Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc – TỈNH SƠN LA
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý 20039′ – 22002′ vĩ độ Bắc, 103011′- 105002′ kinh độ Ðông. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Ðông giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước bạn Lào; cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 14.055 km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm có 4 tuyến chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội: đường quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 43, quốc lộ 279. Ngoài ra, còn có đường không và đường sông như sân bay Nà Sản và cảng đường sông Tà Hộc, Vạn Yên. Các con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La như sông Ðà, Sông Mã và rất nhiều con suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn tỉnh. Sông Ðà chảy qua địa phận Sơn La dài 150 km, sông Mã chảy qua địa phận Sơn La dài 95 km.
Ðịa hình: Ðịa hình tỉnh Sơn La chia cắt sâu và mạnh, vùng núi chiếm trên 85% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng: cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản còn lại là các bãi bằng nhỏ hẹp xen kẽ núi cao. Ðộ cao trung bình 600 – 700 m so với mặt biển, điểm cao nhất là 2.879 m so với mặt biển, điểm thấp nhất là 70 m so với mặt biển.
Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mưa tập trung vào các tháng 7 và 8 (không có bão), thỉnh thoảng có giông và mưa đá, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.276 mm. Nhiệt độ cao nhất là 25,70C, nhiệt độ thấp nhất là 170C, nhiệt độ trung bình là 24,020C; hàng năm có 6 tháng có nhiệt độ trung bình 24,020C. Sương muối thường xảy ra vào tháng 12 – 01 hàng năm.
2. Dân số – Dân tộc
Dân số – Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Sơn La có 882.077 người. Trong đó, số lao động trên địa bàn tỉnh là 407.246 lao động, chiếm 46,1% dân số. Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc là chủ yếu. Ðông nhất là dân tộc Thái có 482.985 người, chiếm 54,7%, dân tộc Kinh có 153.646 người, chiếm 17,42%, dân tộc Mông có 114.578 người, chiếm 13%, dân tộc Mường có 71.906 người, chiếm 8,15% và các dân tộc khác chiếm 6,73%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 10/10 huyện, thị, 201/201 xã, phường; tỷ lệ người biết chữ chiếm 70,8%. Số học sinh phổ biến thông niên học 2001 – 2002 là 220.430 em, số giáo viên là 10.269 người. Số thày thuốc có 2.475 người; bình quân y, bác sỹ là 26 người/1 vạn dân.
3. Tài nguyên thiên nhiên
3.1. Tài nguyên đất
Tỉnh Sơn La có 1.405.500 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 190.070 ha, chiếm 13,52%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 331.120 ha, chiếm 23,55%; diện tích đất chuyên dùng là 22.327 ha, chiếm 1,53%; diện tích đất ở là 5.756 ha, chiếm 0,39%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 856.227 ha, chiếm 59,02%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 161.266 ha, chiếm 84,48%, trong đó lúa 2 vụ chiếm 0,8% diện tích; diện tích đất trồng cây lâu năm là 16.426 ha, chiếm 8,64%
Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 734.018 ha; đất bằng chưa sử dụng là 380 ha; đất có mặt nước chưa được khai thác sử dụng là 59 ha; đất sông suối là 9.793 ha; đất núi đá không có cây là 64.376 ha; đất chưa sử dụng khác là 47.601 ha.
3.2. Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2002, tỉnh Sơn La có 310.135 ha rừng hiện có, tỷ lệ che phủ rừng đạt 22,1%. Trong đó rừng tự nhiên là 287.161 ha, rừng trồng là 22.974 ha. Sơn La có 4 rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên là Xuân Nha (Mộc Châu) rộng 38.000 ha, Sốp Cốp (Sông Mã) rộng 27.700 ha, Côpia (Thuận Châu) rộng 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) rộng 16.000 ha.
