Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc – TỈNH VĨNH PHÚC
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh đồng bằng trung du, nằm ở toạ độ địa lý 21024′ vĩ độ Bắc, 105036′ kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 62km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 2.192 km2, chiếm 0,67% tổng diện tích tự nhiên của nước. Các đường giao thông quan trọng nằm trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2A, dài 39km (Hà Nội, Phú Thọ) đi qua các huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Tam Dương, Vĩnh Tường; quốc lộ 2B, dài 25km từ Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Ðảo; quốc lộ 2C, dài 30km (từ phường Ðồng Tâm, thị xã Vĩnh Yên đến Tuyên Quang) đi qua huyện Tam Dương, huyện Lập Thạch; quốc lộ 2 dài 15km (từ thị trấn Phúc Yên đi cầu Thăng Long) đi qua xã Tiền Châu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Ngoài ra, còn có đường sắt dài 41km (Hà Nội – Lào Cai) đi qua các huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Tam Dương, Vĩnh Tường. Hệ thống sông ngòi chính nằm trên địa bàn tỉnh gồm có sông Hồng chảy Bạch Hạc (TP Việt Trì) qua huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc đến xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) dài 41km, lưu lượng dòng chảy bình quân 3.860m3/s, nhỏ nhất 1870m3/s; sông Lô chảy từ xã Bạch Lưu (huyện Lập Thạch) đến ngã 3 Bạch Hạc (Tp Việt Trì) đổ vào sông Hồng dài 34km, lưu lượng dòng chảy bình quân 1.213 m3/s, cao nhất 6.560m3/s, thấp nhất 320m3/s; sông Phó Ðáy chảy từ xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch đến xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường đổ vào sông Lô, dài 41,5 km, lưu lượng bình quân là 418m3/s, lưu lượng cao nhất là 833m3/s, thấp nhất là 4m3/s.
Ðịa hình: Vùng núi có diện tích 549,92 km2, chiếm 40,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du có diện tích 320,88km2, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng đồng bằng có diện tích 500,68km2, chiếm 35,65% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi giữa của Tam Ðảo cao 1.542m, điểm thấp nhất là vùng đồng bằng (xã Trung Hoà, huyện Yên Lạc) cao 15m. Ðộ cao trung bình là 42m so với mặt nước biển.
Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt. Mưa bão tập trung vào các tháng 5 – 8 hàng năm với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.556,98 mm. Tần suất lũ lụt, lũ quét thường xảy ra vào tháng 4 – 9; các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xảy ra cục bộ ở các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, gây đổ nhà cửa , cây cối, phá hoại cây màu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Nhiệt độ cao trung bình hàng năm là 24,90C, trung bình thấp là 17,90C; hàng năm có 2 tháng 9 – 10 nhiệt độ trung bình 22,40C; tháng lạnh nhất là tháng 12 có nhiệt độ trung bình là 140C. Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
2. Dân số – Dân tộc
Dân số – Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Vĩnh Phúc có 1.092.040 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động năm 2000 là 664.580 người, chiếm 59,05% dân số toàn tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc chính, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.055.390 người, chiếm 96,55%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Sán Dìu có 32.495 người, chiếm 2,97%; dân tộc Sán Chay có 1.281 người, chiếm 0,12%; dân tộc Tày có 870 người, chiếm 0,079%; dân tộc Nùng có 451 người; dân tộc Dao có 666 người; các dân tộc thiểu số khác là 887 người.
Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 7 huyện, thị, gồm 150 xã phường thị trấn; tỷ lệ người biết chữ chiếm 99%; số học sinh phổ thông niên học 2000 ? 2001 có 263.560 em, trong đó học sinh dân tộc thiểu số có 62.058 học sinh, chiếm 23,54%; số giáo viên 10.839 người; số thầy thuốc có 1.640 người, bình quân có 12 y, bác sỹ trên 1 vạn dân.
