Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc – TỈNH YÊN BÁI
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa thuộc vùng núi phía Bắc, có toạ độ địa lý 210 18′ 46″- 220 17′ 22″ vĩ độ Bắc, 1030 53’00” – 1050 06’17” kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 180 km. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Ðông giáp tỉnh Hà Giang – Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.882,922 km2, chiếm 2,09% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Yên Bái có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 1 đơn vị cấp Thành phố, với tổng 180 số xã, phường, thị trấn; trong đó Nhà nước công nhận 70 xã vùng cao, bằng 38,9% tổng số xã, chiếm 67,56% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và có 61 xã ÐBKK. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như đường quốc lộ 32, Hữu nghị 70, quốc lộ 379; tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi qua Yên Bái; đường hàng không sân bay quân sự Yên Bái; đường thuỷ Hà Nội – Yên Bái chạy dọc theo sông Hồng. Hệ thống sông ngòi thuỷ văn: Thuộc lưu vực của 2 hệ thống sông Hồng và sông Chảy, có hồ Thác Bà, có 76 khe suối, 134 hồ lớn nhỏ.
Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220 C – 230 C, độ ẩm không khí khoảng 85%-87%; nhiệt độ cao nhất là 37,03 o C, thấp nhất là 1oC; tháng lạnh nhất là tháng 12 đến tháng 2 năm sau và có sương muối xảy ra; số giờ nắng trong năm là 1.577 giờ; độ ẩm trung bình là 84,06 %. Mưa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 8, với lượng mưa trung bình năm khoảng 1.500mm- 2.200mm.
Ðịa hình: Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc có đặc điểm địa hình cao dần từ Ðông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Phú Luông là dãy núi cao nhất, có đỉnh cao 2.985 m nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Ðà; tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy; phía Ðông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Ðịa hình tỉnh Yên Bái có thể chia thành 2 vùng chính:
– Vùng cao là vùng có độ cao trung bình 600m trở lên, gồm 70 xã vùng cao, có diện tích tự nhiên chiếm 67,56% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, đại bộ phận là đồng bào thiểu số như Mông, Dao, Khơ Mú… có trình độ phát triển thấp.
– Vùng thấp là vùng có độ cao dưới 600m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa chiếm 32,44% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Vùng này dân cư sống đông đúc với đại bộ phận và người Kinh, Thái, Tày, Nùng… có trình độ phát triển cao hơn.
2. Dân số – Dân tộc
Dân số – Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Yên Bái có 682.171 người. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 340.014 người, chiếm 50,07% dân số toàn tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh có 30 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 337.075 người, chiếm 54%; dân tộc thiểu số như dân tộc Tày có 126.140 người, chiếm 17%; dân tộc Thái có 45.307 người, chiếm 6,1%; dân tộc Mường 14.325 người, chiếm 2,1%; dân tộc Mông có 60.736 người, chiếm 8,1%; dân tộc Dao có 70.043 người, chiếm 9,1%; dân tộc Nùng có 13.579 người, chiếm 1,86%; dân tộc Sán Chay có 7.665 người, chiếm 1,2%; dân tộc Giáy có 1.896 người, chiếm 0,2%; các dân tộc khác chiếm khoảng 2%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2001 tỉnh Yên Bái đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 8 huyện, thị với 180 xã; tỷ lệ người biết chữ chiếm 94%. Ðến hết năm 2002, đã có 57/180 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS. Số học sinh phổ thông năm học 2002- 2003 là 231.680 em, số giáo viên có 8.456 người. Số thày thuốc có 1.638 người, bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 24 người.
3. Tài nguyên thiên nhiên
3.1. Tài nguyên đất
Tỉnh Yên Bái có 688.292,2 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 67.278,3 ha, chiếm 78%; diện tích đất lâm nghiệp là 264.065 ha, chiếm 38,36%; diện tích đất chuyên dùng là 28.718 ha, chiếm 4,17% và các loại đất khác chiếm 47,69%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 39.328 ha, chiếm 58,46%, riêng đất lúa có 29,2% gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 17.937 ha, chiếm 26,66%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 1.090 ha.
Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 301.088 ha, bãi bồi và mặt nước có thể sử dụng là 322,6 ha.
3.2. Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 258.918 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 37,6%. Trong đó: Rừng tự nhiên là 180.436 ha, rừng trồng là 78.488 ha.
3.3. Tài nguyên khoáng sản
Yên Bái nằm trong vùng có cấu trúc địa chất phức tạp. Trải qua quá trình biến đổi địa chất theo các chu kì tạo sơn cùng với các hoạt động Mác ma, đã tạo cho Yên Bái một nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, tuy nhiên quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên 120 mỏ và điểm quặng, có thể chia ra các nhóm sau đây:
– Nhóm khoáng sản cháy: Có than đá (Văn Chấn), than nâu (ở dọc sông Hồng và sông Chảy, đã có 2 mỏ được điều tra và khai thác là Hồng Quang, Hoàng Thắng; than bùn (Phù Nham – Văn Chấn).
– Nhóm khoáng sản kim loại: Sắt có tới 32 mỏ và điểm quặng, tập trung ở Ðại Sơn (Văn Yên) Làng Nị – Hưng Khánh (Trấn Yên); đồng ở Văn Yên, Trấn Yên; chì, kẽm ở Tú Lệ (Văn Chấn), Mù Cang Chải, Trạm Tấu; vàng ở Văn Yên, Văn Chấn; đất hiếm ở An Phú (Văn Yên).
– Nhóm khoáng sản phi kim loại: Gồm có Pirít, ở Tân Lĩnh (Lục Yên), Mĩ Gia (Yên Bình); ba rít ở Ðại Minh (Yên Bình); phốt pho rít ở Lục Yên; cao lanh ở thị xã Yên Bái, Yên Bình; phenspát ở Yên Bình, thị xã Yên Bái; thạch anh ở Trấn Yên; granít ở Văn Yên, Trấn Yên; đá quý ở Lục Yên, Yên Bình.
– Nhóm vật liệu xây dựng có đá vôi, đá hoa, phân bố rộng khắp ở các huyện Lục Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên.
– Nhóm nước nóng và nước khoáng: Toàn tỉnh có khoảng 15 điểm, tập trung chủ yếu ở vùng Tú Lệ, Bản Bon (Văn Chấn), Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Tất cả các điểm nước khoáng nóng có nhiệt độ 30-50oC, tổng độ khoáng hoá 1-3,3 g/l.
3.4. Tài nguyên du lịch
Yên Bái là tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và phong phú, có nhiều hang động như hang Thẩm Lé (huyện Văn Chấn), Khẩm Khuôi, động Thuỷ Tiên (huyện Yên Bình)…, có nhiều sông hồ lớn như hồ Thác Bà, du lịch sinh thái Suối Giàng… và nhiều di tích cách mạng, có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống mang đậm bản sắc dân tộc truyền thống.
4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002
4.1. Về mạng lưới giao thông đường bộ: Toàn tỉnh có 3.985,34 km đường giao thông. Trong đó: Ðường do Trung ương quản lý là 286,7km, chiếm 7,19%; đường do tỉnh quản lý là 389,1km, chiếm 9,76%; đường do huyện và xã quản lý là 3.309,54 km, chiếm 83,04%.
Chất lượng đường cấp phối, đường đá dăm chiếm 53,1%; đường nhựa chiếm 16%; đường đất chiếm 30,9%. Hiện tỉnh Yên Bái còn 9 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm.
4.2. Về mạng lưới bưu chính viễn thông: Trong những năm qua hệ thống bưu chính viễn thông phát triển nhanh. Ðến nay 100% mạng thông tin nội bộ tỉnh đã được số hoá; 100% số huyện thị có tuyến vi ba và tổng đài tự động. Toàn tỉnh có 36 bưu cục và dịch vụ ; 108/159 xã có điểm bưu điện văn hoá xã; đã có 160/180 xã, phường có điện thoại. Tổng số máy điện thoại toàn tỉnh là 24.479 cái, bình quân có 3,5 máy/100 dân.