3.3. Tài nguyên khoáng sản
Sơn La có 2 nguồn nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu là đá vôi và sét với trữ lượng khá lớn phân bố tương đối rộng trên địa bàn toàn tỉnh, hiện đang được khai thác mạnh để sản xuất xi măng, gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng trong tỉnh và công trình thuỷ điện Sơn La; mỏ sét Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng 760 ngàn tấn . Ngoài ra Sơn La còn có một số mỏ khoáng sản nhưng trữ lượng không lớn như niken đồng có 8 điểm quặng và mỏ, đáng kể là mỏ bản Phúc huyện Bắc Yên có trữ lượng hàng triệu tấn quặng với hàng lượng 3,55% ni ken; 1,3 % đồng; vàng có 4 sa khoáng và 3 điểm vàng gốc, trong đó có triển vọng là sa khoáng Pi Toong huyện Mường La, Mu Nu huyện Mai Sơn; Bột Tan: Mỏ than Tà Phù huyện Mộc Châu trữ lượng 23 vạn tấn; Than đá có ở các mỏ than Quỳnh Nhai trữ lượng 578 ngàn tấn; mỏ than Mường Lựm, trữ lượng trên 80 ngàn tấn.
3.4. Tài nguyên du lịch
Sơn La là xứ sở của hoa ban, hương rừng và gió núi quê hương của xoè Thái, khèn Mông, hoà nhập với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng tạo ra những khả năng lớn về tham quan du lịch, nghỉ ngơi. Ðó là vùng nghỉ mát ở cao nguyên Mộc Châu với độ cao trên 1000m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình mùa hè là 20oC. Ðó là những chuyến du ngoạn trên lòng hồ Sông Ðà bằng ca nô, xuồng máy và cả thuyền độc mộc đuôi én ngắm cảnh sơn thuỷ hữu tình với những cảnh chợ phiên của đồng bào các dân tộc ven sông, với những mặt hàng lâm thổ sản quý hiếm. Ðó là các bản dân tộc Thái, Mông, Dao, Xinh mun, Khơ mú, LaHa, Kháng… với nhiều dáng vẻ phong tục nguyên sơ với những lễ hội dân tộc phong phú, đa dạng làm say đắm lòng người. Ðó là thắng cảnh “Thẩm Tát Tòng” một kỳ tích tuyệt đẹp của tạo hoá – một hang động núi đá dài 150m, dòng nước trong xanh ngày ngày tuôn trào đổ nước trắng xoá, những hàng cột đá chen chúc nhau nép mình dọc hai bên vách hang thẳng đứng như những thân cây trúc. Khu suối nước nóng bản Mòng, mùa đông cũng như mùa hè sau mỗi lần “vùng vẫy” lại thấy tâm hồn nhẹ nhàng sảng khoái. Ðó là văn bia Lê Thái Tông nằm ngay trong lòng Thị xã với bài thơ “Quế Lâm đông chủ, ngự chế” trực tiếp do Nhà vua khắc hoạ vào mùa xuân năm 1440 trên đường tây tiến. Ðó là di tích nhà ngục Sơn La với cây đào Tô Hiệu, cây đa bản Hẹo, những dấu ấn của lịch sử.
4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002
4.1. Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 2.858 km đường giao thông. Trong đó đường do trung ương quản lý dài 486 km, chiếm 17%; đường do tỉnh quản lý dài 499 km, chiếm 17,45%; đường do huyện quản lý dài 961 km, chiếm 33,6% và đường do xã quản lý dài 912 km, chiếm 31,9%.
Về chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm chiếm 10%, đường nhựa chiếm 21,5% còn lại là đường đất chiếm 68,5%. Hiện nay Sơn La còn 10 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã.
4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Ngày càng được hiện đại hoá, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Toàn tỉnh có 65 đơn vị bưu cục và dịch vụ với 12.500 số máy điện thoại và 85 máy Fax; bình quân 141 cái trên vạn dân. Hiện 100% số xã có điện thoại.
4.3. Mạng điện lưới quốc gia: Toàn tỉnh đã có 10/10 huyện thị đã có điện lưới quốc gia.
4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Hiện toàn tỉnh có 100% dân số đô thị và 30% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt.
5. Kinh tế – Xã hội năm 2002
Tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân 1996 – 2000 đạt 9,15%, năm 2002 đạt 8%.
GDP đạt 1.837,352 tỷ đồng (giá hiện hành). Trong đó GDP nông, lâm nghiệp là 1.120,052 tỷ đồng, chiếm 60,96%; GDP công nghiệp – xây dựng cơ bản là 174,309 tỷ đồng, chiếm 9,5%; GDP thương mại, dịch vụ là 542,991 tỷ đồng, chiếm 29,54%.
Cơ cấu phát triển các ngành kinh tế:
+ Nông lâm nghiệp: 60,96%.
