Tranh CHẤP QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT Tranh CHẤP QUỐC TẾ – TRANH CHẤP QUỐC TẾ VÀ GIẢI – Studocu
TRANH CHẤP QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUỐC TẾ
I. Lý luận chung về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế:
1. Khái niệm:
a. Định nghĩa:
Tranh chấp quốc tế: là hoàn cảnh quốc tế, trong đó chủ thể tham gia có
những quan điểm, đòi hỏi trái ngược nhau về những vấn đề liên quan đến lợi
ích của họ.
Tình thế tranh chấp: là một tình huống quan hệ quốc tế vào một thời điểm
và địa điểm cụ thể đã xác định, xuất hiện mâu thuẫn lợi ích giữa các bên hữu
quan, vẫn tạo ra sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế nhưng không kéo theo
những yêu cầu hay đòi hỏi cụ thể của các bên hữu quan.
b. Đặc điểm tranh chấp quốc tế:
Chủ thể tranh chấp: Chủ thể của luật quốc tế với nhau.
Đối tượng: Các quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc
tế. (Thường là lãnh thổ, biên giới, chủ quyền quốc gia, vùng biển quốc gia
có quyền chủ quyền và quyền tài phán…)
Luật áp dụng: Luật pháp quốc tế
c. Phân loại tranh chấp:
Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia:
Tranh chấp đa phương khu vực/toàn cầu.
Tranh chấp song phương.
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với hoà bình và an ninh quốc tế:
Tranh chấp nghiêm trọng là tranh chấp đe dọa hòa bình an ninh quốc
tế. Do Hội đồng bảo an LHQ điều tra.
Tranh chấp thông thường.
Căn cứ vào tính chất của tranh chấp.
Tranh chấp chính trị.
Tranh chấp pháp lý.
Căn cứ vào nội dung:
Tranh chấp thương mại
Tranh chấp lãnh thổ…
Căn cứ vào quyền năng chủ thể
Tranh chấp giữa các quốc gia
Tranh chấp giữa quốc gia với tổ chức quốc tế
Tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế với nhau.
…
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
a. Các chủ thể là các bên trong vụ tranh chấp:
Bản chất của Luật quốc tế là sự thoả thuận.
Nếu các bên hữu quan không yêu cầu thì không một toà án quốc tế, trọng tài
quốc tế hay tổ chức quốc tế nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp đó.
Cách thức chấp nhận thẩm quyền của Toà rất đa dạng.
b. Các cơ quan tài phán quốc tế:
Là những cơ quan hình thành trên cơ sở thỏa thuận hoặc thừa nhận của các
chủ thể nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tố tụng tư
pháp các tranh chấp nảy sinh giữa các chủ thể LQT với nhau.
Thường sẽ được giải quyết triệt để, bởi có thủ tục chặt chẽ, phán quyết mang
tính bắt buộc với các bên.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán là do các bên
trao cho hoặc thừa nhận.
Bao gồm:
Toà án quốc tế: là thuật ngữ pháp lý quốc tế chung để chỉ cơ quan xét
xử và giải quyết các loại hình tranh chấp quốc tế thuộc phạm vi điều
chỉnh của LQT. Cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chức năng và phạm vi
giải quyết tranh chấp quốc tế của Tòa án nào được quy định trong
chính quy chế của tòa án quốc tế đó.
Tòa trọng tài quốc tế: Là cơ quan tài phán có mục đích giải quyết
tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế bởi các quan tòa do các bên
tham gia tranh chấp lựa chọn dựa trên cơ sở tôn trọng LQT. Cơ sở
được các bên ghi nhận trong một điều ước quốc tế chuyên biệt hoặc
các điều khoản chuyên biệt. >< Tòa trọng tài thương mại quốc tế: giải
quyết tranh mại mang tính chất tư nhân.
c. Các cơ quan của tổ chức quốc tế liên chính phủ:
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM)
Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao.
