Trang thông tin điện tử Vụ Pháp chế

Từ khoá: Văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực, thời điểm có hiệu lực.

Abstract: The Law on Promulgation of Legal Documents of 2015 (amended and supplemented by Law No. 63/2020/QH14) provides stipulation of the effectiveness date of legal mormative documents quite clearly and strictly. However, some regulations are getting inadequate nowadays such as the effective date, the retrospective effect and some case of the suspension of legal documents that is a great need for continuity to be completed.

Keywords: Legal documents; effectiveness, time of effectiveness.

 VĂN-BẢN-QPPL_2.jpg

Ảnh minh họa: Nguồn internet 

1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là thời điểm VBQPPL bắt đầu phát sinh hiệu lực trong thực tế để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà văn bản đó quy định [1] . Việc tính toán, dự liệu thời điểm có hiệu lực của VBQPPL có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của VBQPPL luôn cần một khoảng thời gian hợp lý để chuẩn bị điều kiện cần thiết thi hành khi văn bản đó phát sinh hiệu lực [2]

Khoản 1 Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Ban hành VBQPPL) quy định: “1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần VBQPPL được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã”. Đồng thờiĐiều 23 Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 ngày 14/3/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thể thức và kỹ thuật trình bày VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước khẳng định: “Văn bản phải xác định cụ thể ngày, tháng, năm có hiệu lực thi hành”.

Những quy định trên cho thấy, thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần VBQPPL phải được quy định tại văn bản đó để tránh phát sinh mâu thuẫn về việc xác định hiệu lực pháp lý của văn bản. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 151 Luật Ban hành VBQPPL quy định: “VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành”. Đây là quy định đặc thù nhằm đảm bảo văn bản được ban hành theo thủ tục rút gọn có hiệu lực kịp thời để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để bảo đảm VBQPPL có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, VBQPPL phải thoả mãn hai điều kiện: một là, đảm bảo yêu cầu về chủ thể có thẩm quyền và loại VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn – luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 147, Điều 148); hai là, VBQPPL phải thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 146 sau đây:

 a. Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

b. Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

c. Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với VBQPPL mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay VBQPPL để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

d. Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

e. Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.

Về cơ bản, các trường hợp quy định nêu trên là khá phù hợp; tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp sau đây:

Thứ nhất về trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp. “Tình trạng khẩn cấp” là trạng thái xã hội, do nhiều nguyên nhân tác động, lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng đe dọa sự sống còn của quốc gia. Do đó, nhằm bảo vệ đất nước; bảo đảm lợi ích công cộng; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền thiết lập những biện pháp, quy tắc đặc biệt không được áp dụng trong điều kiện bình thường

“Tình trạng khẩn cấp” là trạng thái xã hội, do nhiều nguyên nhân tác động, lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng đe dọa sự sống còn của quốc gia. Do đó, nhằm bảo vệ đất nước; bảo đảm lợi ích công cộng; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền thiết lập những biện pháp, quy tắc đặc biệt không được áp dụng trong điều kiện bình thường [3] . Hiện nay, ở nước ta, các trường hợp khẩn cấp được quy định trong Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000, Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm, Luật An ninh quốc gia năm 2004, Luật Quốc phòng năm 2018; Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 và Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai [4]

Xét dưới góc độ thẩm quyền ban hành VBQPPL quy định về tình trạng khẩn cấp thì hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các văn bản QPPL. Cụ thể, theo Hiến pháp năm 2013 thì chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành văn bản quy định về tình trạng khẩn cấp [5] . Bên cạnh đó, quyền con người, quyền công dân cũng chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng [6] . Tuy nhiên, Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000 lại quy định những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân [7] – vấn đề lẽ ra phải do Quốc hội ban hành dưới hình thức VBQPPL là luật để ban hành. Do đó, việc tiếp tục duy trì hiệu lực của Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000 là không đảm bảo sự phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Xét dưới góc độ kỹ luật lập pháp, việc quy định rải rác về tình trạng khẩn cấp ở các VBQPPL khiến cho các nội dung này trở nên tản mạn, không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.Ví dụ, Luật Quốc phòng năm 2018 không chỉ quy định tình trạng khẩn cấp về quốc phòng mà còn điều chỉnh cả tình trạng khẩn cấp về thảm họa với tính chất là hệ quả của tình trạng khẩn cấp về quốc phòng. Điều này đã tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo khi áp dụng các biện pháp ứng phó được quy định trong Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000 và Luật Quốc phòng năm 2018.