+ Công nghiệp – XDCB: 9,5%.
+ Thương mại, dịch vụ: 29,54%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.900 ngàn đồng (138 USD).
Các sản phẩm chủ yếu: Lương thực có hạt đạt 243.895 tấn; chè đạt 10.785 tấn búp tươi, cà phê nhân đạt 1.060 tấn, kén tằm 170 tấn, mía cây đạt 136.574 tấn, cây ăn quả đạt 55.396 tấn, chăn nuôi đạt 11.173 tấn thịt hơi. Sản phẩm công nghiệp – TTCN đạt 193 tỷ đồng; điện thương phẩm: 52 triệu kw; nước máy thương phẩm: 3,3 triệu m3; xi măng: 55.000 tấn; gạch nung các loại: 55,7 triệu viên; đường trắng kết tinh: 7.049 tấn; chè thành phẩm: 2.000 tấn; cà phê sơ chế: 1.000 tấn…
II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
1. Kết quả phân định 3 khu vực
Huyện Sông Mã:
– Khu vực I (MN): Xã Chiềng Khoong, Nà Ngựu, Chiềng Can, Chiềng Khương, thị trấn Sông Mã.
– Khu vực II (VC): Xã Mường Hung, Mường Sai, Mường Lầm, Sốp Cộp, Chiềng Sơ, Yên Hưng, Mường Và, Huổi Một.
– Khu vực III (VC): Mường Lèo, Nậm Mần, Sam Kha, Dồm Cang, Mường Cai, Pú Bẩu, Bó Sinh, Nậm Lạnh, Mường Lạn, Chiềng Phung, Púng Bánh, Chiền En, Ðứa Mòn, Nậm Tỵ.
Huyện Thuận Châu:
– Khu vực I (VC): Xã Mường É, Chiềng La, Chiềng Pấc, Thôn Mòn, Bon Phặng, Phỏng Lái, Chiềng Pa, Tông Lệnh, Chiềng Sơ, Tòng Cọ, Chiềng Ly, thị trấn Thuận Châu.
– Khu vực II (MN): Xã Chiềng Ngàm, Chiềng Bằng, Mường Sai, Liệp Muội; (VC): Xã Long Lay, Púng Tra, Chiềng Sinh, Chiềng Bôm, Mường Giằng, Chiềng Khoang, Bản Lầm.
– Khu vực III (MN): Xã Bó Mười, Mường Khiêng, Liệp Tè; (VC): Xã Nậm Ét, Pá Long, Phỏng Lập, Co Tòng, É Tòng, Mường Bám, Long Hẹ, Co Mạ, Tranh Ðấu.
Huyện Bắc Yên:
– Khu vực I (VC): Xã Phiêng Ban.
– Khu vực II (MN): Xã Song Pe, Chiềng Sai; (VC): Xã Chim Vàn, Pắc Ngà, Mường Khoa, Tạ Khoa, Hồng Ngái.
– Khu vực III (VC): Xã Phiêng Côn, Tà Xùa, Làng Chiếu, Xím Vàng, Hang Chú.
Huyện Mường La:
– Khu vực I (MN): Xã Ít Ong, Chiềng San, Pí Toong; (VC): Xã Mường Bú , Tạ Bú.
– Khu vực II (MN): Xã Chiềng Hoa; (VC): Xã Mường Trai, Chiềng Lao, Nậm Păm, Mường Chùm.
– Khu vực III (VC): Xã Nậm Dôn, Chiềng Ăn, Hua Trai, Ngọc Chiến, Chiềng Công, Chiềng Muôn.
Huyện Phù Yên:
– Khu vực I (MN): Xã Quang Huy, Huy Thượng, Huy Tân, Huy Bắc, Huy Hạ, Huy Tường, Gia Phù, Tường Phù, Tường Thượng, Tường Hạ, Tường Tiến, Tân Phong, thị trấn Phù Yên.
– Khu vực II (MN): Xã Tường Phong; (VC): Xã Bắc Phong, Mường Thải, Mường Cơi, Tân Lang, Mường Lang, Mường Do, Ðá Ðỏ, Nam Phong
– Khu vực III (VC): Xã Sập Xa, Suối Tọ, Suối Bâu, Kim Bon, Mường Bang.
