Tranh chấp thương mại quốc tế là gì?

Các tranh chấp là điều không thể thiếu trong cuộc sống hay kể cả trong nền kinh tế cũng vậy. Hiện nay, kinh tế các nước đang có xu hướng hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi các tranh chấp thương mại quốc tế. Vậy tranh chấp thương mại quốc tế là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật thương mại năm 2005

Khái niệm tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra ương hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.

Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế nàm 1994 và Nghị định số 116/1994/NĐ-CP chủ yếu liệt kê các tranh chấp được gọi là các tranh chấp kinh tế như tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, thành viên công ty với nhau hoặc tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu…). Tại Điều 238 Luật Thương mại quy định: tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Theo đó, nội hàm hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại. Hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba nhóm: hoạt động mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại (Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại năm 2005). Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp đó có thể được coi là các tranh chấp thương mại, vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, trong đó có cả những Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên (Công ước New York 1958) gây không ít những trở ngại, rắc rối trong thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập.

Luật thương mại năm 2005 không trực tiếp đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại song với sự hiện diện của khái niệm “hoạt động thương mại” theo nghĩa rộng đã tạo ra sự tương đồng trong quan niệm về thương mại và tranh chấp thương mại của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Như vậy, khâi niệm thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam đã được mở rộng, phù hợp với khái niệm thương mại trong Luật mẫu của Liên hợp quốc về trọng tài (UNCITRAL Model Law), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và WTO. Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động thương mại tham gia vào việc giải quyết tranh chấp vừa có ý nghĩa trong vấn đề công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Khái niệm “hoạt động thương mại” quy định tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2010 đã thể hiện sự đột phá trong việc tiếp cận các chuẩn mực chung của thông lệ và pháp luật quốc tế. Vì vậy, khái niệm hoạt động thương mại đã được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực thương mại.

Luật Thương mại năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 đã đưa ra một khái niệm về hoạt động thương mại tương đối giản đơn. Tuy nhiên, khái niệm này cũng đã hàm chứa và lột tả được nội hàm của hoạt động thương mại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Theo khái niệm này, quan niệm về hoạt động thương mại được mở rộng bao gồm mọi hoạt động có mục đích sinh lợi. Hướng tiếp cận này của Luật Thương mại cho thấy, khái niệm về hoạt động thương mại đã thể hiện sự tương đồng với khái niệm kinh doanh trong bộ luật doanh nghiệp những năm trước đây cũng như Luật Doanh nghiệp năm 2020. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. (Khoản 21 Điều 4 luật doanh nghiệp năm 2020).

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng đã liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án (Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không sử dụng thuật ngữ “tranh chấp thương mại” độc lập mà sử dụng chung thuật ngừ “tranh chấp kinh doanh, thương mại” nhưng nội dung của các tranh chấp về kinh doanh thương mại được quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự thực chất là các tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận của Luật Thương mại năm 2005. Điều đó cho thấy, mặc dù có sự khác nhau về cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn chung quan niệm về hoạt động thương mại và tranh chấp thương mại được thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật tương đối nhất quán.

Từ việc tiếp cận trên, có thể hiểu:

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quả trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Đặc điểm của tranh chấp thương mại

– Thứ nhất, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể. Mâu thuẫn được hiểu là trạng thái xung đột, đối xứng nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp. Quan hệ thương mại và bất đồng giữa các bên trong quan hệ thương mại là điều kiện cần và đủ để tranh chấp phát sinh. Trong hoạt động thương mại, các bên vừa hợp tác đồng thời vừa cạnh tranh nhau để đạt được nhũng mục đích đề ra. Do đó, việc phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên là điều tất yếu.

Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản nên nội dung tranh chấp thường liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên. Thông thường, những mâu thuẫn bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong các mối quan hệ cụ thể bao gồm:

+ Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn kĩ thuật; vận chuyên hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

+ Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

+ Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

– Thứ hai, những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải phát sinh từ hoạt động thương mại.

Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Đối với tranh chấp thương mại phải là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

– Thứ ba, tranh chấp thương mại chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân.

Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân (cá nhân kinh doanh, pháp nhân) với nhau. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại khi trong các giao dịch bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật thương mại (Khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại năm 2005). Khoa học pháp lý gọi giao dịch này là giao dịch hỗn hợp (hành vi hỗn hợp), về bản chất, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân không phải là hoạt động thương mại thuần túy, nhưng bên không nhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp dụng Luật Thương mại thì quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật thương mại và tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật này phải được quan niệm là tranh chấp thương mại. Quy tắc được pháp luật của Pháp và nhiều quốc gia áp dụng để giải quyết loại tranh chấp này đó là căn cứ vào bị đơn là thương nhân hay không phải là thương nhân. Nếu bị đơn là thương nhân thì nguyên đơn (bên có hành vi dân sự) có thể chọn Toà thương mại hoặc Tòà dân sự để giải quyết vụ tranh chấp. Trường hợp nguyên đơn chọn Toà thương mại thì các quy định khắt khe hơn của Luật Thương mại được áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp. Ngược lại, bị đơn không phải là thương nhân thì nguyên đơn (bên có hành vi thương mại) chỉ có quyền kiện ra Toà dân sự và Luật dân sự được áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp mà các quy định của Luật Thương mại không thể áp dụng cho đối phương không phải là thương nhân.