4.3. Về mạng lưới điện quốc gia: Toàn tỉnh có 100% huyện, thị được sử dụng điện lưới quốc gia; có 148/180 xã được sử dụng điện lưới quốc gia, có 52,2% số hộ gia đình nông thôn được dùng điện.
4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Hiện nay toàn tỉnh có 1 nhà máy nước tại thành phố Yên Bái, được đầu tư từ chương trình nước sạch nông thôn nước ăn vùng cao, nên đã giải quyết được gần 1,2 vạn người được dùng nước sạch trong sinh hoạt; số dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 42,5% (năm 2002).
5. Kinh tế – Xã hội năm 2002
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2002 là 9,42%. Trong đó nông – lâm nghiệp tăng 5,5%; công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 15,09%; thương mại – dịch vụ tăng 9,5%.
GDP bình quân đầu người 2,937 triệu đồng/năm.
Cơ cấu các ngành kinh tế:
+ Nông – lâm nghiệp: 42,17%.
+ Công nghiệp-XDCB: 25,48%.
+ Thương mại-Dịch vụ: 32,35%.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 13,056 triệu USD.
Số lao động được giải quyết việc làm là 17.887 người.
Trẻ em được tiêm chủng 6 loại vắc xin đạt 98,6%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,41%.
II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
1. Kết quả phân định 3 khu vực
Thị xã Yên Bái:
– Khu vực I (MN): Xã Nam Cường, Tuy Lộc, phường Nguyễn Thái Học, phường Hồng Hà, phường Nguyễn Phúc, P. Minh Tân, P. Yên Ninh, P. Ðồng Tâm, P. Yên Thịnh.
– Khu vực II (MN): Xã Minh Bảo, Tân Thịnh.
Huyện Trấn Yên:
– Khu vực I (MN): Xã Cường Thịnh, Văn Phú, Văn Tiến, Văn Lãng, Giới Phiên, Phúc Lộc, Minh Quân, Bảo Hưng, Hợp Minh, Âu Lâu, Minh Tiến, Báo Ðáp, Ðào Thịnh, Việt Thành, Nga Quán, thị trấn Cổ Phúc.
– Khu vực II (MN): Xã Hoà Cuông, Y Can, Minh Quán, Vân Hội; (VC): Xã Hưng Khánh, Hưng Thịnh.
– Khu vực III (MN): Xã Tân Ðồng, Quy Mông; (VC): Kiên Thành, Lương Thịnh, Việt Cường, Hồng Ca, Việt Hồng.
Huyện Lục Yên:
– Khu vực I (MN): thị trấn Yên Thế, thị trấn Yên Thắng.
– Khu vực II (MN): Xã Liễu Ðô, Tân Lĩnh, An Lạc, Ðộng Quan, Trung Tâm, Vĩnh Lạc, Minh Xuân, Mai Sơn, Tô Mậu, Khánh Hoà, Trúc Lâu, Mường Lai.
– Khu vực III (MN): Xã Minh Tiến, Minh Chuẩn, Tân Lập; (VC): Xã Phan Thanh, An Phú, Khai Trung, Tân Phượng, Khánh Thiện, Lâm Thượng, Phúc Lợi.
Huyện Văn Yên:
– Khu vực I (MN): thị trấn Mậu A, An Thịnh, Ðông Cuông, Yên Hưng, Ðại Phác.
– Khu vực II (MN): Xã Ðông An, Mậu Ðông, Yên Phú, Ngòi A, Yên Thái, Yên Hợp, Xuân Ái, Hoàng Thắng; (VC): Xã Lang Thíp, Lâm Giang, Châu Quế Hạ, Phong Dụ Hạ, Viễn Sơn, Ðại Sơn, An Bình.
– Khu vực III (MN): Xã Tân Hợp; (VC): Xã Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Xuân Tâm, Quang Minh.