Huyện Mộc Châu:
– Khu vực I (VC): Xã Phiêng Luông, Mường Sang, Chềng Hặc, thị trấn Nông trường Mộc Châu, Mộc Châu, thị trấn Nông trường Chiềng Ve.
– Khu vực II (MN): Xã Quang Minh, Mường Tè; (VC): Xã Nà Mường, Qui Hướng, Chiềng Yên, Song Khủa, Lóng Luông, Tân Lập, Tô Múa, Chiềng Khoa, Hua Phăng, Vân Hồ.
– Khu vực III (VC): Xã Tân Hợp, Xuân Nha, Lóng Nập, Chiềng Khừa, Mường Men, Suối Hàng
Huyện Quỳnh Nhai:
– Khu vực I (VC): Xã Mường Chiên.
– Khu vực II (VC): Xã Pha Khinh, Pắc Ma.
– Khu vực III (VC): Xã Cà Nàng, Chiềng Ơn, Mường Giôn, Suối Hàng.
Huyện Yên Châu:
– Khu vực I (MN): Xã Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Sập Vạt, thị trấn Yên Châu; (VC): Xã Chiềng Khỏi, Chiềng Ðông.
– Khu vực II (VC): Xã Chiềng Hặc, Tú Nang, Lóng Phiêng, Phiêng Khoài.
– Khu vực III (VC): Xã Chiềng On, Chiềng Tương, Mượng Lựm.
Huyện Mai Sơn:
– Khu vực I (VC): Xã Mường Bằng, Cò Nòi, Hát Lót, Mường Bon, Chiềng Mung, Chiềng Sung, Chiềng Mai, Chiềng Ban, thị trấn Hát Lót, thị trấn Nông trường Tô Hiệu.
– Khu vực II (VC): Xã Chiềng Lương, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Chiềng Chung, Mường Tranh, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve.
– Khu vực III (VC): Xã Chiềng Nơi, Phiêng Bằn.
Thị xã Sơn La:
– Khu vực I (VC): Xã Chiềng An, Chiềng Xôm, Chiềng Ngân, Hua La, Chiềng Cơi, Chiềng Cọ, Chiềng Sinh, phường Quyết Thắng, phường Chiềng Lề.
– Khu vực II (VC): Xã Chiềng Ðen.
2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135
– Huyện Sông Mã: Xã biên giới: Chiềng Khương, Xốp Cộp, Mường Và, Mường Hung, Mường Sai; xã ÐBKK: Mường Lèo, Nậm Mấn, Sam Kha, Dồm Cang, Mường Cai, Pú Bẩu, Bó Sinh, Nậm Lạnh, Mường Lạn, Chiềng Phung, Púng Bánh, Chiềng En, Ðứa Mòn, Nậm Tỵ, Mường Lầm.
– Huyện Thuận Châu: Xã ÐBKK: Bó Mười, Mường Khiêng, Liệp Tè, Nậm Ét, Pá Long, Phỏng Lập, Co Tòng, É Tòng, Mường Bám, Long Hẹ, Co Mạ, Tranh Ðấu, Bản Lầm.
– Huyện Bắc Yên: Xã ÐBKK: Phiêng Côn, Tả Xùa, Làng Chiếu, Xím Vàng, Hang Chú, Tạ Khoa, Mường Khoa, Chiềng Sại.
– Huyện Mường La: Xã ÐBKK: Nậm Giôn, Chiềng Ân, Hua Trai, Ngọc Chiến, Chiềng Công, Chiềng Muôn.
– Huyện Phù Yên: Xã ÐBKK: Sập Xa, Suối Tọ, Suối Bâu, Kim Bon, Mường Bang, Mường Thái, Mường Do, Mường Lang, Ðá Ðỏ, Bắc Phong, Nam Phong.
– Huyện Mộc Châu: Xã ÐBKK: Tân Hợp, Xuân Nha, Lóng Sập, Chiềng Khừa, Mường Men, Suối Bàng, Chiềng Sơn, Mường Tè, Song Khủa, Quang Minh, Liên Hoà.
– Huyện Quỳnh Nhai: Xã ÐBKK: Cà Nàng, Chiềng Ơn, Mường Giôn, Chiềng Khay.