3. Tài nguyên thiên nhiên
3.1. Tài nguyên đất
Tỉnh Vĩnh Phúc có 219.200 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 66.781 ha, chiếm 48,69%; diện tích đất lâm nghiệp là 30.433 ha, chiếm 22,18%; diện tích đất chuyên dùng là 18.693 ha, chiếm 13,63%; diện tích đất ở là 5.158 ha, chiếm 3,76%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 16.071 ha, chiếm 11,71%.
Trong đất nông nghiệp: Diện tích đất trồng cây hàng năm là 53.587 ha, chiếm 89,64%, riêng đất lúa chiếm 96,18% gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.139 ha, chiếm 1,7%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 2.171 ha, chiếm 3,25%.
Diện tích đất trồng, đồi trọc cần phủ xanh là 7.608 ha; bãi bồi có thể sử dụng là 1.426 ha; đất có mặt nước chưa được khai thác 533 ha.
3.2. Tài nguyên rừng
Ðến năm 2002, toàn tỉnh có 30.439 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 9.592 ha, diện tích rừng trồng là 20.847 ha.
Khu bảo tồn thiên nhiên có 15.482 ha, thuộc vườn quốc gia Tam Ðảo quản lý.
3.3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản có 4 loại.
– Khoáng sản là nguyên vật liệu xây dựng và nguyên vật liệu làm sứ, gồm:
+ Nhóm vật liệu xây dựng: Ðất sét làm gạch ngói, phân bổ ở vùng đồng bằng và vùng đồi diện tích hàng trăm km2, trữ lượng hàng tỷ m3. Chỉ tính 3 mỏ ở Ðầm Vạc, Quất Lưu (Vĩnh Yên); Bá Hiến (Bình Xuyên) đã có trữ lượng hàng trục triệu m3. Cát sỏi lòng sông và bậc thềm: Trữ lượng hàng chục triệu m3 có ở Cao Phong, Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Ðề (huyện Lập Thạch); Hoàng Ðan (huyện Tam Dương); Kim Xá (huyện Vĩnh Tường). Ðá xây dựng: Trữ lượng hàng tỷ m3 gồm đá khối, đá tảng, đá dăm, được phân bổ ở dãy núi Tam Ðảo.
+ Nhóm vật liệu làm sứ: Ðất cao lanh có trữ lượng hàng triệu m3 được phân bổ ở huyện Tam Dương, thị xã Vĩnh Yên và huyện Lập Thạch. Mỏ cao lanh ở xã Ðịnh Trung (thị xã Vĩnh Yên) có diện tích 5,5km2 trữ lượng trên 6 triệu tấn đang khai thác để sản xuất gốm sứ và gạch chịu lửa. Ngoài ra cao lanh còn có ở các xã Thanh Vân, Hướng Ðạo, Hoàng Hoa (huyện Tam Dương) xã Yên Dương (huyện Lập Thạch) nhưng chưa được đánh giá trữ lượng.
– Khoáng sản kim loại gồm có: đồng, vàng, thiếc, sắt. Nhưng mới sơ bộ khảo sát số lượng quá ít khoảng 1.000 đến vài nghìn tấn.
– Khoáng sản là than chưa khai thác gồm: Than đá antraxít có khoảng 1000 tấn ở xã Ðạo Trù (huyện Lập Thạch); than nâu trữ lượng vài nghìn tấn, có ở xã Bạch Lưu, Ðồng Thịnh (huyện Lập Thạch); than bùn có ở nhiều điểm, nhưng nhiều nhất có ở xã: Văn Quán (huyên Lập Thạch) trữ lượng khoảng 150.000m3; Hoàng Ðan, Hoàng Lâu (huyện Tam Dương) trữ lượng khoảng 500.000m3.
3.4. Tài nguyên du lịch
Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều khu du lịch nổi tiếng, đang được tỉnh khai thác như khu du lịch nghỉ mát núi Tam Ðảo; khu du lịch hồ Ðại Lải; khu du lịch thắng cảnh chùa Tây Thiên; khu du lịch đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh; khu du lịch Ðầm Vạc, thị xã Vĩnh Yên…
4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002:
4.1. Mạng lưới giao thông đường bộ: Toàn tỉnh hiện có 11.859 km đường giao thông. Trong đó: Ðường do TW quản lý dài 109 km, chiếm 3,84%; đường do tỉnh quản lý dài 247,4 km, chiếm 13,54%; đường do huyện quản lý dài 286,6 km, chiếm 15,74%; đường do xã quản lý dài 1.216 km, chiếm 66,82%. Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm dài 803 km, chiếm 44,12%; đường nhựa, đường bê tông dài 551 km, chiếm 30,27%; còn lại là đường đất. Hiện còn 1 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm (xã Yên Dương, huyện Lập Thạch).
