Trang đào tạo tín chỉ đại học ngoại ngữ huế
quản lý đào tạo theo chế tín chỉ ở trường đại học ngoại ngữ – đại học huế
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.13 KB, 20 trang )
TỈNH ỦY UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN CHÍ THANH
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐẠI HỌC HUẾ
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
HỌC VIÊN: HOÀNG VĂN TƯỞNG
SỐ: TCT CV.084.10
HUẾ, 9 NĂM 2010
1
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế được thành lập ngày
13/07/2004 theo quyết định số 126/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
trên cơ sở sáp nhập các khoa và tổ ngoại ngữ từ 6 trường thành viên của Đại
học Huế với bề dày truyền thống gần 50 năm kể từ năm 1957. Hiện nay,
trường có diện tích rộng hơn 10 hecta toạ lạc tại Làng đại học số 57 Nguyễn
Khoa Chiêm, thành phố Huế
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế là trung tâm đào tạo,
NCKH về ngôn ngữ – văn hoá- du lịch Việt Nam và nước ngoài và cung cấp
dịch vụ phiên biên dịch và cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, cả nước
và một số nước trong khu vực
Ngày 27 tháng 9 năm 2007, giám đốc ĐH Huế, PGS.TS Nguyễn Văn
Toàn đã ký công văn số 1124 công bố kế hoạch triển khai đào tạo theo học
chế tín chỉ. Theo đó, áp dụng đào tạo tín chỉ cho tất cả các ngành đào tạo,
các chương trình đào tạo thuộc trường ĐH Ngoại ngữ (trường thành viên) và
khoá tuyển sinh năm thứ nhất ở tất cả các ngành đào tạo thuộc ĐH Huế.
1. Lý do chọn đề tài:
Như các thầy cô đã biết hiện nay các trường đại học trong cả nước đều
triển khai mô hình đào tạo theo tín chỉ, vì khác với đào tạo theo niên chế là
rập khuôn, cứng nhắt thì đào tạo theo tín chỉ có có nhiều sự mềm dẻo hơn và
có nhiều lợi ích hơn như:
Học chế tín chỉ đã là thông lệ của thế giới, không thể hội nhập thế giới
về đào tạo nếu không triển khai tổ chức theo học chế này.
2
Tăng cường khả năng tương thông giữa các trường đại học trong cả
nước, là điều kiện để sử dụng cơ sở vật chất tối đa, khai thác chất xám của
giảng viên, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho quốc gia.
Để hiện thực hoá triết lý giáo dục lấy người học làm trung tâm, phát
huy cao độ tính chủ động của sinh viên.
Tạo ra sự phù hợp cao nhất giữa năng lực học tập, tài chính cũng các
điều kiện khác của sinh viên với tiến độ và cường độ học tập.
Là biện pháp quan trọng để hiện đại hoá các hoạt động đào tạo. Đây là
cách quản lý đào tạo mềm dẻo nhưng thực chất và không kém phần chặt chẽ
chính xác.
Có thể nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tính năng động
cho đội ngũ giảng viên, có điều kiện để sàng lọc đội ngũ giảng viên; giảng
viên có thời gian để nghiên cứu, học tập và trao đổi học thuật trong và ngoài
nước.
Nhắm tới mục tiêu cuối cùng là đổi mới và nâng cao chất lượng đào
tạo, nâng cao chất lượng trường đại học. Việc triển khai đào tạo theo học chế
tín chỉ kết hợp với chế độ kiểm định đánh giá chất lượng trường đại học
thường xuyên sẽ từng bước nâng cao chất lượng trường đại học.
Là một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tổ chức quản lý đào
tạo.
Lợi ích của việc chuyển đổi này không thể thấy được trong một sớm
một chiều, chưa thể đo ngay bằng tiền bạc. Có thể trước mắt chỉ thấy nhiều
thêm khó khăn và phức tạp thêm cho quản lý điều hành.
Vì vậy chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ là một tất yếu.
