Tranh Giáo Dục Lễ Giáo Dục Lễ Giáo Cho Trẻ Mầm Non, Bảng Lễ Giáo Dạy Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mẫu Giáo
Trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn vô cùng quan trọng để giáo dục kỷ năng ban đầu cho trẻ, đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này của trẻ. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách vì kinh nghiệm của trẻ còn quá nghèo nàn, thường mang tính bắt chước, rập khuôn…Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi… đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục lễ giáo cho trẻ. Giáo dục lễ giáo có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp. Lễ giáo là kỹ năng đầu tiên bé nên được giáo dục ở gia đình và ở nhà trường.
Bạn đang xem: Tranh giáo dục lễ giáo
Một số giải pháp giúp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non mà nhà trường đã và đang áp dụng.
Xây dựng lớp học lễ giáo:
Tạo cảnh quan trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú khi trẻ hoạt động và luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp sau khi chơi.
Ngoài ra, giáo viên có thể lồng ghép nội dung tuyên truyền về giáo dục lễ giáo ở các góc theo chủ đề; trang trí hấp dẫn, sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh.
Khi trẻ chơi ở các góc, cho trẻ đến xem và trò chuyện giáo dục hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh trong giao tiếp.
Việc lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các góc trẻ rất thích thú và thường xuyên đến xem.
Để đạt được hiệu quả trong giáo dục lễ giáo cho trẻ thì việc cô giáo gương mẫu là việc làm vô cùng cần thiết.Cô giáo phải luôn luôn thể hiện gương mẫu trong cách giao tiếp với người lớn và mọi người xung quanh. Với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu; giờ đón trả trẻ, luôn ân cần dịu dàng; khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh; khi trẻ hỏi, trả lời rõ ràng, đủ câu, không trả lời qua loa chiếu lệ.Ngoài ra các cô giáo cũng tìm hiểu về đặc điểm tâm lý của từng trẻ để có những cách ứng xử phù hợp với trẻ.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày:
Trong các hoạt động hằng ngày, giáo viên với công nghệ thông tin, cho trẻ xem những hình ảnh thật về các hành vi văn minh, lễ phép. Cho trẻ xem các đoạn phim về các bạn nhỏ đang thực hiện công việc nhỏ, vừa sức như: nhặt rác ở sân trường và giáo dục cho trẻ biết các bạn đang làm vệ sinh môi trường ở những nơi công cộng để giữ gìn vệ sinh chung…
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi:
Khi thực hiên giáo dục lễ giáo cho trẻ, giáo viên có thể lồng ghép vào khi thực hiện các hoạt động trong ngày như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động đón trả trẻ, hoạt động chiều…lồng ghép lễ giáo vào các góc, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay. Giáo viên theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa đúng. Giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. Trong khi chơi nếu trẻ làm việc gì sai đối với bạn, cần nhắc nhở trẻ phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho cái gì thì nhận bằng hai tay và nói cảm ơn…
Xem thêm: Mua Được Xiaomi Mi Mix 2 Cũ, Mi Mix 2S Cũ Chất Lượng, Giá Tốt 2021
Phối kết hợp với các bậc phụ huynh: Trong buổi họp phụ huynh đầu năm và qua giờ đón trả trẻ hằng ngày giáo viên và phụ huynh trao đổi những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm và qua giờ đón trả trẻ hằng ngày giáo viên và phụ huynh trao đổi những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Giáo viên tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong tình hình hiện nay, nhiều nền văn hoá và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Đồng thời, trao đổi với phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức, phải giải thích cho trẻ hiểu cái gì là tốt, cái gì chưa tốt. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra những mong muốn của mình đó là sai, là không đúng, là chưa ngoan.
Cô giáo luôn có kế hoạch học tập và sinh hoạt cũng như việc rèn luyện lễ giáo cho trẻ. Kế hoạch này sẽ được dán ở bảng thông báo của lớp để tất cả mọi phụ huynh đều nắm được từ đó cùng cô có những biện pháp giáo dục phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn.
Giáo dục lễ giáo bằng hình thức khích lệ, động viên:
Cuối ngày, giáo viên cho các trẻ tự nhận xét xem ngày hôm nay mình đã ngoan hay chưa, nhận xét trong lớp có những bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoan và cho trẻ cắm cờ bé ngoan.
Ngoài ra, điều quan trọng là luôn dành thời gian để gần gũi với trẻ; tìm những câu nói hài hước, hóm hỉnh, những món quà bất ngờ, kịp thời và các hình thức khen dễ thương để động viên cho trẻ.
Với một số trẻ chưa ngoan, cô sẽ tạo cơ hội bằng cách cho trẻ lên đọc thơ, hát múa và tặng những món quà nhỏ để khuyến khích động viên trẻ cố gắng hơn nữa để lần sau cũng được nhận nhiều quà như các bạn.
Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ
Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, giáo dục cho trẻ biết về ngày lễ, biết kính trọng những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người.
Từ đó hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người có ích sau này.
Ví dụ: Ngày nhà giáo Việt Nam, tổ chức cho các tổ trong lớp thi hát về cô giáo. Các tổ sẽ phải nhớ được các bài hát về cô giáo và hát thi với nhau. Sau đó trò chuyện để trẻ hiểu thêm về ý nghĩa công việc của các cô giáo. Giáo dục trẻ biết quí trọng, nghe lời cô giáo, cố gắng học giỏi để cô vui lòng…