….
3. Nguồn luật điều chỉnh:
Nguồn nội dung là cơ sở pháp lý để các cơ quan tài phán quốc tế quyết định
các vấn đề liên quan như:
Có hay không hành vi vi phạm pháp luật quốc tế
Hành vi của chủ thể đúng hay sai; được phép hay không được phép
Chủ thể có quyền và nghĩa vụ pháp lý hay không
Thực thi, tuân thủ nghiêm chỉnh có thiện chí các nguyên tắc và quy phạm
quốc tế.
Ký kết các điều ước quốc tế chuyên môn hoặc các điều khoản đặc biệt về
giải quyết tranh chấp quốc tế.
Tự nguyện thực thi các phán quyết giải quyết tranh chấp.
II. Các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế:
1. Khái niệm:
Là các phương tiện, cách thức, thủ tục mà các chủ thể của LQT có nghĩa vụ
phải dùng để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở nguyên tắc hòa
bình giải quyết tranh chấp quốc tế (Mọi biện pháp không sử dụng vũ lực để
giải quyết tranh chấp).
2. Phân loại:
Căn cứ vào giá trị pháp lý của quyết định giải quyết tranh chấp.
Các biện pháp đưa ra phán quyết mang tính bắt buộc.
Các biện pháp có kết luận mang tính khuyến nghị.
Căn cứ vào các bên tham gia giải quyết:
Biện pháp giải quyết trực tiếp giữa các bên tranh chấp: đàm phán.
Biện pháp giải quyết thông qua bên thứ ba.
Căn cứ vào tính chất của biện pháp:
Biện pháp giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán: cứng nhắc
hơn, nhưng triệt để hơn.
Các biện pháp khác.
3. Các biện pháp giải quyết tranh chấp: Khoản 1 Điều 33 Hiến chương
LHQ.
Nhóm các biện pháp chính trị – ngoại giao:
a. Đàm phán:
Đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế là sự tiếp xúc trực tiếp của các bên
chủ thể của LQT phát sinh tranh chấp để tìm ra cách thức giải quyết tranh
chấp đó một cách hiệu quả, trong khuôn khổ các thông lệ thừa nhận.
Không có điều lệ quy định mà chủ yếu dựa trên tập quán quốc tế.
Cần phân biệt đàm phán giải quyết tranh chấp và các hình thức đàm phán
nhằm mục đích khác.
Nguyên tắc đàm phán:
Tôn trọng sự bình đẳng và chủ quyền của nhau. => Bình đẳng về
quyền lợi và địa vị pháp lý.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. => Giải quyết tranh
chấp không hiệu quả và gây thêm căng thẳng.
Tận tâm, thiện chí các tranh chấp quốc tế.
Thể thức đàm phán: Đàm phán trực tiếp, đàm phán trực tuyến, đàm phán qua
công hàm ngoại giao, đàm phán thông qua cơ quan đại diện… (ttt)
Thủ tục: Dự thảo chương trình nghị sự được gửi cho các bên để nêu ý kiến
và thống nhất. (ttt)
Thời gian và cấp đàm phán: do các bên hữu quan tự thoả thuận, có thể tổ
chức ở các cấp độ:
Hội nghị thượng đỉnh
Hội nghị cấp Bộ trưởng bộ ngoại giao / thứ trưởng / chuyển viên
Thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài…
Kết quả đàm phán: Các văn kiện chính trị hoặc pháp lý được các bên ký kết
như:
Bản ghi nhớ
Các Tuyên bố chính trị
Nghị Quyết
Các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận quốc tế…
Ưu điểm:
Thông qua đàm phán, các bên tranh chấp có cơ hội trực tiếp trình bày
quan điểm của mình và xem xét ý chí, quan điểm của bên đối thoại.