– Huyện Yên Châu: Xã ÐBKK: Mượng Lựm, Chiềng On, Yên Sơn, Chiềng Tương, Tú Nang, Chiềng Hặc; Xã biên giới: Phiềng Khoài, Lóng Phiêng.
– Huyện Mai Sơn: Xã ÐBKK: Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, Phiềng Pằn, Nà Ớt, Mường Chanh.
3. Một số vấn đề dânt tộc và tôn giáo
a. Tình hình dân tộc và tôn giáo: Sơn La có 12 dân tộc chủ yếu, sống rải rác trên khắp các vùng, theo đơn vị bản, có nơi các dân tộc sống xen kẽ lẫn nhau. Ðồng bào Mông thường sống ở vùng cao, vùng rẻo giữa là dân tộc Khơ Mú, La Ha, Kháng, Sinh Mun và Dao (thuộc nhóm đặc biệt khó khăn), ở vùng thấp là nơi cư trú của đồng bào Thái, Kinh, Lào, Mường. Các dân tộc cộng đồng dân cư sống hoà thuận đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng.
Trước năm 1980 Sơn La không có tôn giáo nào hoạt động trên địa bàn. Từ năm 1993, Thiên Chúa giáo, đạo Tin lành xâm nhập vào Sơn La bằng con đường truyền đạo trái phép rải rác ở 5 huyện 12 xã, 26 bản với 379 hộ, 2.005 người trong đó có 178 hộ 987 người theo đạo Tin lành và 201 hộ 1.018 người theo đạo Thiên Chúa. Năm 1995 phát triển 8/10 huyện, thị với 22 xã 43 bản 429 hộ 2.400 người; gồm cả đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành.
Ðến năm 2002 toàn tỉnh có 7/10 huyện, thị ở 25 xã, 61 bản với 561 hộ, 3.621 người, trong đó: đạo Thiên Chúa 162 hộ, 958 người; đạo Tin lành có 399 hộ, 2.636 người.
b. Tình hình thiên tai, hoạ hoạn: Tỉnh Sơn La nằm sâu trong nội địa, ảnh hưởng của các cơn bão hàng năm từ phía biển Ðông không lớn nhưng do địa hình phức tạp, có nhiều tiểu vùng khí hậu nên diễn biến thời tiết hàng năm khá phức tạp. Hạn hán, lũ lụt, gió lốc, sương muối thường xuyên xảy ra ở diện cục bộ từng nơi của nhiều địa phương vì vậy làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tỉnh Sơn La đã thường xuyên chủ động công tác “Phòng chống bão lũ giảm nhẹ thiên tai”, hỗ trợ, động viên kịp thời cán bộ, nhân dân các vùng bị thiệt hại, sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống sản xuất, phòng chống dịch bệnh.
c. Tình hình di dân tự do: Từ năm 1996 đến nay tình hình di dân cư tự do dã giảm nhiều so với những năm trước đây, trước năm 1995 bình quân 650 hộ/năm, từ năm 1996 chỉ còn 240 hộ/năm. Riêng năm 2002 còn 92 hộ, 653 khẩu di dịch cư tự do, giảm 58% so với năm 2000.
d. Tình hình tranh chấp đất đai : Diễn ra khá phức tạp ở nhiều nơi trong tỉnh tính đến hết năm 2001 toàn tỉnh có 279 vụ, trong đó có 130 vụ liên quan đến địa giới thuộc 74 xã của 10 huyện, thị, trong đó có 8 vụ tranh chấp với xã của các tỉnh bạn giáp ranh giới với Sơn La (Lai Châu, Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái).
e. Tình hình đời sống: Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm 20%, trong đó tỷ lệ đói nghèo các xã ÐBKK thuộc Chương trình 135 là 34,39%; theo điều tra của tỉnh năm 2002: Hộ giàu chiếm 6%, hộ khá chiếm 23%, hộ trung bình chiếm 51%.
f. Tình hình khiếu kiện của dân: Chủ yếu khiếu kiện về chế độ chính sách, khiếu nại về các quyết định, kết luận xử lý sau thanh tra, khiếu nại về tranh chấp đất đai, khiếu nại về chính sách thuế, lệ phí, thu thuế không đúng, không công bằng. Ngoài các nội dung khiếu nại trên còn có các khiếu nại liên quan đến các hoạt động tố tụng của ngành Kiểm sát, Công an, Toà án, chủ yếu là về việc bắt giam giữ, điều tra xét sử không khách quan, chưa đúng pháp luật.