Tính đến thời điểm hiện tại, trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế,
vận hành hệ thống tín chỉ đã được 2 năm, mọi công đoạn từ Vạn sự khởi
3
đầu nan đến nay đã dần dần rõ ràng và có khuynh hướng tốt đáng kể, từ cơ
sở vật chất, phương tiện dạy học, đến đội ngủ giáo viên ngày càng hoàn
thiện hơn, đội ngũ quản lý trở nên nhuần nhuyễn hơn, sinh viên dần tiếp cận
và hiểu sâu hơn về đào tạo theo chế tín chỉ, tạo nên một bộ mặt riêng cho
một ngôi trường vừa mới thành lập nhưng đã mạnh dạn đứng ra làm thí điểm
trong việc đổi mới phương pháp đào tạo mà chưa thành viên nào trong Đại
học Huế có thể đãm nhiệm được. Trong sự thành công đã đạt được, Trường
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc
về quản lý theo chế tín chỉ trong hai năm qua như cơ sở vật chất còn hạn
chế, đội ngũ giáo viên còn thiếu hụt, trình độ quản lý của chuyên viên còn
chưa chuyên sâu, đặc biệt là tầm nhận thức của người học đối với đào tạo
theo hệ thống tín chỉ còn chưa rõ ràng. Đó là những lý do cơ bản và chính
đáng nhất làm cho bản thân những người quản lý trực tiếp của đơn vị
(trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế) phải luôn luôn quan tâm suy
nghỉ, trăn trở tìm mọi cách làm sao để cải thiện các vấn đề đó được tốt hơn,
phù hợp với xu thế đào tạo tín chỉ trong nước và thế giới.
2. Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua đề tài này, với bản thân là một người trực tiếp làm công tác
đào tạo tại phòng Đào tạo Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, Tôi
muốn chia sẽ một số tình huống cụ thể liên quan đến các vấn đề đã nêu trên
và có một vài ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đào tạo
theo chế tín chỉ của đơn vị mình và có thể giúp cho đơn vị mình hiểu rõ hơn
về các vấn đề hiện tại của đơn vị trong giai đoạn đào tạo theo chế tín chỉ.
Những điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc ra một phương án tối ưu
cho việc quản lý đào tạo theo chế tín chỉ của đơn vị trong giai đoạn hiện nay.
Tôi hy vọng với đề tài này sẽ đóng một phần nhỏ trong việc hoàn
thiện hơn vấn đề quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại ngôi trường mình
4
công tác và sẽ là những thông tin bổ ích cho những ai muốn nghiên cứu cụ
thể hơn về quản lý đào tạo theo tín chỉ, cũng như đặt ra được câu hỏi lớn là
Đến nay Trường Đại học Ngoại Đại học Huế ngữ đã quản lý đào tạo theo
hệ thống tín chỉ như thế nào rồi ?
3. Phạm vi hoạt động của đề tài:
Với đề tài này chủ yếu nằm trong phạm vi hoạt động của trường Đại
học Ngoại ngữ – Đại học Huế và có thể xa hơn một chút là tác động một
phần nào đó đến các trường thành viên của Đại học Huế đang đào tạo theo
chế tín chỉ.
` 4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích có tình huống
cụ thể, phương pháp so sánh dựa trên việc quản lý đào tạo tín chỉ tại các
trường trong nước cũng như quốc tế, cũng thông qua phương pháp đều tra và
thống kê số liệu sơ bộ để làm rỏ hơn tình huống cần phân tích, chứng minh.