Xét dưới góc độ thực tiễn, với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID – 19 hiện nay thì cũng cần tính đến khả năng phải ban bố tình trạng khẩn cấp nhưng chúng ta lại thiếu đi hành lang pháp lý thống nhất để quy định về vấn đề này như đã phân tích ở trên. Qua rà soát, các biện pháp, quy định phòng, chống dịch bệnh nói chung đã có trong hệ thống pháp luật hiện hành, như Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 hoặc Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000,… Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho rằng cần có hành vi pháp lý ở mức cao hơn, tiếp tục cho phép áp dụng các biện pháp này như trong trường hợp tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh [8] . Ngày 6/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID – 19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 [9] . Nghị quyết số 86/NQ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/7/2021 đến hết ngày 31/12/2022 và chỉ áp dụng trực tiếp trong phòng, chống dịch COVID – 19, trong đó bao gồm một số biện pháp kiểm soát dịch bệnh như vấn đề liên quan đến mua và sản xuất vắc-xin COVID 19, an sinh xã hội, mua bán trang thiết bị, vật tư y tế,… Tuy nhiên, những quy định này chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn – là những giải pháp trực tiếp, trước mắt để phòng, chống dịch bệnh. Chính vì vậy, để có cơ sở pháp lý áp dụng lâu dài thì Quốc hội cần ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp để quy định các biện pháp phù hợp, giải quyết được các tình huống có thể phát sinh trong tương lai.

Trên cơ sở những phân tích trên đây, chúng ta đều nhận thấy sự cần thiết phải ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp. Điều này không chỉ phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) [10] , với Hiến pháp năm 2013 mà đối với cả công tác xây dựng pháp luật cũng có ý nghĩa quan trọng, bởi đây là cơ sở để các chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL hợp pháp, hợp lý, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng chịu sự tác động của văn bản.

Khi xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp thì theo ý kiến tác giả, nên phân định rõ tình trạng khẩn cấp thành các trường hợp sau: i) tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; ii) tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia; iii) tình trạng khẩn cấp về thiên tai, dịch bệnh; iv) tình trạng khẩn cấp về thảm họa. Bởi lẽ, mỗi loại tình trạng khẩn cấp khác nhau sẽ có nguyên nhân làm phát sinh khác nhau. Theo đó, đối với tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, nếu có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước thì chỉ nên quy định chung và giao cho Chính phủ, các cơ quan liên quan ban hành văn bản quy định chi tiết nếu thấy cần thiết. Còn đối vớitình trạng khẩn cấp về thiên tai, dịch bệnh và tình trạng khẩn cấp về thảm họa thì nên quy định rõ ràng, cụ thể trong luật để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành pháp luật.

Thứ hai, xác định thế nào là trường hợp cấp bách? Các văn bản pháp luật hiện hành không xác định thế nào là trường hợp cấp bách. Theo Từ điển Tiếng Việt, cấp bách có nghĩa là rất gấp, cần được giải quyết ngay [11] . Như vậy, có thể hiểu trường hợp cấp bách là những trường hợp rất gấp, cần được giải quyết ngay trên thực tế. Tuy nhiên, cách lý giải như vậy vẫn còn khá mập mờ khiến cho các chủ thể gặp phải khó khăn khi lựa chọn đề xuất soạn thảo VBQPPL thuộc trường hợp nào theo quy định tại Điều 146 Luật Ban hành VBQPPL để ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn. Ví dụ: ngày 21/9/2020, Bộ Tư pháp đã có Công văn số: 3477/BTP-PLHSHC trả lời Công văn số 7498/VPCP-QHĐP ngày 10/9/2020 của Văn phòng Chính phủ về điều kiện xây dựng, ban hành VBQPPL về tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù theo trình tự, thủ tục rút gọn. Theo đó, Bộ Tư pháp cho rằng: “2. Tại Công văn số 1107/UBDT-DTTS ngày 31/8/2020, Uỷ ban Dân tộc đã đề xuất hai phương án xây dựng văn bản quy định tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù: Phương án 1 – Ban hành Nghị định rút gọn của Chính phủ; Phương án 2 – Chính phủ ban hành Nghị quyết, phân công Thủ tướng Chính phủ quyết định tiêu chí, giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Để án, hoàn thiện hồ sơ theo trình tự, thủ tục rút gọn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, Ủy ban Dân tộc giải trình lý do đề xuất việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành văn bản này là vận dụng quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 “trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn” (trang 1 Công văn số 1107/UBDT-DTTS).

Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Tư pháp thì Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, trong đó giao Chính phủ tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án. Tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, Quốc hội cũng đã giao cho Chính phủ “ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù”.

theo quyết định của Quốc hội. Do vậy, nếu Ủy ban Dân tộc xét thấy cần thiết phải ban hành văn bản này thì có thể căn cứ vào quy định của “trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với VBQPPL mới được ban hành” để giải trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành văn bản.  

Chính vì vậy, Bộ Tư pháp cho rằng việc Ủy ban Dân tộc giải trình lý do nêu trên là chưa bảo đảm phù hợp và đầy đủ vì theo quy định của khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, việc xây dựng, ban hành VBQPPL trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn phải. Do vậy, nếu Ủy ban Dân tộc xét thấy cần thiết phải ban hành văn bản này thì có thể căn cứ vào quy định của khoản 3 Điều 146 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015để giải trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành văn bản.

Thông qua ví dụ trên, chúng ta thấy chính những cơ quan đề xuất ban hành VBQPPL cũng còn có nhiều quan điểm khác nhau khi xác định thế nào là “trường hợp cấp bách. Quy định như Luật Ban hành VBQPPL hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi hơn khi chỉ quy định “trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn” chứ không quy định thêm nội dungnhư Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 là “trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo quyết định của Quốc hội”. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể ban hành VBQPPL thì Luật Ban hành VBQPPL nên có quy định rõ ràng trường hợp nào là trường hợp cấp bách để tạo cách hiểu và áp dụng pháp luật một cách thống nhất trên thực tế.

            Thứ ba, trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với VBQPPL mới được ban hành.

Đây là quy định phù hợp của Luật Ban hành VBQPPL, nhất là đối với trường hợp văn bản quy định chi tiết. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 2, Điều 11 Luật Ban hành VBQPPL thì VBQPPL phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay. Quy định này giúp chúng ta tránh được tình trạng “nợ đọng” văn bản quy định chi tiết, “luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư” [12] . Ví dụ: theo Quyết định số 2197/QĐ-TTg ngày 22/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 thì Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn để có hiệu lực cùng thời điểm vào ngày 01/7/2021 với Luật Cư trú năm 2020.

Tuy nhiên, vấn đề chúng ta quan tâm ở đây là việc sửa đổi VBQPPL, nhất là các nội dung quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với các đối tượng chịu sự tác động của văn bản. Trong khi đó, Điều 148 Luật Ban hành VBQPPL quy định về trình tự, thủ tục xây dựng VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn thì thủ tục lấy ý kiến “có thể” được cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện, trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày. Thế nhưng với quy định tại Điều 148 kể trên thì có thể xảy ra trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo không thực hiện việc lấy ý kiến vì cho rằng đây không phải thủ tục bắt buộc và không cần thiết.

Đánh giá về vấn đề này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết trong thời gian qua đã có không ít các VBQPPL mặc dù rất quan trọng nhưng lại được đề xuất xây dựng theo trình tự thủ tục rút gọn (thường là với lý do để kịp thời hạn có hiệu lực với Luật), hoặc các VBQPPL trong đó có nhiều quy định ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp (ví dụ: các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh được xây dựng để kịp thời hạn có hiệu lực vào ngày 01/7/2016) được đề xuất soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn (với lý do để kịp thời hạn theo yêu cầu của Luật Đầu tư năm 2014). Thực tế cho thấy vì thiếu thời gian để cân nhắc, đánh giá kỹ càng trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL nên nhiều điều kiện kinh doanh bất hợp lý đã được bỏ qua trong đợt rà soát điều kiện kinh doanh năm 2016. Việc áp dụng các quy định này gây ra vướng mắc, bất cập và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác trong thực tiễn dẫn tới việc một số văn bản về điều kiện kinh doanh vừa được ban hành năm 2016 đã lại phải tiếp tục được đề xuất, sửa đổi năm 2018 [13] . Ví dụ: Điều 3 Nghị định 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương đã bổ sung Điều 11a Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài theo đó đã bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh. Thế nhưng vì không phù hợp với tình hình thực tiễn nên khi Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2018/NĐ-CP vào ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương đã bãi bỏ quy định về điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh [14] mà chúng ta vừa xem xét ở trên.