4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Tổng số lượng bưu cục, dịch vụ là 55 đơn vị, có 33/39 xã có nhà bưu điện văn hoá; tổng số máy điện thoại là 25.199 cái, trong đó số máy điện thoại của 39 xã miền núi 1.013 chiếc; số máy Fax là 164 cái; bình quân có 2,23 cái/100 dân.
4.3. Mạng lưới điện quốc gia: hiện có 100% huyện, thị và xã trong tỉnh có mạng lưới điện quốc gia hoà mạng; có 96,2% số hộ dân được sử dụng điện, trong đó có 87,41% số hộ của 39 xã miền núi có điện sinh hoạt.
4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Toàn tỉnh có 51% số hộ được sử dụng nước sạch.
5. Kinh tế – Xã hội năm 2002
Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 7,2%.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP giá sàn 1994) đạt 9.358.588 triệu đồng.
Thu nhập bình quân đầu người/năm là 554,2 USD.
Cơ cấu phát triển các ngành kinh tế:
+ Nông nghiệp- thủy sản: 35,86%.
+ Công nghiệp – XDCB: 49,53%.
+ Thương mại – dịch vụ: 14,61%.
Một số sản phẩm chủ yếu: Trong Nông nghiệp: thóc: 298,17 ngàn tấn, sản lượng rau đậu: 115,9 ngàn tấn, sản lượng cây công nghiệp hàng năm: 10,81 ngàn tấn; trong công nghiệp – xây dựng: Bàn ghế: 650 ngàn chiếc, gạch nung: 369,8 triệu viên, ngói lợp: 79 triệu viên, quần áo may sẵn: 818 ngàn chiếc; trong thương mại – dịch vụ: Doanh thu du lịch: 10,6 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu: 232 triệu USD, vận tải hàng hoá: 2.505 ngàn tấn.
II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
1. Kết quả phân định 3 khu vực
Thị xã Vĩnh Yên:
Khu vực I (MN): Thị trấn Tam Ðảo.
Huyện Lập Thạch:
– Khu vực I (MN): Xã Ðồng Quế, Thái Hoà, Liên Sơn, Xuân Hoà, Ngọc Mỹ, Quang Yên, Bắc Bình, Quang Sơn, Xuân Lội, Ðồng Thịnh, Tử Du, Bàn Giản, Yên Thạch, thị trấn Lập Thạch.
– Khu vực II (MN): Xã Vân Trục, Hải Lựu, Lãng Công, Bạch Lưu, Hợp Lý, Yên Dương, Bồ Lý, Tân Lập, Phương Khoan, Ðôn Nhân, Nhạo Sơn, Liên Hoà, Nhân Ðạo.
– Khu vực III (MN): Xã Ðào Trù.
Huyện Tam Ðảo:
– Khu vực I (MN): Xã Minh Quang, Hợp Châu, Tam Quan, Hoàng Hoa, Hướng Ðạo.
– Khu vực II (MN): Xã Ðồng Tình, Ðại Ðình, Hồ Sơn, Trung Mỹ.
Huyện Mê Linh:
Khu vực I (MN): Xã Ngọc Thanh.
2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135
– Huyện Lập Thạch: Xã ÐBKK: Ðào Trù, Bồ Lý, Yên Dương, Văn Trục.
– Huyện Tam Ðảo: Xã ÐBKK: Trung Mỹ.
– Huyện Tam Dương: Xã ÐBKK: Ðồng Tĩnh.