Huyện Văn Chấn:
– Khu vực I (MN): Xã Tân Thịnh, Thanh Lương, Phù Nham, Chấn Thịnh, thị trấn Liên Sơn, thị trấn NT Nghĩa Lộ, thị trấn Trần Phú.
– Khu vực II (MN): Xã Bình Thuận, Nghĩa Tâm, Thạch Lương, Phúc Sơn, Hạnh Sơn, Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Sơn A; (VC): Xã Tú Lệ, Gia Hội, Sơn Lương, Sơn Thịnh, Suối Giàng, Ðồng Khê, Cát Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An, Ðại Lịch.
– Khu vực III (VC): Xã Nậm Búng, Nậm Mười, Sùng Ðô, Nghĩa Sơn, Suối Quyền, An Lương, Suối Bu, Nậm Lành.
Thị xã Nghĩa Lộ:
Khu vực I (MN): phường Pú Trạng, phường Trung Tâm, phường Cầu Thìa, phường Tân An.
Huyện Yên Bình:
– Khu vực I (MN): Xã Hán Ðà, Phú Thịnh, Thịnh Hưng, Ðại Minh, Ðại Ðồng, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bạch Hà, Vũ Linh, Cẩm Ân, Bảo Ái, thị trấn Yên Bình, thị trấn Thác Bà.
– Khu vực II (MN): Xã Tân Nguyên, Cẩm Nhân, Phúc Ninh, Mỹ Gia, Tân Hương, Mông Sơn, Xuân Lai.
– Khu vực III (MN): Xã Ngọc Chấn, Tích Cốc, Yên Thành, Phúc An; (VC): Xuân Long.
Huyện Trạm Tấu:
Khu vực III (VC): Xã Hát Lìu, Bản Công, Trạm Tấu, Bản Mù, Xà Hồ, Pá Hu, Pá Lau, Túc Ðán, Làng Nhì, Phình Hồ, Tà Xi Láng.
Huyện Mù Cang Chải:
Khu vực III (VC): Xã Nậm Cố, Cao Phạ, Púng Luông, La Pán Tẩn, Zế Xu Phình, Nậm Khắt, Kim Nọi, Mồ Dề, Chế Cu Nha, Chế Tạo, Khau Mang, Lao Chải, Hồ Bốn.
2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135
– Huyện Trấn Yên: Xã ÐBKK: Tân Ðồng, Quy Mông, Kiên Thành, Lương Thịnh, Việt Cường, Hồng Ca, Việt Hồng, Vấn Hội.
– Huyện Lục Yên: Xã ÐBKK: Minh Tiến, Minh Chuẩn, Tân Lập, Phan Thanh, An Phú, Khai Trung, Tân Phượng, Khánh Thiện, Lâm Thượng, Phúc Lợi, Trung Tâm.
– Huyện Văn Yên: Xã ÐBKK: Tân Hợp, Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Xuân Tầm, Quang Minh, Lang Thíp, Hoàng Thắng.
– Huyện Văn Chấn: Xã ÐBKK: Nậm Búng, Nậm Mười, Súng Ðô, Nghĩa Sơn, Suối Quyền, An Lương, Suối Bu, Nậm Lành, Suối Giàng, Minh An, Cát Thịnh.
– Huyện Yên Bình: Xã ÐBKK: Ngọc Chấn, Tích Cốc, Yên Thành, Phúc An, Xuân Long, Phúc Ninh, Xuân Lai.
– Huyện Trạm Tấu: Xã ÐBKK: Hát Lìu, Bản Công, Trạm Tấu, Bản Mù, Xà Hồ, Pá Hu, Pá Lau, Túc Ðán, Làng Nhì, Phình Hồ, Tà Xi Láng.
– Huyện Mù Cang Chải: Xã ÐBKK: Nậm Cố, Cao Phạ, Púng Luông, La Pán Tẩn, Zế Xu Phình, Nậm Khắt, Kim Nọi, Mồ Dề, Chế Cu Nha, Chế Tạo, Khau Mang, Lao Chải, Hồ Bốn.