=> Khung cảnh lễ tân ngoại giao giúp giảm bớt không khí căng thẳng,
trao đổi quan điểm không chính thức…
Giúp các bên chủ động và tiết kiệm thời gian, giảm tối đa chi phí tốn
kém.
Đàm phán không chỉ giải quyết được tranh chấp mà còn góp phần
củng cố và thúc đẩy quan hệ giữa các bên hữu quan.
Là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất.
Được áp dụng phổ biến nhất.
Có mối liên hệ mật thiết với các biện pháp hoà bình khác.
Hạn chế: Rất khó áp dụng là biện pháp đầu tiên và không mang lại hiệu quả
đối với các tranh chấp, bất đồng quá lớn.
b. Trung gian và hoà giải:
Biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế có liên quan đến bên thứ ba.
Bên thứ ba: có thể là quốc gia hoặc các cá nhân nổi tiếng, có uy tín trên thế
giới.
Vai trò của bên thứ ba: dung hoà lợi ích của các bên, đưa ra lời khuyên chỉ
dẫn để giúp các bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
Kết luận giải quyết tranh chấp chỉ mang tính khuyến nghị, không có giá trị
ràng buộc các bên tranh chấp và chỉ tạo cơ sở thuận lợi cho việc giải quyết
tranh chấp.
Cơ sở pháp lý: Công ước Lahay 1902, khoản 1 Điều 33 Hiến chương LHQ,
Công ước và Luật biển 1982.
Thành phần, thời hạn và thẩm quyền của Uỷ ban do các bên liên quan thỏa
thuận quy định.
Uỷ ban điều tra thường kết thúc hoạt động khi thông qua được báo cáo (kết
luận) điều tra.
Báo cáo hay kết luận của uỷ ban điều tra không có hiệu lực ràng buộc các
bên tranh chấp. => Chỉ là phương pháp ngoại giao.
Tư cách môi giới/trung gian/hòa giải/điều tra kết thúc khi:
Vụ tranh chấp đã được giải quyết
Một trong các bên tranh chấp tuyên bố không công nhận tư cách của họ
(tuyên bố không tin nhiệm)
Bên môi giới/trung gian/hòa giải/điều tra tự tuyên bố chấm dứt tư cách của
họ
d. Thông qua các tổ chức quốc tế:
TCQT liên quốc gia có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các
quốc gia thành viên
TCQT liên quốc gia có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa
quốc gia thành viên và quốc gia thứ ba nếu quốc gia này chấp nhận
TCQT liên quốc gia có thể giải quyết tranh chấp bằng Tòa án (LHQ/EU)
hoặc tại cơ quan giải quyết tranh chấp (WTO) hoặc các hội nghị (ASEAN)
Thẩm quyền giải quyết:
Các tổ chức chuyên môn của LHQ.
Các tổ chức quốc tế khu vực.
Liên hợp quốc:
Vai trò của Đại hội đồng LHQ:
Lưu ý Hội đồng bảo an về những tình thế có khả năng làm nguy hại
đến hòa bình và an ninh quốc tế (khoản 3 Điều 11 HC LHQ)
Khi Hội đồng bảo an thực hiện những chức năng được Hiến chương
này quy định đối với một vụ tranh chấp hay một tình thế nào đó, Đại
hội đồng không được đưa ra một kiến nghị nào về tranh chấp hay
tình thế ấy, trừ phi được Hội đồng bảo an yêu cầu (khoản 1 Điều 12
HC LHQ)
có thể kiến nghị những biện pháp thích hợp để giải quyết hòa bình
mọi tình thế nảy sinh bất kỳ từ nguồn gốc nào, mà theo sự nhận xét
của Đại hội đồng, có thể làm hại đến lợi ích chung, gây tổn hại cho
các quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, kể cả những tình thế nảy sinh
do sự vi phạm những quy định về các mục đích và nguyên tắc của
Liên hợp quốc ghi trong Hiến chương này. (Điều 14 HC LHQ)
Hội đồng bảo an LHQ:
Những loại tranh chấp Hội đồng bảo an có thể thực hiện vai trò giải
quyết tranh chấp: Tranh chấp đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế.