5
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐẠI HỌC HUẾ
Nếu đem so sánh quản lý đào tạo tín chỉ tại Việt Nam và trên thế giới
thì có những cái khác nhau được thể hiện rõ như: quản lý cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên, môi trường học tập và tính năng động từ chủ của sinh viên
trong quá trình học tập trong tất cả các mặt trên thì góc nhìn nhận chung
là trên thế giới đều vượt trội hơn Việt Nam và chỉ có quản lý tốt những điều
kiện đó thì công việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ mới phù hợp được, cụ thể
là ở tại trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế trong quá trình quản lý đào
tạo tín chỉ gần hai năm học, thực trạng quản lý đào tạo tín chỉ thể hiện rỏ
một số vấn đề khó khăn sau đây:
– Quản lý tầm nhận thức của sinh viên về việc đào tạo theo chế tín chỉ
trong đó có giai đoạn đầu của mỗi học kỳ là đăng ký và học các nhóm
học phần theo chế tín chỉ, chính đây là những người đã được chăn dắt từ
trường phổ thông khi bước vào trường đại học hết sức ngỡ ngàng về mọi
mặt, học chế tín chỉ tạo nên bước chuyển khá đột ngột, họ phải mất một thời
gian để làm quen. Qua gần hai năm học nhưng trên thực tế có nhiều sinh
viên ngay cả cầm trên tay cuốn sổ tay sinh viên mà trong đó nói rõ về tất
cả các vấn đề sinh viên cần thắc mắc, nhưng vì nhiều lý do, sinh viên không
hiểu được đào tạo tín chỉ là như thế nào ? đào tạo tín chỉ có ích lới gì cho
mình ? đào tạo tín chỉ bao gồm những điều kiện gì ? học cải thiện điểm, học
lại, học tự chọn tự do, học một lúc hai chương trình là như thế nào ? chính
những điều này gây khó khăn rất lớn cho những người làm công tác đào tạo,
trong việc bỏ thời gian tư vấn, hướng dẫn cụ thể,
– Quản lý giáo viên, khó khăn lớn nhất là tình trạng quá tải hiện nay
của hoạt động giảng dạy ở tất cả mọi trường đại học làm họ không còn đủ
6
thời gian để đầu tư vào việc cải tiến phương pháp giảng dạy và các hoạt
động khác mà học chế tín chỉ đòi hỏi. Hơn nữa, học chế tín chỉ làm cho mức
độ tự do của giáo chức giảm nhiều vì họ phải được gắn với các giờ học và
lớp học xác định phân bố trong suốt cả học kỳ, rất khó bố trí tập trung thời
gian cho các hoạt động khác ở ngoài trường, và đặc biệt phần lớn giáo viên
cũng chưa hiểu rỏ về đào tạo theo chế tín chỉ là như thế nào ?
Đội ngũ giáo viên còn thiếu trong khi đó trường vừa mới thành lập lại
có trên 08 khoa với gồm 9 thứ ngoại ngữ cần đào tạo, việc đãm bảo số lượng
giáo viên để đáp ứng các nhóm học phần trong đào tạo tín chỉ đang là một
vấn đề nan giải đối với ban giám hiệu cũng như phòng Tổ chức Hành
chính, chính điều này đã làm cho chất lượng đào tạo chưa cao vì nhiều giáo
viên dạy nhiều môn trong một học kỳ, cò nhiều học phần sinh viên phải bắt
buộc lựa chọn chỉ một giáo viên và diển ra na ná như đào tạo theo niên chế,
dẫn đến trình độ đào tạo chưa chuyên sâu, tạo ra kết quả không tốt về kiến
thức cho các em về sau này.
– Quán lý đội ngũ làm quản lý trong đó có quản lý phần mềm tín chỉ
của Đại học Huế: do việc đào tạo theo niên chế đã ăn sâu vào tiềm thức của
cán bộ làm công tác quản lý từ xưa đến nay nên khi vận hành theo hệ thống
tín chỉ đội ngũ của trường còn nhiều bở ngỡ, lại chưa được tập huấn thường
xuyên, việc đào tào theo chế tín chỉ đồng hành với việc phải thay đổi cả
lượng và chất, nên mỗi cán bộ cản lý không còn cách nào khác là tự mày
mò, học hỏi, nên chưa tự tin trong việc quản lý các công việc đãm nhiệm.