Trước ngày 15/8/2018, các bộ, cơ quan ngang bộ hoàn thành việc ban hành theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền các văn bản để thực thi phương án cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh bằng hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản theo qutrình, thủ tục rút gọn”. Theo thống kê của VCCI thì tính đến tháng 12/2018, Quốc hội và Chính phủ ban hành 16 luật, 169 nghị định (trong đó tỷ lệ luật, nghị định liên quan đến doanh nghiệp là khoảng 65%); các bộ ban hành 590 thông tư (tỷ lệ thông tư liên quan đến doanh nghiệp là hơn 85%). Tuy nhiên, tính trong tỷ lệ tiếp thu ý kiến góp ý của VCCI về điều kiện kinh doanh thì trong 10 văn bản góp ý nghị định về điều kiện kinh doanh của các bộ (một nghị định sửa đổi, bổ sung điều kiện kinh doanh quy định ở các Nghị định trong một ngành), VCCI có 90 kiến nghị và tỷ lệ tiếp thu là 27,78%. Tỷ lệ tiếp thu cao nhất tới 66,67% cho 12 góp ý ở tính thống nhất, thấp nhất là 17,46% cho 63 góp ý ở tính hợp lý

Cũng trong đợt rà soát các điều kiện kinh doanh năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 13/7/2018 về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: “”. Theo thống kê của VCCI thì tính đến tháng 12/2018, Quốc hội và Chính phủ ban hành 16 luật, 169 nghị định (trong đó tỷ lệ luật, nghị định liên quan đến doanh nghiệp là khoảng 65%); các bộ ban hành 590 thông tư (tỷ lệ thông tư liên quan đến doanh nghiệp là hơn 85%). Tuy nhiên, tính trong tỷ lệ tiếp thu ý kiến góp ý của VCCI về điều kiện kinh doanh thì trong 10 văn bản góp ý nghị định về điều kiện kinh doanh của các bộ (một nghị định sửa đổi, bổ sung điều kiện kinh doanh quy định ở các Nghị định trong một ngành), VCCI có 90 kiến nghị và tỷ lệ tiếp thu là 27,78%. Tỷ lệ tiếp thu cao nhất tới 66,67% cho 12 góp ý ở tính thống nhất, thấp nhất là 17,46% cho 63 góp ý ở tính hợp lý [15] . Chúng ta đều biết, các điều kiện kinh doanh chính là những quy định trực tiếp tác động đến khả năng gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Theo VCCI, thì cộng đồng doanh nghiệp vẫn phản ứng nhiều nhất về tính hợp lý của điều kiện kinh doanh vì họ cho rằng nhiều quy định còn chưa phù hợp với thực tế sản xuất, gây cản trở cho sự phát triển của doanh nghiệp [16] . Như vậy, đối với trường hợp ban hành VBQPPL theo thủ tục rút gọn mà cơ quan chủ trì soạn thảo có thực hiện thủ tục lấy ý kiến thì tỷ lệ tiếp thu ý kiến cũng chưa cao, điều này cho thấy sự khác biệt lớn về quan điểm giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và các đối tượng chịu sự tác động của văn bản.

Như vậy, việc xây dựng VBQPPL theo trình tự thủ tục rút gọn nếu không được cân nhắc một cách kỹ càng sẽ làm mất đi cơ hội đề xuất, tham gia ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động của văn bản. Đồng thời, các cơ quan chủ trì soạn thảo cũng có thể vì bị áp lực về mặt tiến độ, thời gian ban hành nên có thể soạn thảo, ban hành các VBQPPL một cách vội vàng, điều này dễ dẫn tới các hệ quả thực tiễn không mong muốn. Chính vì vậy, theo ý kiến tác giả, để đảm bảo chất lượng VBQPPL được ban hành thì khoản 2 Điều 148 Luật Ban hành VBQPPL nên sửa đổi theo hướng quy định thủ tục lấy ý kiến là bắt buộc như sau: “2. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản. Trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày”.

2. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật

Hiệu lực trở về trước của VBQPPL là trường hợp văn bản được áp dụng đối với các quan hệ xã hội phát sinh trước thời điểm bắt đầu có hiệu lực pháp luật của văn bản đó. Khoản 1 Điều 152 Luật Ban hành VBQPPL quy định: Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, VBQPPL của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước. Ví dụ 1: Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán nêu rõ quy định chuyển tiếp tại khoản 1 Điều 53 là: “Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn”. Việc quy định hiệu lực trở về trước như ở ví dụ trên chủ yếu xuất phát từ tính nhân đạo của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho đối tượng thi hành.