3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo
a. Tình hình dân tộc và tôn giáo: Toàn tỉnh có 8.927 hộ, 43.611 khẩu theo đạo Thiên Chúa giáo. Trong đó, dân tộc thiểu số có 559 hộ với 3.684 khẩu (chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông). Tình hình tôn giáo đáng chú ý là hoạt động truyền đạo Tin Lành của một số người từ Hải Phòng lên một số xã huyện Văn Yên, hoạt động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý lấn áp chính quyền cơ sở. Hội đồng giáo sứ Nhân Nghĩa- Văn Yên, ban hành giáo họ đạo Mông Sơn- Yên Bình, xây dựng cây thánh giá trái phép, một vài điểm xây dựng nhà nguyện chưa có sự đồng ý của chính quyền nhưng đã được giải quyết xong.
b. Tình hình di cư tự do: Tỉnh thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền vận động đồng bào, nắm vững và chỉ đạo ổn định tình hình dân di cư tự do đi và đến các xã, huyện trong tỉnh, nên hiện tượng di cư tự do xẩy ra ít, chủ yếu trong nội bộ tỉnh.
c. Tình hình khiếu kiện: Nhìn chung, hàng năm không có các vụ kiện lớn xảy ra, chỉ có một số vụ kiện về tranh chấp đất đai trong sản xuất canh tác. Hầu hết các vụ tranh chấp đều được các cấp chính quyền xem xét giải quyết. Năm 2001 có 33 vụ tại 5 huyện đã giải quyết xong 13 vụ, đang giải quyết 20 vụ, chủ yếu tranh chấp về địa giới hành chính giữa các hộ xâm canh lẫn nhau.
d. Tính hình đời sống: Tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh năm 2002: Tổng số 19.467 hộ, 95.314 khẩu, chiếm 13,53%, trong đó tỷ lệ hộ đói nghèo thuộc các xã ÐBKK là 35,18%.
III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
1. Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010
1.1. Mục tiêu tổng quát
Ðẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển mạnh nền kinh tế hiện tại sang nền sản xuất kinh tế hàng hoá, hướng về xuất khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tập trung đầu tư phát triển, phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao, bền vững. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, coi trọng và phát huy nhân tố con người, xoá đói giảm nghèo, cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, củng cố quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công bằng, dân chủ, kỷ cương trong các hoạt động kinh tế – xã hội.
1.2. Các mục tiêu cụ thể
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10 năm 2001 – 2010 là 10%/năm. Cơ cấu các ngành trong GDP: Nông, lâm nghiệp 35%; công nghiệp – XDCB là 31% và thương mại – dịch vụ là 34%.
– Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2005 đạt 200 tỷ đồng và năm 2010 đạt 450 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 28 – 30 triệu USD đồng, năm 2010 đạt 40 triệu USD.
– Phấn đấu đến năm 2010 giải quyết vững chắc nhu cầu về lương thực, thực phẩm trên địa bàn, bảo đảm an toàn lương thực, phát triển mạnh chăn nuôi.
– Ðẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp với tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm thời kỳ 2001 – 2010 là 5,55%.
– Chuyển dịch một bước rõ rệt cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hoá. Tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ trong nông nghiệp – nông thôn, dự kiến cơ cấu nông, lâm nghiệp năm 2010 là 35% trong tổng giá trị tăng thêm về kinh tế.
– Phấn đấu đưa sản lượng lương thực có hạt đến năm 2005 là 186.000 tấn và năm 2010 là 202.000 tấn.
– Tăng cường trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đưa tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 48 – 50% và năm 2010 đạt 58 – 60%.
– Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,1%; dân số trung bình là 805.000 người.
– Tỷ lệ phủ sóng phát thanh là 95% năm 2005, 98% vào năm 2010; tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 85% năm 2005 và 90% năm 2010.
– Phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2005 là 90 xã, năm 2010 là 144 xã.
– Bình quân lương thực có hạt năm 2005 đạt 249 kg và năm 2010 là 251 kg.