Mặc dù được quản lý quản phần mềm của Đại học Huế, nhưng trình
độ tin học còn hạn chế nên phần lớn phải qua một thời gian dài mới dần tiếp
cận được phần mềm, hơn thế nữa việc đào tạo tín chỉ là dành cho cán bộ
toàn trường nhưng nhìn chung phần lớn quản lý theo tín chỉ chỉ có tại phòng
7
Đào tạo của trường, những điều trên gây khó khăn rất lớn trong việc vận
hành trôi chảy hệ thống tín chỉ tại Trường
– Quản lý cơ sở vật chất: quỹ phòng học tín đến thời điểm học kỳ I
năm 2009-2010 là 12 phòng học nên việc phải thuê thêm phòng học để đáp
ứng nhu cầu dạy và học trở nên phức tạp, dẫn đến sinh viên phải cùng một
buổi sáng phải chạy đến nhiều nơi để học, ảnh hưởng đến sức khỏe và tiền
bạc của sinh viên cũng như gây khó khăn trong việc quản lý sinh viên về các
mặt hoạt động.
Qua một vài vấn đề cơ bản nêu trên, vì bản thân nhận thấy rằng đề tài
quá rộng so với hướng giải quyết, nên tôi xin phép được xoáy trọng tâm vào
vấn đề đầu tiên đó là quản lý tầm nhận thức của sinh viên theo học chế tín
chỉ trong đó có giai đoạn đầu của mỗi học kỳ là đăng ký và học các nhóm
học phần theo chế tín chỉ trong phần mềm đào tạo tín chỉ của Đại học Huế
và xin đưa ra một số tình huống cụ thể xoay quanh vấn đề này để tìm ra cách
giải quyết.
Như tôi đã trình bày trước thì đây là những người đã được chăn dắt
từ trường phổ thông khi bước vào trường đại học hết sức ngỡ ngàng về mọi
mặt, học chế tín chỉ tạo nên bước chuyển khá đột ngột, họ phải mất một thời
gian để làm quen.
Tình huống cụ thể ở đây là: So sánh cách đây hai năm về trước việc
học theo niên chế là do phòng Đào tạo gán sinh viên theo lớp học truyền
thống nên sinh viên không cần bận tâm về việc đăng ký mà nghiểm nhiên
vẫn có danh sách theo học bình thường từ khi đi học đến khi đi thi, nhưng
nay sinh viên phải bắt buộc tự mình đăng ký trên tài khoản cá nhân của mình
(theo phần mềm tín chỉ của Đại học Huế thì mỗi sinh viên đều được cấp một
8
tài khoản cá nhân trong đó có mã sinh viên là tên đang nhập và mật khẩu để
đăng nhập lưu thông với phần mềm tín chỉ để đăng ký các học phần của một
học kỳ mà Trường của sinh viên theo học quy định) mới có tên trong danh
sách theo giỏi và danh sách thi của trường, điều này phản ánh đúng thực tế
của tình thần đào tạo theo tín chỉ là sinh viên tự chủ hơn trong việc lựa chọn
nhóm học phần, môn học và giáo viên để theo học theo yêu cầu mà bản thân
lựa chọn, điều này dẫn đến không cách nào khác là sinh viên phải tự đăng ký
trên phần mềm tín chỉ giúp sinh viên dể dàng hơn trong việc đang ký qua
mạng internet và giúp đội ngũ quản lý dể dàng hơn trong việc nắm danh
sách sinh viên đăng ký để đào tạo và chính điều đó hiển nhiên sinh viên phải
biết chút ít gì về tin học mới sử dụng được việc đăng ký học phần, vì giai
đoạn này là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của một quá trình
học tập trong một học kỳ, vì nếu sinh viên không đăng ký trên tài khoản cá
nhân vì một lý do nào đó thì sinh viên không có tên trong danh sách điểm
danh và từ đó ảnh hưởng theo dây chuyền là không có tên trong danh sách
thi và không đánh giá được kết quả học tập của học kỳ đó. Ngược lại một
sinh viên đăng ký trên tài khoản cá nhân các học phần không đúng chuyên
ngành của mình, không đúng học kỳ mà Trường lên kế hoạch của năm học
thì kết quả học sẽ đảo lộn do phần mềm chỉ tính trung bình chung tất cả các
học phần mà sinh viên đăng ký trong học kỳ đó, trong trường hợp đó sinh
viên đã đăng ký học phần không có trong kế hoạch nhưng không theo học và
đến khi trong quá trình học mới nhận ra học phần này không bắt buộc học và
muốn huỷ nhưng đã muộn hơn so với thời gian duyệt danh sách nhưng
không báo lại cho Trường thì nghiểm nhiên sinh viên đó sẽ bị điểm 0 học
phần đó (tức là điểm F), ảnh hưởng đến kết quả chung của học kỳ.