Quốc gia nào có thể lưu ý HĐBA giải quyết tranh chấp:
1. Các quốc gia thành viên LHQ.
2. Một quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc có thể
lưu ý Hội đồng bảo an hoặc Đại hội đồng đến mọi tranh chấp
mà trong đó họ là đương sự, miễn là quốc gia này thừa nhận
trước những nghĩa vụ giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp
như Hiến chương Liên hợp quốc quy định, để kết thúc vụ tranh
chấp đó (khoản 2 Điều 35 HC LHQ)
Biện pháp giải quyết tranh chấp của HĐBA:
1. Yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng các
biện pháp nói trên. (khoản 2 Điều 33 HC LHQ)
2. Điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra dẫn đến
sự bất hoà quốc tế hoặc gây ra tranh chấp (Điều 34 HC LHQ)
3. Kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết
thích đáng (khoản 1 Điều 36 HC LHQ)
Vai trò của Tổng thư ký LHQ:
Lưu ý HĐBA đến mọi việc, theo ý kiến của mình, có thể đe dọa việc
duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 99 HC LHQ)
Làm trung gian, hòa giải trong các vụ tranh chấp quốc tế lớn.
ASEAN :
Có thể giải quyết các tranh chấp chính trị và kinh tế phát sinh giữa các quốc
gia thành viên
Có thể giải quyết các tranh chấp chính trị giữa một quốc gia thành viên với
quốc gia thứ ba là thành viên của Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam
Á (Ba Li) 1976 như: Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan,
Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga.
Đặc điểm chung của các biện pháp chính trị – ngoại giao:
Giải quyết tranh chấp tại các diễn đàn, hội nghị quốc tế
Bản chất là hoạt động đàm phán, thương lượng
Linh hoạt, mềm dẻo
Kinh tế và hiệu quả cao
Kết quả là các tuyên bố chung; các cam kết chính trị; các điều ước quốc tế
được các bên tranh chấp ký kết.
Thành phần xét xử của tòa án là cố định, nghĩa là các bên không có quyền
lựa chọn thẩm phán.
Các quy tắc, thủ tục tố tụng của tòa án, các bên tranh chấp không có quyền
thay đổi.
Phán quyết của mọi toà án quốc tế có giá trị chung thẩm (không có quyền
kháng cáo kháng nghị cho các bên) và bắt buộc các bên liên quan phải triệt
để tuân thủ.
Cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết của tòa án quốc tế rất nghiêm ngặt và
có hiệu quả.
Phân biệt tòa án hình sự quốc tế và tòa án quốc tế:
Các tòa án hình sự quốc tế không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế phát
sinh giữa các quốc gia. Chúng chỉ có thẩm quyền xét xử và trừng phạt các tội phạm
quốc tế như tội diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại .v… do các
cá nhân thực hiện, bất kể cá nhân đó là ai, giữ cương vị nào trong bộ máy nhà
nước.
Tòa trọng tài quốc tế:
Tòa trọng tài quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên giải quyết tranh
chấp quốc tế mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tranh chấp thông
qua một điều ước quốc tế.
Cơ chế đồng ý thẩm quyền của Tòa trọng tài về Luật biển:
Khi một bên tranh chấp không có một tuyên bố đơn phương nào còn
hiệu lực bảo vệ thì coi như đã đồng ý ⇒ Đồng ý gia nhập công ước thì
đương nhiên công nhận thẩm quyền của Toà nếu không có một tuyên
bố bảo lưu nào cả.
Khi không tìm được biện pháp nào thì sẽ ưu tiên áp dụng thẩm quyền
của Tòa trọng tài.
Điều ước quốc tế xác định cụ thể trình tự, thủ tục xét xử, nguồn luật sử dụng
trong xét xử, cũng như thủ tục và giá trị phán quyết của tòa trọng tài.
