Trẻ Sơ Sinh Dưới 1 Tháng Tuổi Bị Ho Mẹ Nên Xử Lý Như Thế Nào? | Huggies

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho thường là nỗi trăn trở, lo lắng của không ít bố mẹ khi mới lần đầu có em bé. Vậy tình trạng này xảy ra do những nguyên nhân nào gây nên? Hôm nay, Huggies chia sẻ đến các phụ huynh cách xử lý tốt nhất tình trạng trẻ dưới 1 tháng tuổi bị ho. Bố mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

>> Tham khảo thêm:

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho là tình trạng gì?

Ho là một phản xạ tự nhiên có lợi cho cơ thể để tống đờm, nước mũi hoặc dị vật bám vào đường hô hấp ra bên ngoài, giúp làm sạch đường thở. Đặc biệt, trẻ dưới 1 tháng tuổi rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân, mầm bệnh từ môi trường xung quanh bởi vì hệ hô hấp của trẻ vẫn còn rất non nớt.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho thường có 2 dạng như sau:

  • Ho khan: Trẻ có dấu hiệu ho kèm theo tiếng thở khò khè, thường xảy ra do thanh quản bị viêm hoặc do phản ứng của khí quản khi gặp lạnh.

  • Ho có đờm: 

    Đường thở của trẻ thường sẽ tiết ra dịch nhầy có màu xanh hoặc trắng do bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc có dị vật gây vướng trong khí quản.

  • >> Tham khảo thêm: Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

    Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho là tình trạng gì

    Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị ho vì hệ hô hấp của trẻ vẫn còn rất non nớt (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho

    Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho là do các bệnh về đường hô hấp. Bố mẹ cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng ho của con để tìm ra nguyên nhân chính xác để có cách xử lý đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị ho:

  • Ho do cảm lạnh: Ho có đờm hoặc bị sặc kèm theo nước bọt là dấu hiệu trẻ đang bị nhiễm lạnh.

  • Ho do bị trào ngược dạ dày: Sau khi ăn, nếu trẻ có biểu hiện ho khan, khò khè hay thở dốc, ngắt quãng thì có thể là do

    Sau khi ăn, nếu trẻ có biểu hiện ho khan, khò khè hay thở dốc, ngắt quãng thì có thể là do trẻ bị trào ngược dạ dày

  • Ho gà: Các cơn ho thường kéo dài liên tục, càng lúc càng nhiều và dữ dội hơn. Bên cạnh đó, trẻ còn kèm theo các biểu hiện sốt và thở rít như tiếng gà gáy, da mặt tím tái nếu trẻ bị ngừng thở.

  • Hen suyễn: Các cơn ho thường xuất hiện vào ban đêm, thở khò khè khi ngủ hoặc có thể khó thở, nhịp thở nhanh hơn so với bình thường.

  • Viêm phổi, viêm phế quản hay viêm họng cấp: Thông thường, trẻ sẽ ho kéo dài, khó thở hoặc sốt cao đến 39 độ.

  • Do đường hô hấp có vấn đề: Trẻ bị ho khò khè do nhiễm virus hợp bào hô hấp, đường hô hấp dưới tiết nhiều dịch nhầy hoặc có dị vật vướng trong khí quản.
  • >> Xem thêm: Trẻ ho về đêm: 8 nguyên nhân và cách trị nhanh tại nhà hiệu quả

    Mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đơn giản

    Việc bố mẹ ưu tiên sử dụng các mẹo dân gian để trị ho sẽ giúp trẻ hạn chế việc lạm dụng thuốc kháng sinh sớm, tránh gây ra nhiều tác dụng phụ không đáng có. Dưới đây là các mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi được nhiều mẹ áp dụng.

    Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bằng dầu tràm

  • Giữ ấm lưng, ngực, cổ cho trẻ: Chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn tay và xoa đều lên các vị trí như lưng, ngực, cổ của trẻ. Điều này sẽ giúp các vùng cơ thể này ấm lên và được giữ ấm hiệu quả.

  • Làm sạch và thông thoáng đường hô hấp của trẻ: Có thể nhỏ 4 đến 5 giọt tinh dầu tràm vào chậu tắm của trẻ. Khi tắm trẻ sẽ hít hơi dầu vào mũi và làm thông, làm sạch đường hô hấp, nhờ đó tiêu diệt được các virus, vi khuẩn gây bệnh.

  • Giữ ấm chân cho trẻ trong lúc ngủ: Trước khi đi ngủ, mẹ chỉ cần xoa tinh dầu tràm vào bàn chân cho trẻ và massage nhẹ nhàng. Đặc biệt, massage vào vị trí huyệt Dũng Tuyền sẽ là cách chữa ho rất hiệu quả.