Nguyên nhân chủ yếu: Với nhiều lý do xảy ra trong quá trình đăng
ký mà nguyên nhân chủ yếu là do tầm nhận thức của sinh viên đối với việc
9
đăng ký và học các nhóm học phần theo chế tín chỉ trên tài khoản cá nhân
theo phần mềm tín chỉ còn hạn chế và sự tập huấn về đăng ký tín chỉ của
Trường ít khi sinh viên chú ý lắng nghe để vận dụng vào đăng ký được
thuận lợi hơn.
Theo thống kê sơ bộ thì có khoảng 30% sinh viên của trường Đại học
Ngoại – Đại học Huế khi tuyển đầu vào khoá mới đều sinh sống ở ngoại
thành nên việc sử dụng máy tính được xem là một điều mới lạ cần phải có
thời gian thích nghi, nhưng để thích nghi được việc đăng ký học phần trên
mạng thì lại gây khó khăn cho người làm quản lý kế hoạch về xử lý thời hạn
đăng ký và duyệt danh sách, dẫn đến 01 sinh viên biết đăng ký học phần
thường đăng ký thay cho nhiều bạn và tự quản lý tài khoản và mật khẩu của
các bạn và tình trạng này xảy ra từ học kỳ này sang học kỳ khác, việc một
sinh viên được đăng ký thay có thể thuận buồm xuôi gió và có thể đi học
theo lịch mà bạn mình đã đăng ký giúp (điều này chưa khẵng định được là
đã đăng ký hay chưa trên tài khoản cá nhân, việc đăng ký thay và cuối cùng
không biết bản thân đã đăng ký cái gì ? học phần nào ? học vào tiết nào, thứ
nào trong tuần ? bao nhiêu tín chỉ của một học kỳ ? đến khi ra danh sách thi
học kỳ và vào điểm mới phát hiện là mình đã ngồi nhầm nhóm, không đăng
ký học phầnthế là đội ngũ quản lý mất thêm một công đoạn xữ lý đăng ký
tín chỉ, đôi khi công việc này kéo dài cả học kỳ :
Với bản thân là tôi đang làm nhiệm vụ của một nhân viên xử lý đăng
ký tín chỉ, thì từ khi đăng ký đến khi thi học kỳ tôi phải tiếp xúc một ngày
khoảng 10 đến 15 sinh viên thắc mắc chủ yếu là các vấn đề đăng ký học
phần tín chỉ và các học phần liên quan. Đơn cữ một tờ trình cụ thể kên Ban
giám hiệu về việc bổ sung đề thi kèm theo để hiểu rỏ về vấn đề này: Tờ trình
số 20/ĐHNN-ĐT về việc bổ sung đề thi học kỳ 2 năm học 2009-2010 Theo
chỉ đạo của Ban Giám Hiệu về việc Phòng Khảo thí chỉ cung cấp số lượng
10
đề thi đúng với số lượng sinh viên dự thi trong học kỳ II năm học 2009-2010
đối với hệ chính quy là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên trong quá trình
thực hiện, Phòng Đào tạo là người trực tiếp tổ chức thi đã gặp rất nhiều khó
khăn vì những lý do sau:
– Do lỗi phần mềm chưa thống nhất được danh sách sinh viên từ khi
đăng ký đến khi ra lịch thi và vào điểm.