Phân loại Tòa trọng tài quốc tế:
Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết: TTT có thẩm quyền chung // TTT
có thẩm quyền chuyên môn.
Căn cứ vào thành phần: TTT đơn nhất (chỉ có 1 trọng tài viên)//TTT
tập thể (bao gồm từ ba trọng tài viên trở lên)
Căn cứ vào tính chất hoạt động: TT thường trực//TT lâm thời.
Thành phần trọng tài:
Do các bên thỏa thuận
Số lượng trọng tài viên luôn là số lẻ
Tòa trọng tài quốc tế có thể áp dụng:
Điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế có liên quan trực tiếp đến vụ
tranh chấp.
Luật quốc gia, nguyên tắc pháp luật chung hay quy định chuyên môn
nào đó do các bên tranh chấp lựa chọn để Tòa trọng tài sử dụng khi
giải quyết tranh chấp giữa họ.
Thủ tục tố tụng, trình tự phiên tòa trọng tài do các bên tranh chấp ấn định.
Phán quyết của tòa trọng tài có giá trị chung thẩm và hiệu lực bắt buộc thi
hành đối với các bên.
So sánh Tòa án quốc tế Tòa trọng tài quốc tế:
Tòa án quốc tế Tòa trọng tài
Nguồn luật áp
dụng
Thủ tục tố tụng Cứng nhắc hơn Các bên có thể thỏa
thuận thay đổi thủ tục
Cơ chế đảm bảo
thực thi phán
quyết
Thành phần xét
xử
Chủ thể Giữa các quốc gia Đa dạng hơn
Khả năng kiểm
soát
Các bên tranh chấp có
quyền kiểm soát trong
tiến trình toà
Phán quyết Cứng nhắc hơn, dễ khiến quan
hệ giữa các bên tranh chấp trở
nên căng thẳng
Mềm dẻo linh hoạt hơn,
dung hoà lợi ích giữa các
bên
Tính công khai Có thể xét xử kín
Thể loại tranh
chấp
Pháp lý Pháp lý, chính trị
Đặc điểm chung của các biện pháp (thủ tục) tài phán:
Giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục tố tụng
Tại các phiên tòa
Bản chất là hoạt động áp dụng pháp luật
Là các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực chuyên môn, giúp cho Hội đồng
xét xử những ý kiến chuyên môn về vụ tranh chấp cụ thể. (Điều 30 Quy chế)
Không thuộc biên chế thường trực của Toà án.
Ban thư ký:
Giúp việc hành chính, tư pháp, tài chính, ngoại giao cho Toà án. Bao gồm
Chánh thư ký, phó chánh thư ký và các nhân viên.
c. Chức năng, thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế:
Chức năng xét xử, giải quyết mọi tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia,
phù hợp với quy chế của mình.
Chức năng đưa ra kết luận tư vấn pháp lý về các vấn đề khác nhau theo yêu
cầu của Đại hội đồng, HĐBA và các cơ quan chuyên môn khác của LHQ.
(Mang tính khuyến nghị)
Cơ sở pháp lý: Điều 34, 36 Quy chế toà, Điều 96 Hiến chương
d. Các phương thức chấp nhận thẩm quyền của Toà:
Chấp nhận trước:
Chấp nhận thẩm quyền của Toà trước khi tranh chấp xảy ra:
Theo một điều ước quốc tế mà các bên đã ký kết từ trước.
Mỗi bên tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa trong
những lĩnh vực nhất định (cùng phạm vi hiệu lực).
Điều kiện: Tuyên bố chấp nhận trước của các bên phải giống nhau về phạm
vi hiệu lực.