3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo
a. Tình hình dân tộc và tôn giáo: Vĩnh phúc có 7 dân tộc chính đang tồn tại cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh. Các dân tộc anh em trong toàn tỉnh luôn đoàn kết, không có mâu thuẫn dân tộc, luôn chấp hành tốt đường lối chủ chương chính sách của Ðảng và Nhà nước.
Từ năm 1990 trở lại đây, xuất hiện một số nhóm tôn giáo hoạt động mê tín dị đoan như: Hội Long Hoa Di Lặc, gồm 800 hộ: tập trung ở thị xã Vĩnh Yên, huyện Mê Linh và huyện Yên Lạc; Hội Ngọc phật Hồ Chí Minh, có khoảng 200 người, tập trung ở các huyện Mê Linh, Yên Lạc, Vĩnh Tường. Ðạo Tin Lành hiện nay Vĩnh phúc có 1 Chi hội Tin Lành ở thị trấn Phúc Yên, gồm 5 hộ với 27 con chiên. Nói chung các con chiên hội Tin lành đều chấp hành tốt đường lối chính sách của Ðảng và Nhà nước.
b. Tình hình thiên tai, hoả hoạn: Thời tiết có diễn biến phức tạp, gió lốc, mưa đá, lũ quét, ngập úng cục bộ ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc thường xảy ra. Những năm gần đây, dòng chảy sông Hồng có diễn biến phức tạp. Dòng chủ lưu tiến sát bờ tả gây xói lở, toàn tỉnh mất 666,15 ha, trong đó 623,8 ha đất canh tác và 32,35 ha đất thổ cư; có 283 hộ phải di dời. Riêng xã Trung Hà (huyện Yên Lạc) bờ sông xói mạnh có đoạn sạt sâu vào 600m với chiều dài 3.400m, làm mất 210 ha đất canh tác, 23 ha đất thổ cư, có 240 hộ phải chạy lở, trong đó 230 hộ đã đi xây dựng vùng kinh tế mới.
c. Tình hình dân cư tự do: Trong năm 2002, Vĩnh Phúc có 6 hộ, 29 khẩu dân tộc Dao từ tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn di cư sang sinh sống. Ngoài ra có 30 hộ, 156 khẩu là dân một số xã ven núi Tam Ðảo lén lút vào phát nương trong đất vườn quốc gia Tam Ðảo để sản xuất và sinh sống. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã cho xây dựng dự án kinh tế mới tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng các cơ sở hạ tầng, để tổ chức cho các hộ trên chuyển đến các vùng dự án, tạo điều kiện cho đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống lâu dài, trả lại đất cho vườn quốc gia Tam Ðảo quản lý.
d. Tình hình đời sống: Tỷ lệ đói nghèo đã giảm dần từ 12,26% năm 2000 xuống còn 10,9% năm 2002, trong đó số hộ đói nghèo ở các xã ÐBKK thuộc Chương trình 135 là 32,47%.
III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
1. Tóm tắt kế quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001- 2010
1.1. Quan điểm phát triển
– Phát huy mạnh mẽ các nguồn nội lực, tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận đầu tư và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài, trước hết là với thủ đô Hà Nội và các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trung bình cả nước, đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững.
– Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, nhanh chóng tạo ra tích luỹ ban đầu và cho sự phát triển. Ðồng thời hết sức coi trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo mối quan hệ gắn kết bền vững giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác.
– Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội hoà nhập, khuyến khích mọi người dân làm giầu hợp pháp, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng. Củng cố khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tính năng động và tự chủ của người lao động, phát triển mạnh khu vực kinh tế dân doanh.
– Ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao hàm lượng công nghệ và lao động trong giá trị các sản phẩm. Phát triển kinh tế – xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững.
– Phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao mặt bằng dân trí toàn dân, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, cán bộ quản lý đầu đàn, đào tạo công nhân kỹ thuật, thu hút thêm nhiều lao động vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
– Phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, tạo cơ hội cho mọi người đều có việc làm và tăng thu nhập, ưu tiên đối với các gia đình liệt sỹ, thương binh và người có công với nước, thực hiện các chính sách xã hội, chính sách dân tộc và miền núi, giảm dần khoảng cách giữa các vùng.