Luật Ban hành VBQPPL quy định chỉ trong trường hợp cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, VBQPPL của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước. Tuy nhiên, thế nào là trường hợp cần thiết, trường hợp có những quy định bảo vệ được quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân nhưng lại mâu thuẫn với lợi ích chung của xã hội hoặc ngược lại thì xác định như thế nào? Việc không có quy định rõ ràng để áp dụng dễ dẫn đến tình trạng chủ thể ban hành VBQPPL có quy định hiệu lực trở về trước nhưng có thể lại gây khó khăn khi áp dụng pháp luật. Điều này có thể thấy qua hai ví dụ sau đây:

Ví dụ 2: khoản 5 Điều 84 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019 (Luật Cán bộ, công chức) quy định: Việc xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ việc, ngh hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01/7/2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.Như vậy, các quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019 sẽ được áp dụng đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản này có hiệu lực – ngày 01/7/2020. Theo Báo cáo số 4203/BC-BNV của Bộ Nội vụ về đánh giá tác động dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức thì việc quy định bổ sung cơ sở pháp lý để xử lý kỷ luật cán bộ đã nghỉ hưu sẽ mang lại nhiều tác động tích cực về mặt xã hội. Giải pháp này sẽ góp phần giảm thiểu những bất công, những hành vi tiêu cực và do đó giảm thiểu được những bức xúc, mất lòng tin vào chính quyền trong xã hội thời gian qua…

trong trường hợp VBQPPL mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới[17].

Về vấn đề này, có quan điểm cho rằng quy định trên của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chưa phù hợp với nguyên tắc áp dụng VBQPPL tại khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành VBQPPL, đó là chỉ áp dụng VBQPPL

Điều 84 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019 mặc dù dường như có điểm chưa phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành VBQPPL nhưng lại phù hợp với yêu cầu thực tiễn bởi nó đánh vào tâm lý “hạ cánh an toàn” vốn đã “ăn sâu, bén rễ” trong tư tưởng của không ít chủ thể nắm giữ quyền lực. Bởi trước đây, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật ngắnĐiều 84 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) được xem như một ngoại lệ áp dụng pháp luật đặc biệt để tấn công những hành vi sai phạm, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, xây dựng một chính quyền vững mạnh.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả, nếu đặt trong bối cảnh thực tế của Việt Nam trong thời gian qua khi chúng ta phát hiện một loạt các sai phạm vô cùng nghiêm trọng của những chủ thể có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước [18] thì quy định tại khoản 584 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019 mặc dù dường như có điểm chưa phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành VBQPPL nhưng lại phù hợp với yêu cầu thực tiễn bởi nó đánh vào tâm lý “hạ cánh an toàn” vốn đã “ăn sâu, bén rễ” trong tư tưởng của không ít chủ thể nắm giữ quyền lực. Bởi trước đây, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật ngắn [19] nên xảy ra tình trạng “một số trường hợp đã bị xử lý kỷ luật về đảng, hoặc đã bị xử lý về hình sự nhưng cho hưởng án treo, khi xét kỷ luật theo quy định của Luật thì đã hết thời hiệu” [20] . Chính vì lý do đó mà trong suốt thời gian qua, kỷ luật đảng dường như đã thay thế kỷ luật nhà nước trong không ít trường hợp [21] . Xuất phát từ tình hình thực tiễn của nước ta cũng như yêu cầu về sự thống nhất, đồng bộ với các quy định của Đảng [22] thì quy định tại khoản 584 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) được xem như một ngoại lệ áp dụng pháp luật đặc biệt để tấn công những hành vi sai phạm, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, xây dựng một chính quyền vững mạnh.

Ví dụ 3: khoản 2 Điều 152 Luật Ban hành VBQPPL quy định hai trường hợp không được quy định hiệu lực trở về trước: một là, quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; hai là, quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định như thế nào là trách nhiệm pháp lý nặng hơn cũng không hề đơn giản. So sánh quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm “khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại vượt quá công suất được phép khai thác hàng năm ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 15% đến dưới 25%” trong Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (thay thế Nghị định số 33/2017/NĐ-CP) kể trên trong ví dụ 2 như sau:

Untitled.VRNDUNG_1.pngTuy nhiên, trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức vi phạm sẵn sàng nộp số tiền phạt từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả – chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc, xác minh theo quy định tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP hơn là bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung – bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản và phải dừng hoạt động từ 01 tháng đến dưới 03 tháng theo quy định tại Nghị định số 33/2017/NĐ-CP. Ngược lại, có trường hợp cá nhân, tổ chức cũng có thể chấp nhận việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Nghị định số 33/2017/NĐ-CP hơn là bị xử phạt và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP

Bảng so sánh trên cho thấy, nếu xem xét hình thức phạt chính thì mức tiền phạt trong Nghị định số 36/2020/NĐ-CP cao hơn so với Nghị định số 33/2017/NĐ-CPTuy nhiên, trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức vi phạm sẵn sàng nộp số tiền phạt từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả – chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc, xác minh theo quy định tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP hơn là bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung – bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản và phải dừng hoạt động từ 01 tháng đến dưới 03 tháng theo quy định tại Nghị định số 33/2017/NĐ-CP. Ngược lại, có trường hợp cá nhân, tổ chức cũng có thể chấp nhận việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Nghị định số 33/2017/NĐ-CP hơn là bị xử phạt và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP [23]

Như vậy, việc quy định hiệu lực trở về trước là vấn đề cần thiết thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng trên thực tiễn thì vẫn còn phát sinh một số điểm vướng mắc, bất cập đã phân tích ở trên. Chính vì vậy, để phù hợp với tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, Điều 152 Luật Ban hành VBQPPL nên làm rõ các trường hợp cần thiết có thể quy định hiệu lực trở về trước là trường hợp nào? Bên cạnh đó, Điều 152, Điều 156 Luật Ban hành VBQPPL cũng nên quy định ngoại lệ có thể ban hành và áp dụng VBQPPL quy định hiệu lực hồi tố trong trường hợp đặc biệt để đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội như trường hợp xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đã được phân tích ở trên. Khi tiến hành xây dựng, ban hành quy định cũng như áp dụng quy định về hiệu lực hồi tố này vẫn luôn cần đảm bảo tính thận trọng, tránh việc áp dụng một cách tuỳ tiện trên thực tế.

3. Thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Thời điểm hết hiệu lực của văn bản xác định ngày chấm dứt sự điều chỉnh của văn bản đối với các quan hệ xã hội mà nó quy định. Điều 154  Luật BHVBQPPL năm 2015 quy định bốn trường hợp VBQPPLhết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần như sau:

(1) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.

(2) Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VBQPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.

(3) Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(4) VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Trong các trường hợp trên, có hai trường hợp luật quy định cần được bàn luận, đó là:

Đối với trường hợp (1): hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản. Khi ban hành văn bản tuỳ thuộc vào mục đích ban hành mà chủ thể có thẩm quyền có thể xác định thời điểm hết hiệu lực ngay trong văn bản. Những văn bản loại này thường tồn tại chủ yếu dưới dạng quy định thí điểm một vấn đề, dự báo được khoảng thời gian tồn tại của quan hệ xã hội do văn bản đó điều chỉnh…

Ví dụ: Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội quy định: “Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2020 và được thực hiện trong 05 năm”.

Tuy nhiên, vấn đề xác định hiệu lực này có thể dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau [24] , cụ thể:

Một là, quy định tại khoản 1 Điều 154 chỉ áp dụng đối với các văn bản ghi rõ ràng, cụ thể thời gian (ngày, tháng, năm) hết hiệu lực tại văn bản (ví dụ: Thông tư số 31/2019/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong Điều 6 quy định: “Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/7/2019 đến hết ngày 31/12/2021 và áp dụng từ năm ngân sách 2019”) còn đối với những văn bản không xác định cụ thể thời gian hết hiệu lực hoặc quy định chung chung tại văn bản (ví dụ “có hiệu lực từ ngày… tháng… năm đến khi kết thúc nhiệm kỳ” hoặc “áp dụng trong giai đoạn năm 2021 – 2026” thì không được coi là hết hiệu lực đã được quy định trong văn bản mà phải thực hiện theo quy trình bãi bỏ VBQPPL của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL.

Hai là, quy định tại khoản 1 Điều 154 áp dụng đối với tất cả các trường hợp VBQPPL có quy định hiệu lực theo giai đoạn (không phân biệt việc xác định ngày, tháng, năm hết hiệu lực cụ thể hay không xác định cụ thể) thì đương nhiên văn bản đó hết hiệu lực khi kết thúc giai đoạn và không cần thiết phải thực hiện theo quy trình bãi bỏ mà chỉ cần đưa vào danh mục VBQPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực hàng năm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ra quyết định công bố.

Như vậy, trong hai cách trên thì cách hiểu thứ nhất sẽ phù hợp hơn bởi nếu VBQPPL quy định rõ ngày tháng năm hết hiệu lực thì văn bản đó đương nhiên hết hiệu lực. Tuy nhiên, nếu văn bản chỉ quy định chung chung là áp dụng trong nhiệm kỳ hoặc một giai đoạn nào đó thì cần phải thực hiện việc bãi bỏ VBQPPL theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo việc xác định chính xác thời điểm hết hiệu lực của văn bản.