Chấp nhận sau:
Chấp nhận thẩm quyền của Tòa sau khi tranh chấp nổ ra:
Theo thoả thuận thỉnh cầu của các bên tranh chấp. Nội dung thỉnh cầu
gồm:
Đối tượng tranh chấp
Câu hỏi cần Tòa án giải quyết
Luật áp dụng
Theo tuyên bố đơn phương của các bên: Một bên đơn phương gửi đơn
kiện cho Toà. Tòa gửi đơn kiện cho bên bị kiện để xem xét và bên bị
kiện đồng ý theo đuổi vụ kiện tại Tòa án công lý quốc tế.
e. Thủ tục tố tụng:
Gửi đơn kiện (Điều 40 QCTA):
Các bên gửi đơn kiện cho toà.
Nội dung đơn kiện bao gồm: Các bên tranh chấp, đối tượng tranh chấp,
phạm vi thẩm quyền của Tòa, luật áp dụng. (Điều 40 QCTA)
Trong trường hợp Chấp nhận thẩm quyền của Tòa sau khi có tranh chấp:
Nếu hai bên đồng thuận thỉnh cầu TAQT giải quyết tranh chấp thì sẽ
không có nguyên đơn và bị đơn
Nếu có một bên đơn phương khởi kiện, yêu cầu TAQT giải quyết
tranh chấp thì sẽ có nguyên đơn và bị đơn.
Thủ tục bổ trợ:
Tòa xem xét xác lập thẩm quyền của Tòa.
Tòa xem xét mối liên hệ giữa Thẩm phán với các quốc gia liên quan, đặc
biệt là Chánh án để điều chỉnh thành lập hội đồng thẩm phán ⇒ Xem xét có
thẩm quyền hay không
Tòa có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như:
Yêu cầu các bên tranh chấp không phát tán, quốc hữu hóa tài sản.
Yêu cầu các bên tranh chấp chấm dứt hành động cản trở, phong tỏa,
ngừng bắn…
Xem xét yêu cầu can dự của bên thứ ba.
Xem xét tuyên bố bác thẩm quyền của Tòa của bên bị đơn.
Lưu ý:
TAQT có thể tiến hành xét xử theo hai trình tự đầy đủ hoặc rút gọn.
Phiên xử đầy đủ tối đa gồm 15 Thẩm phán, tối thiểu là 9 Thẩm phán.
Tòa có thể thành lập các Tòa đặc thù (rút gọn). gồm 5 Thẩm phán
(Chánh án, Phó Chánh án, 3 Thẩm phán – Điều 26, 29 QCTA)
Thủ tục xét xử gồm hai giai đoạn: Thủ tục nói và thủ tục viết. (Điều 43
QCTA)
Thủ tục viết:
Các bên nộp các bản Bị vong lục và Phản bị vong lục theo thời hạn tòa ấn
định hoặc do các bên tự thoả thuận. (Điều 43 QCTA)
Toà án tiếp nhận bản Bị vong lục của mỗi bên và gửi cho bên kia.
Các bên tập hợp những lập luận phản biện bản Bị vong lục của bên kia rồi
lập thành bản Phản bị vong lục, gửi lên toà.
Các giấy tờ tài liệu mà một trong các bên đệ trình theo thủ tục viết phải được
gửi cho phía bên kia 1 bản copy có chứng thực (Điều 43 QCTA)
Thủ tục nói:
Các bên tiến hành tranh tụng trước tòa dưới sự điều hành của Hội đồng xét
xử.
Tòa án nghe các nhân chứng, các giám định viên, các đại diện, các luật sư và
các trạng sư. (Điều 43 QCTA)
Thủ tục nói được tiến hành công khai. (Điều 46 QCTA)
Ngôn ngữ trình bày trước Tòa bằng Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
tư vấn nhưng chỉ trong phạm vi hoạt động của mình và phải được ĐHĐ cho
phép.
h. Thủ tục đưa ra tư vấn pháp lý:
Thủ tục nói
Thủ tục viết
Kết luận tư vấn pháp lý của Tòa chỉ có giá trị khuyến nghị chứ không có giá
trị bắt buộc.