Tranh chấp thương mại là một trong những hệ quả của hoạt động thương mại. Vì vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm của tranh chấp thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ là cơ sở để thấy rõ sự khác biệt với tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO trên các phương diện:

+ Tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO là tranh chấp thương mại quốc tế liên quốc gia, liên chính phủ;

+ Các bên tranh chấp là thành viên WTO, các tổ chức quốc tê, các cá nhân, pháp nhân… không thể là một bên của tranh chấp;

+ Khách thể của tranh chấp luôn liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các hiệp định và thỏa thuận của WTO

+ Tranh chấp phải được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (DSM).

Tranh chấp thương mại quốc tế là gì?Tranh chấp thương mại quốc tế là gì?

Tranh chấp thương mại quốc tế là gì?

Tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu thuẫn phát sinh khi một trong các bên vi phạm, hay nói cách khác là không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình trong hoạt động thương mại quốc tế.

Các loại vi phạm trong tranh chấp thương mại quốc tế

Trong thương mại quốc tế có hai loại vi phạm nghĩa vụ:

Vi phạm các nghĩa vụ phát sinh từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương

Chủ thể của các loại vi phạm này chỉ có thể là các quốc gia với tư cách là chủ thể của Luật Quốc tế. Những tranh chấp phát sinh từ loại vi phạm này được giải quyết bằng những hình thức và thủ tục hoàn toàn không giống nhau. 

Khi vi phạm nghĩa vụ được qui định trong các hiệp định thương mại song phương thì tranh chấp sẽ được giải quyết ở tòa án hay trọng tài. Khi tranh chấp phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ được qui định trong Hiệp định thương mại khu vực thì tranh chấp sẽ được cơ quan tài phán về Thương mại của khu vực đó giải quyết.

Vi pham liên quan đến việc kí kết và thực hiện các loại hợp đồng thương mại cụ thể

Tranh chấp thương mại phát sinh là do không thực hiện hay thực hiện không đúng như hợp đồng trong hoạt động thương mại. Như vậy có thể nói rằng tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế là những tranh chấp phát sinh do một trong các bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình do hợp thương mại quốc tế qui định.

Chủ thể của loại tranh chấp này là các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế không phụ thuộc vào việc các bên là thương nhân hay là nhà nước. 

Trong thực tiễn hoạt động thương mại nói chung, loại vi phạm này được thể hiện ở ba khía cạnh:

– Vi phạm liên quan đến các sự kiện pháp lí;

– Vi phạm liên quan đến việc giải thích hợp đồng hay các vấn đề pháp lí khác;

– Vi phạm liên quan đến cả hai loại trên, ví dụ không có khả năng thực hiện hợp đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tranh chấp thương mại quốc tế là gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về trích lục bản án ly hôn online, cấp bản sao trích lục hộ tịch hồ sơ trích lục bản đồ địa chính, đổi tên căn cước công dân, Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phân loại các tranh chấp thương mại như thế nào?

– Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.
– Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.
– Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: tranh chấp thương mại gồm tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đâu tư, tài chính…
– Căn cứ vào quá trình thực hiện: tranh chấp thương mại bao gồm các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
– Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh c

Những lợi thế khi giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài là gì?

– Thủ tục xử lý diễn ra nhanh chóng, tiện lợi.
– Các phán quyết từ các trọng tài có trình độ chuyên môn cao. Mang độ chính xác, khách quan, tin cậy.
– Đảm bảo được việc giữ bí mật giữa các bên diễn ra tranh chấp.
– Các quyết định đưa ra đều có giá trị chung thẩm.

Thực trạng tranh chấp thương mại quốc tế ở Việt Nam ở Việt Nam như thế nào?

Ở Việt Nam hiện nay thì giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang được áp dụng một cách phổ biến. Do đất nước chúng ta là quốc gia phát triển muộn. Cho nên với sự đòi hỏi Cùng với nhu cầu của thực tiễn, mà chính phủ Việt Nam đã thành lập  trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
VIAC là tổ chức phi chính phủ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ kinh tế quốc tế. Các quan hệ đó bao gồm: hợp đồng mua bán, hợp đồng đầu tư, du lịch, bảo hiểm y tế…
Thực tiễn thực trạng thương mại quốc tế ở Việt Nam cho thấy mỗi năm số lượng tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài quốc tế Việt Nam ngày càng tăng cao. Từ giai đoạn 1993-2003 giải quyết được 18 vụ/ năm thì đến giai đoạn 2004-2010 đã giải quyết được 42 vụ/năm.
Đội ngũ trọng tài viên không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong 6 tháng đầu năm 2012 đã kết nạp thêm 37 trong tài viên, trong đó có 12 trọng tài người nước ngoài. 
Tuy nhiên trọng tài thương mại trong nước vẫn còn chưa khởi sắc so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân chính vẫn là do các quy định pháp luật còn đang chồng chéo và thiếu sót. Chưa kể do phần lớn tập quán người Việt còn coi trọng tòa án hơn trọng tài. Một số trọng tài còn chưa đáp ứng được yêu cầu khi tranh chấp thương mại diễn ra ngày càng phức tạp và mang yếu tố nước ngoài.

5/5 – (1 bình chọn)