thời gian điều trị, trẻ bị dị ứng thời tiết nên hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hóa, lông vật nuôi,…. để tránh kích thích tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ
Giao mùa chính là thời điểm trẻ dễ bị dị ứng thời tiết nhất. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe của bé:
-
Hạn chế đưa bé ra ngoài khi không thực sự cần thiết. Trường hợp bắt buộc phải đưa bé ra ngoài, mẹ nên cho bé mặc đầy đủ áo ấm, mũ, khăn cổ,…
-
Vệ sinh xung quanh nhà, phòng ngủ của bé sạch sẽ. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều hơn khi ở trong nhà, mẹ hãy thường xuyên thay chăn ga, vệ sinh rèm cửa, hạn chế cho bé tiếp xúc với những nơi nhiều bụi bẩn như khô chứa đồ
-
Chủ động tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin C như dưa hấu, cam, bưởi, dâu tây,…
-
Ưu tiên cho bé ăn nhiều các thực phẩm có tính mát như hoa quả, rau xanh, hải,…. Với trẻ có tiền sử dị ứng với thực phẩm, mẹ cần tìm hiểu và loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày của bé
-
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, chơi thể thao để nâng cao sức khỏe và cải thiện sức đề kháng
Bất kỳ trẻ nào cũng đều có thể bị dị ứng thời tiết, chỉ là ở mức độ nặng hay nhẹ. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị cho mình các kiến thức cần thiết để chăm sóc và phòng tránh trẻ bị dị ứng thời tiết, để không dẫn đến các biến chứng nặng hơn.
Tìm kiếm khác: bé bị dị ứng thời tiết, dị ứng thời tiết ở trẻ em, hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết, trẻ dị ứng thời tiết, cách chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em,…