  • >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: 5 cách xử lý mẹ nên biết

    Sử dụng tinh dầu tràm để chữa cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho

    Massage lòng bàn chân với tinh dầu tràm giúp giảm ho hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

    Trị ho cho em bé sơ sinh bằng phương pháp dân gian

  • Quất hồng bì ngâm đường phèn: Dùng quất hồng bì ngâm đường phèn không chỉ có tác dụng chữa ho hiệu quả, mà còn rất có lợi cho sức khỏe của trẻ. Đối với

    Dùng quất hồng bì ngâm đường phèn không chỉ có tác dụng chữa ho hiệu quả, mà còn rất có lợi cho sức khỏe của trẻ. Đối với trẻ 1 tháng tuổi trở xuống, mẹ có thể cho uống 1 thìa cà phê mỗi ngày để giảm tình trạng ho.

  • Lá hẹ hấp đường phèn: Chọn từ 5 – 10 lá hẹ với một ít đường phèn hấp cách thủy và cho trẻ uống 2 lần/ngày. Dùng 2 – 3 thìa cà phê mỗi ngày sẽ giúp làm dịu những cơn ho và khắc phục tình trạng nghẹt mũi, thở khò khè ở trẻ.

  • Cam nướng: Cho trẻ ăn quả cam nướng sẽ có tác dụng giảm ho và long đờm hiệu quả.

  • Cải cúc: Rau cải cúc sau khi rửa sạch, thái nhỏ và hấp cách thủy khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho trẻ uống 3-5 ngày sẽ giúp bé mau hết bệnh.

  • Sử dụng nước muối sinh lý

    Những cơn ho kéo dài đi kèm với nước mũi, nghẹt mũi và khó thở sẽ làm cho trẻ không thể ngủ tròn giấc. Việc sử dụng nước muối sinh lý sẽ giúp trẻ dễ dàng tống xuất được dịch nhầy ra bên ngoài, giảm dần lượng chất nhầy trong mũi. Nhờ đó, đường hô hấp được làm sạch và không còn sưng.

    >> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách hút mũi cho bé an toàn tại nhà

    Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ

    Nước có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong mũi giúp đường hô hấp của trẻ được thông thoáng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi không nên sử dụng nước vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Thay vào đó, mẹ có thể cho bé bú nhiều sữa mẹ hơn. Ngoài lượng chất dinh dưỡng thiết yếu, sữa mẹ sẽ cung cấp đầy đủ nước cho trẻ 6 tháng tuổi trở xuống, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh hơn mà không cần phải dùng thuốc để chữa trị.

    >> Tham khảo thêm: Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh

    Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều cũng là một mẹo chữa trị trẻ bị ho

    Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều giúp trẻ tăng sức đề kháng, khỏe mạnh hơn (Nguồn: Sưu tầm)

    Nâng cao đầu của trẻ khi nằm ngủ

    Khi trẻ ngủ, việc kê gối cao hoặc lót thêm một chiếc khăn nâng đầu trẻ được cao hơn có tác dụng giúp trẻ dễ thở và giảm thiểu các cơn ho một cách đáng kể.

    Giữ độ ẩm thích hợp trong không khí

    Các mẹ hãy sử dụng 1 chiếc máy tạo độ ẩm phù hợp trong phòng ngủ của trẻ sẽ làm giảm các kích ứng gây ho và giúp cho trẻ dễ thở hơn.

    >> Xem thêm: Nhiệt độ phòng & Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông A-Z

    Lưu ý cần nhớ không áp dụng cho trẻ sơ sinh bị ho

  • Có nên dùng siro, thuốc ho cho trẻ sơ sinh? Mẹ không nên sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị ho khi trẻ vừa mới chớm bệnh. Vì đây là thời điểm rất cần để hệ miễn dịch của trẻ được làm việc nếu mẹ vội vàng cho dùng thuốc sẽ gây ức chế miễn dịch ở trẻ, khiến bệnh nặng hơn.
  • Tự ý cho trẻ ngưng sử dụng thuốc giữa chừng khi thấy trẻ đã giảm ho. Điều này không chỉ khiến bệnh không được trị dứt điểm mà chuyển sang chiều hướng xấu và có thể gây nhờn thuốc.

  • Kiêng khem bú mẹ hoặc cho trẻ bú mẹ không đúng giờ giấc. Cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng ở trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú đầy đủ và khoa học để mang đến một hệ miễn dịch tốt nhất cho trẻ, giúp ngăn ngừa và hạn chế sự xâm nhập thêm của các vi khuẩn có hại.

  • >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đầy bụng: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

    Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ trên đây đã giúp bố mẹ cảm thấy yên tâm hơn khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng đừng quên đưa trẻ đi khám và điều trị sớm nếu bé yêu của mình có biểu hiện nặng hơn nhé! Ngoài ra, nếu mẹ có thắc mắc gì trong quá trình chăm con cũng đừng quên ghé ngay Góc chuyên gia của Huggies và tham khảo các sản phẩm tã giấy sơ sinh Huggies chính hãng nhé!