III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
1. Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010
1.1. Quan điểm phát triển
Mục tiêu chung là ổn định phát triển kinh tế, tạo mọi điều kiện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao mức sống dân cư.
– Xây dựng hệ thống kinh tế mở về cơ chế quản lý, cơ cấu kinh tế gắn với thị trường trong nước và nước ngoài. Khai thác có hiệu quả tối đa các nguồn lực trong tỉnh, đồng thời tranh thủ mọi nguồn vốn, công nghệ và thị trường bên ngoài, mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và quốc tế, khắc phục dần tình trạng tự cấp, tự túc để tỉnh Sơn La có được tốc độ tăng trưởng cao, tránh xa nguy cơ tụt hậu quá xa so với các tỉnh khác.
– Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong tỉnh theo hướng ngày càng nâng cao nhằm trước hết tạo đủ việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ dân trí.
Cùng với việc tập trung đầu tư xây dựng vùng kinh tế động lực quốc lộ 6 và cây công nghiệp xuất khẩu, đầu tư vào các vùng trọng điểm, các thị xã, thị trấn, trung tâm cụm xã, các điểm đầu tư, tái định cư… Cần quan tâm đúng mức đến yêu cầu phát triển vùng cao, biên giới, vùng hồ sông Ðà, thực hiện tốt chính sách dân tộc tạo điều kiện cho các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc khó khăn cùng vươn lên với cộng đồng. Ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, bệnh viện, trường học…
– Tăng nhanh tốc độ và hiệu quả chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh nhằm khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về đất đai, rừng, cây công nghiệp, gia súc ăn cỏ, thuỷ sản, khoáng sản với quan điểm sử dụng đất tiết kiệm nhất và có hiệu quả cao nhất là ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng … theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ðưa công nghiệp nhỏ về thị trấn, thị tứ gắn với nông nghiệp nông thôn. Tăng tỷ trọng dịch vụ nhất là thương mại, vận tải, thông tin liên lạc, du lịch và tài chính tiền tệ phù hợp với cơ chế thị trường và có hiệu quả cao.
– Tiếp tục phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế mở trên cơ kế thừa có chọn lọc hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện có, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo con người và xây dựng ngay các chính sách kinh tế để tranh thủ nguồn lực bên ngoài, môi trường thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới của nước ngoài.
– Xây dựng hệ thống đô thị trở thành các trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá xã hội phát triển với chức năng là hạt nhân thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển theo. Xây dựng thị xã Sơn La là thành phố đô thị loại III tương xứng với vai trò, chức năng là trung tâm đầu não của tỉnh, các thị xã, thị trấn, trung tâm cụm xã khác là hạt nhân thúc đẩy từng khu vực.
– Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhất là công nhân lành nghề, đồng thời mở rộng hệ thống đào tạo để nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn, trước hết là học sinh, thanh niên, đặc biệt quan tâm đến cán bộ người dân tộc ít người.
– Quá trình phát triển phải kết hợp chặt chẽ các yếu tố kinh tế – xã hội với môi trường sinh thái bền vững, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng trên các tiểu vùng khác nhau của tỉnh, chú trọng đến vùng cao, biên giới gắn việc xây dựng thuỷ điện Sơn La vừa là cơ hội, vừa là thách thức, sẽ tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức trong nước và quốc tế để Sơn La vươn lên làm giàu, phát triển vững chắc trên mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.
1.2. Các mục tiêu cụ thể
– Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đến năm 2005 bình quân đầu người tăng gấp 2 lần so với năm 2000 và đạt 500 USD vào năm 2010.
– Ðáp ứng với nhu cầu cho nhân dân về ăn, mặc và các hàng hoá tiêu dùng khác. Ðời sống vật chất và văn hoá của nhân dân các dân tộc được nâng cao; cải thiện điều kiện nhà ở, giao lưu, đi lại, học hành, khám, chữa bệnh thuận lợi. Ðảm bảo 100% các xã có đường ô tô được nâng cấp đến trung tâm xã, trên 80 – 90% số nhà ở nông thôn được ngói hoá. Giải quyết đủ việc làm cho người lao động, giảm tốc độ gia tăng dân số còn 2% vào năm 2001 – 2005 và 1,7% vào năm 2010.
– Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hoàn thành phổ cập THCS trên phạm vi toàn tỉnh. Quan tâm đào tạo cán bộ dân tộc và cán bộ nữ. Phấn đấu 25% số lao động được đào tạo nghề. Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, tích cực phòng chống các bệnh xã hội như biếu cổ, sốt rét, phong, nghiện hút… đã nâng tuổi thọ cho nhân dân (70 – 73 tuổi) bằng tuổi thọ bình quân cả nước.
– Chấm dứt phá rừng, từng bước khôi phục tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp với sản xuất nông – lâm nghiệp bền vững, nâng cao che phủ của rừng từ 25,4% năm 2000 lên 60% toàn tỉnh.
– Ðảm bảo ổn định về an ninh quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc vùng biên giới Việt – Lào (với 250 km đường biên). Thực hiện dân chủ hoá, công bằng xã hội, giữ vững kỷ cương, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đoàn kết trong đời sống, văn hoá văn minh lành mạnh.
Chỉ tiêu phấn đấu:
Năm 2005
Năm 2010
Cơ cấu kinh tế
100%
100%
Nông nghiệp
50%
40%
Công nghiệp – Xây dựng
18%
24%
Dịch vụ – Du lịch
32%
36%
* Nhịp độ tăng trưởng (GDP) hàng năm.
– Giai đoạn 2001 – 2005 là 10% năm.
– Giai đoạn 2006 – 2010 là 11% năm.
* GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 500 USD.
* Tỷ lệ thu ngân sách từ GDP hiện nay là 6,7% tăng lên 20,6% vào năm 2010.
* Tổng giá trị xuất khẩu từ 7 triệu USD năm 2000 tăng lên 20 triệu USD năm 2005 và 30 triệu năm 2010.
2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001 – 2005
a. Các chỉ tiêu kinh tế:
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 13-14%/năm. Trong đó: nông – lâm nghiệp tăng 8,65%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng 26,2%/năm; dịch vụ tăng 16,8%/năm.
– GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 230 USD.
– Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp năm 2005 đạt 1,485 tỷ đồng, tăng bình quân 8,5% năm.
– Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 550 tỷ đồng, tăng bình quân 26,4%/năm.
– Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 20 triệu USD, tăng bình quân năm 23,3%/năm.
– Cơ cấu nông – lâm nghiệp, thuỷ sản GDP năm 2005: 50%; công nghiệp -xây dựng: 18%; dịch vụ: 32%.
b. Các chỉ tiêu xã hội:
– Giảm tỷ lệ sinh bình quân năm 0,08%, tốc độ tăng dân số năm 2005 khoảng 1,75%.
– Huy động 85% trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo (riêng thị trấn, thị xã huy động 100% số trẻ ra lớp mẫu giáo); 95% số trẻ từ 6 – 11 tuổi đến trường tiểu học: 95 – 98% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào trường phổ thông trung học cơ sở; 60 – 65% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học phổ thông trung học công lập, 15% ngoài công lập, 20% phân luồng sau trung học cơ sở.
– Nâng cấp, các trạm y tế xã, phường; 100% TTCX trọng điểm có phòng khám đa khoa khu vực có đủ y, bác sỹ và thuốc chữa bệnh. Ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm, tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét không quá 0,3% so với dân số; tỷ lệ trẻ em dưới một 1 tuổi được tiêm chủng đủ 6 loại vắc xin đạt 95%; duy trì kết quả loại trừ bệnh phong một cách vững chắc; khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc các bệnh: Thương hàn, tả, lỵ, viêm gan B…
– Trong năm 2002 thông xe kỹ thuật đến trung tâm 19 xã còn lại ; phấn đấu đến hết năm 2005: 50% số dân được dùng nước sạch; 80% số dân được xem truyền hình; 100% số xã được sử dụng điện sinh hoạt. Nâng cấp, nhựa hoá các tuyến đường huyện, đường xã, đến năm 2010 100% bản có đường cơ giới đến xã và trục đường chính.
– Ðến năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 13-15%, trong đó lao động được đào tạo nghề 8%; tạo việc làm mới cho 22.000 người.
– Ðến năm 2005 cơ bản không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%, tăng số hộ giàu và khá gấp 2 lần năm 2000.