– Ðảm bảo an ninh, chính trị, an toàn xã hội, củng cố quốc phòng toàn dân, giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
1.2. Các mục tiêu cụ thể
a. Mục tiêu về kinh tế
– Ðạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và vững chắc về kinh tế, phấn đấu đến năm 2010 GDP tăng gấp 2,8 lần năm 2000, đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 500 USD.
– Tạo ra sự chuyển biến mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ, với cơ cấu: Công nghiệp – xây dựng cơ bản là 40 – 42%; nông, lâm nghiệp là 18 – 20% và thương mại – dịch vụ là 39 – 40% vào năm 2010.
– Nâng tỷ lệ huy động ngân sách trong tổng GDP từ 8-9% năm 2000 lên 13-14% vào năm 2010.
– Năm 2010 giá trị xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD.
b. Mục tiêu về xã hội
– Phát triển xã hội lành mạnh, ổn định , trong đó con người là đối tượng được quan tâm hàng đầu, đồng thời cũng là động lực cho phát triển kinh tế, được tạo cơ hội để phát triển toàn diện.
– Giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống còn 1,2% đến năm 2010.
– Phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở cho các đối tượng trong độ tuổi trong toàn tỉnh, kể cả các xã miền núi, phổ cập giáo dục PTTH ở các đô thị và vùng kinh tế phát triển.
– Thực hiện chương trình quốc gia về y tế. Chú trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Tăng cường cán bộ y tế cho các tuyến, nhất là ở tuyến xã. Thanh toán bệnh phong, bệnh bướu cổ và các bệnh xã hội khác. Ðảm bảo 95% dân số được dùng nước sạch.
– Nâng cao trình độ dân trí của dân cư, từng bước nâng tỷ lệ lực lượng lao động kỹ thuật hàng năm, đến năm 2010 lao động đã qua đào tạo chiếm 22 – 25%.
– Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 5%.
– Ðảm bảo hầu hết các hộ trong tỉnh đều có điện thắp sáng. Phủ sóng phát thanh, truyền hình toàn tỉnh. Tăng số lượng máy điện thoại, năm 2010 số người sử dụng máy điện thoại bằng 70% mức bình quân cả nước.
– Chú trọng phát triển các hoạt động văn hoá, thể thao, hình thành các trung tâm vui chơi, giải trí, hướng thanh thiếu niên vào các hoạt động văn hoá lành mạnh, giảm tệ nạn xã hội.
2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001 – 2005
2.1. Mục tiêu phát triển
Chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn, tăng tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Phát triển nền nông nghiệp thâm canh theo hướng nâng cao giá trị, gắn với thị trường, từng bước tạo khối lượng hàng hoá lớn, có chất lượng cao, bảo đảm đủ lương thực, tiến tới một nền nông nghiệp sạch, sinh thái bền vững.
Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tổ chức thực hiện tốt chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư để thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Khai thác tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Tăng tỷ lệ đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng nông thôn khó khăn.
Tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc trong lĩnh vực văn hoá – xã hội như giải quyết việc làm, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và xử lý chất thải. Nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân thông qua các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia.
Ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông, lâm nghiệp – thuỷ sản và phòng trừ sâu bệnh.
Giữ vững và ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật; chống tham nhũng, buôn lậu; thực hành tiết kiệm, cải cách thủ tục hành chính…
2.2. Các mục tiêu cụ thể
– Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2001 – 2005 đạt trên 10%; GDP bình quân đầu người đạt 3,8 – 4 triệu đồng.
– Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân 5 năm đạt trên 40 vạn tấn/năm.
– Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 40 triệu USD vào 2005.
– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào năm 2005: Công nghiệp – XDCB đạt 44,8%; nông, lâm nghiệp đạt 25,4%; thương mại – dịch vụ đạt 29,8%.
– Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm khoảng 15 – 16 ngàn người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 11,03%0.
– 100% số xã, phường đạt phổ cập trung học cơ sở.
– Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 20 – 25%; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn 25%; tỷ lệ đói nghèo xuống dưới 10%.