Đối với trường hợp (2): được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VBQPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.

Sửa đổi, bổ sung, thay thế là ba hình thức xử lý VBQPPL khác nhau. Điều này có thể được hiểu như sau:

– Thay thế VBQPPL áp dụng khi đa số hoặc toàn bộ nội dung VBQPPL hiện hành không còn phù hợp nên cần thay thế bằng nội dung khác phù hợp hơn.

Ví dụ: Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 được ban hành để thay thế Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 vì các nội dung trong Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 không còn phù hợp.

– Sửa đổi VBQPPL là việc ban hành VBQPPL mới để làm thay đổi một phần nội dung VBQPPL hiện hành; phần nội dung văn bản được sửa đổi hết hiệu lực còn phần nội dung không được sửa đổi vẫn tiếp tục có hiệu lực.

– Bổ sung VBQPPL áp dụng khi cần “thêm vào” nội dung của VBQPPL hiện hành mà vẫn giữ nguyên nội dung của văn bản đó.

Thực tế ở nước ta, hình thức xử lý văn bản “sửa đổi, bổ sung” luôn đi kèm với nhau, ví dụ: ngày 31/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL. Tuy nhiên, có trường hợp văn bản chỉ “sửa đổi” chứ không “bổ sung”, ví dụ: Thông tư số 79/2013/TT-BTC, ngày 07/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 17.02 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Mục I, Phụ lục II ban hành ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính…) và cũng có những văn bản chỉ “bổ sung” chứ không “sửa đổi”.

Việc Luật Ban hành VBQPPL quy định trường hợp “thay thế”, “sửa đổi” làm hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần VBQPPL còn hợp lý nhưng “bổ sung” không làm chấm dứt hiệu lực của VBQPPL. Do đó, theo ý kiến tác giả, nên bỏ trường hợp “bổ sung” làm chấm dứt hiệu lực VBQPPL. Theo đó, Điều 154 nên sửa lại theo hướng như sau:

Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

1.      Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.

2.      Được sửa đổi hoặc thay thế bằng VBQPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.

3.      Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4.      VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Như vậy, về cơ bản, những quy định về hiệu lực của VBQPPL trong Luật Ban hành VBQPPL là khá phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập mà tác giả đã nêu trên.Việc tiếp tục hoàn thiện những quy định về hiệu lực VBQPPL trong thời gian tới sẽ góp phần quan trọng để đảm bảo việc“xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch” theo tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.

 

Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản (2021), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.181.[1] Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh,, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.181.[2] Đây là một trong những cam kết mà Việt Nam phải thực hiện khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới – WTO. Xem Phụ lục: nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2006 về phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới – Nội dung số 4.Law in Times of Crisis: Emergency powers in theory and practice, Cambridge University Press, 2006, p. 249.[3] Oren Gross – Fionnuala Ní Aoláin,, Cambridge University Press, 2006, p. 249.Thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp và những vấn đề cần hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2021, tr.3.[4] TS. Cao Vũ Minh,, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2021, tr.3.[5] Khoản 13 Điều 70 Hiến pháp năm 2013.[6] Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.Thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong tình trạng khẩn cấp và những vấn đề cần hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2021, tr.7.[7] TS. Cao Vũ Minh,, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2021, tr.7.Quy trình lập pháp đặc biệt trong hoàn cảnh đặc biệt để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh[8] Lê Sơn, http://baochinhphu.vn/Xa-hoi/Quy-trinh-lap-phap-dac-biet-trong-hoan-canh-dac-biet-de-ngan-chan-day-lui-dich-benh/442208.vgp , truy cập lúc 18h00’ ngày 15/8/2021.[9] Nghị quyết số 86/NQ-CP ban hành dựa trên căn cứ là Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép Chính phủ ban hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.Tình trạng khẩn cấp theo Hiến pháp và Công ước, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18, tháng 9/2020, tr.9 – tr.14.[10] GS.TS. Nguyễn Đăng Dung,Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18, tháng 9/2020, tr.9 – tr.14.[11] http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/C%E1%BA%A5p_b%C3%A1ch , truy cập lúc 16h11 phút ngày 14/7/2021.[12] Tuy nhiên, thực tế cho thấy vì nhiều lý do khác nhau mà tình trạng “nợ đọng” văn bản quy định tiết vẫn tồn tại. Cụ thể, tính đến hết ngày 25/02/2021, còn 17 văn bản chi tiết nợ đọng liên quan đến trách nhiệm của các bộ, cơ quan: Nội vụ (5); Kế hoạch và Đầu tư (4); Tài chính (2); Xây dựng (1); Tài nguyên và Môi trường (2); Công an (1); Giáo dục và Đào tạo (1); Lao động – Thương binh và Xã hội (1). Theo Thanh Giang (Báo Nhân dân), Quyết tâm không nợ đọng văn bản nhiệm kỳ Chính phủ 2021 – 2026, https://noichinh.vn/tin-tuc-su-kien/202103/quyet-tam-khong-no-dong-van-ban-nhiem-ky-chinh-phu-2016-2021-309235/ , truy cập lúc 16h40 phút ngày 9/7/2021.[13]VCCI, Tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Luật BHVBQPPL năm 2015 http://vibonline.com.vn/bao_cao/tong-hop-kho-khan-vuong-mac-trong-viec-thuc-hien-luat-ban-hanh-van-ban-qppl-2015, truy cập lúc 16h50 phút ngày 9/7/2021.[14] Điểm b khoản 2 Điều 73 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP vào ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2018, Hà Nội, tháng 12/2018, tr.71 – tr.81.[15] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),, Hà Nội, tháng 12/2018, tr.71 – tr.81.Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2018, Hà Nội, tháng 12/2018, tr.80.[16] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),, Hà Nội, tháng 12/2018, tr.80.Nhiệm vụ và thách thức của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung trong công tác bảo đảm trật tự kỷ cương và phòng chống tham nhũng, Tài liệu Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức – Những điểm mới và định hướng áp dụng” do Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 30/6/2020, tr. 86 – tr.92.[17] TS. Nguyễn Thị Thiện Trí,, Tài liệu Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức – Những điểm mới và định hướng áp dụng” do Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 30/6/2020, tr. 86 – tr.92.Cách chức khi không còn chức: Chưa có tiền lệ[18] Theo Hồng Nhì, https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/vu-vu-huy-hoang-cach-chuc-khi-khong-con-chuc-chua-co-tien-le-337944.html , truy cập ngày 18/6/2020.[19] Theo Điều 80, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì thời hiệu kỷ luật cán bộ, công chức là 24 tháng, kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.[20] Tờ trình của Bộ Nội vụ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, https://moha.gov.vn/van-ban-du-thao.html?id=40347 , truy cập ngày 16/6/2020.[21] Chẳng hạn, trường hợp của ông Hoàng Trung Hải – người từng là Phó TTCP từ năm 2007 đến năm 2016. Theo kết luận của Bộ Chính trị, trong thời gian giữ cương vị Phó TTCP, ông Hoàng Trung Hải đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II). Với những vi phạm, khuyết điểm “nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân ông Hải” nêu trên, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải bằng hình thức cảnh cáo. Theo Lê Hiệp, Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải, https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-chinh-tri-ky-luat-canh-cao-bi-thu-thanh-uy-ha-noi-hoang-trung-hai-1170555.html , truy cập ngày 15/6/2020.Sự đồng bộ giữa các quy định về kỷ luật Đảng và kỷ luật nhà nước nhìn từ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Tài liệu Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức – Những điểm mới và định hướng áp dụng” do Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 30/6/2020, tr.194 – tr.207.[22] ThS. Trần Thị Thu Hà,, Tài liệu Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức – Những điểm mới và định hướng áp dụng” do Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 30/6/2020, tr.194 – tr.207.[23] ThS. Lê Thị Thúy, ThS. Nguyễn Hoàng Việt, Bất cập của các nguyên tắc áp dụng pháp luật trong Luật Ban hành VBQPPL nhìn từ thực tiễn xử lý vi phạm hành chính, https://stp.bacgiang.gov.vn/hien-thi-noi-dung/-/asset_publisher/wtMnvtGfRUNi/content/bat-cap-cua-cac-nguyen-tac-ap-dung-phap-luat-trong-luat-ban-hanh-vbqppl-nhin-tu-thuc-tien-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh, truy cập lúc 4h00 phút ngày 15/7/2021.

 

Xác định “Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản” theo quy định tại khoản 1 Điều 154 Luật BHVBQPPL năm 2015[24] Anh Vân (Sở Tư pháp tỉnh Hà Giang), https://stp.hagiang.gov.vn/tin-tuc-chi-tiet?newsId=166925 , truy cập lúc 5h00’ ngày 15/7/2021.