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước quốc tế về luật
biển năm 1982:
a. Khái niệm và phân loại tranh chấp biển:
Tranh chấp về biển là các bất đồng, xung đột giữa các chủ thể luật quốc tế
trong quá trình xác lập và thực hiện chủ quyền / quyền chủ quyền và quyền
tài phán, các quyền và tự do khác trên biển và đại dương.
Phân loại:
Tranh chấp chủ quyền
Tranh chấp quyền chủ quyền và quyền tài phán
Tranh chấp về giải thích và áp dụng điều ước
Tranh chấp về các lĩnh vực cụ thể như: Đánh cá, bảo vệ môi trường,
nghiên cứu khoa học, truy đuổi trên biển.
b. Giải quyết tranh chấp biển bằng cách biện pháp chính trị – ngoại giao:
Cơ sở pháp lý: Điều 279 – 285 CƯLB 1982
Phạm vi áp dụng CƯLB để giải quyết tranh chấp:
Mọi tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng CƯLB 1982
(Phần XV và các Phụ lục V, VI, VII, VIII của CƯLB)
Chỉ có những tranh chấp liên quan đến các quy định của CƯLB về các
vùng biển mới thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp của CƯLB nói
chung và thủ tục tài phán nói riêng.
Các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ không thuộc phạm vi giải quyết
tranh chấp của CƯLB.
Các biện pháp chính trị – ngoại giao nào có thể được áp dụng để GQTC:
Điều 279 CƯLB 1982: “Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp
xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương
pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc và,
vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được
nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương.”
Mối quan hệ giữa thỏa thuận giải quyết tranh chấp trong các điều ước song
phương/khu vực với CƯLB 1982:
Điều 282 CƯLB quy định: “Khi các quốc gia thành viên tham gia vào
một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công
ước, trong khuôn khổ của một hiệp định chung, khu vực hay hai bên
hay bất kỳ cách nào, đã thỏa thuận rằng một vụ tranh chấp như vậy, sẽ
phải tuân theo một thủ tục dẫn đến một quyết định bắt buộc, thì thủ
tục này được áp dụng thay cho các thủ tục đã được trù định trong phần
này, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.”
Nghĩa là sẽ phải áp dụng ĐƯQT song phương/khu vực về vấn đề đó
trước.
c. Giải quyết tranh chấp biển bằng thủ tục tài phán:
Cách thức lựa chọn thủ tục tài phán:
Điều 286 CƯLB: “Với điều kiện tuân thủ Mục 3, mọi tranh chấp liên quan
đến việc giải thích hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng
cách áp dụng Mục 1, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra
trước tòa án có thẩm quyền theo mục này.” ⇒ Nghĩa là nếu các bên chưa giải
quyết tranh chấp bằng các biện pháp chính trị – ngoại giao thì không được
lựa chọn thủ tục tài phán.
Khoản 1 Điều 287: “..ột quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức
tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các
tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
Toà án quốc tế;
Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VI;
Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII;
Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải
quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó.”
Khoản 3 Điều 287: “Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh
chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là
đã chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII.”
Khoản 5 Điều 287: “Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ
tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải
quyết theo thủ tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên
có thỏa thuận khác.”
Điều kiện để giải quyết tranh chấp theo thủ tục tài phán:
Có tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng CƯLB 1982 (liên quan
đến các quy định của CƯLB về các vùng biển)
Các bên tranh chấp đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp bằng
thương lượng hay các biện pháp hòa bình khác nhưng tranh chấp vẫn không
giải quyết được (khoản 1 Điều 283 CƯLB 1982)
Các bên tranh chấp không bị ràng buộc bởi biện pháp, cơ chế nào trong các
ĐƯQT song phương hoặc đa phương thay thế cho cơ chế giải quyết tranh
chấp của CƯLB 1982 (Điều 282 CƯLB)