– Do mạng bị lỗi thường xuyên trong thời gian tổ chức đăng ký.
– Do phải một thời gian sinh viên phải đăng ký tại Trường mà số
lượng máy tính lại hạn chế.
– Do sinh viên chủ quan trong việc đăng ký các học phần như: nhiều
sinh viên chưa biết cách đăng ký học phần như thế nào trên tài khoản cá
nhân, đặc biệt là đối với các học phần học lại, cải thiện điểm, học tự chọn tự
do, học cùng lúc hai chương trình dẫn đến ảnh hưởng đến danh sách theo dõi
điểm chuyên cần cũng như danh sách dự thi.
– Do việc học cùng lúc hai chương trình bị trùng lịch học giữa các học
phần với nhau nên sinh viên lưỡng lự trong quá trình đăng ký học dẫn đến
đăng ký muộn.
– Có một số sinh viên năm tư không đăng ký các học phần trên tài
khoản cá nhân do nhiều lý do
Vì một số nguyên nhân trên, nên thời gian xử lý danh sách học và thi
kéo dài. Trong trường hợp này, nếu chờ sinh viên bổ sung danh sách đầy đủ
rồi mới lên lịch thi thì kế hoạch sẽ rất chậm không đáp ứng được thời gian
làm đề thi. Đặc biệt là đối với sinh viên năm tư, nếu Phòng Đào tạo làm một
cách quyên quyết thì có khá nhiều sinh viên sẽ không được tham gia học tập
và thi, như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tốt nghiệp của sinh viên năm
cuối.
11
Vì vậy, trong học kỳ này, phòng Đào tạo kính đề nghị Ban giám hiệu
bổ sung lượng đề ở các phòng thi các học phần tối thiểu 02 đề cho mỗi
phòng thi.
Còn đối với các học kỳ tiếp theo đề nghị Ban giám hiệu cho ý kiến chỉ
đạo.
(Hiệu trưởng đã ký và đóng dấu)
Hậu quả tác động: Chính những nguyên nhân trên tạo ra khó khăn
rất lớn cho những người làm quản lý để vận hành tốt kế hoạch đã đề ra, và
nếu như không khắc phục kịp thời thì làm cho kế hoạch đề ra sẽ chậm hơn
so với thời gian quy đình ảnh hưởng chung đến quá trình đào tạo, gây tổn
thất lớn về thời gian, tinh thần và vật chất cho nhà Trường, làm chậm kế
hoạch tốt nghiệp hàng năm, và ảnh hưởng xấu đến chỉ tiêu đào tạo trong
năm tới (có thể vì chậm kế hoạch chậm tốt nghiệp sẽ chậm đáp ứng nhu cầu
lao động cho xã hội.
Mục tiêu cần đặt ra ở đây là: Sự hợp tác chặt chẻ giữa giáo viên
giảng dạy voiứ phòng Đào tạo, sự thành thạo về chức năng cố vấn tín
chỉ của cán bộ cố vấn dành cho sinh viên? Làm thế nào cho sinh viên hiểu
rỏ và sử dụng tốt việc đăng ký học phần trên tài khoản cá nhân của phần
mềm tín chỉ ?, làm sao cho sinh viên không còn băn khoăn khi lựa nhóm học
phần, giáo viên, và lịch học của mình ?, làm cách nào để cho đội ngũ quản lý
có thể thuận lợi hơn trong việc quản lý đăng ký tín chỉ ?, và làm thế nào để
kế hoạch đào tạo được diển ra đúng tiến độ đem lại lợi ích về mặt thời gian,
vật chất lẫn tinh thần cho nhà trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động của
xã hội ?, đó là những công việc mà nhà Trường và chính bản thân chúng tôi,
những người làm quản lý của trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế quan
tâm và luôn luôn phải suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết tốt nhất:
12
Giải pháp để giải quyết vấn đề này là: Phải luôn có sự phối hợp
đồng bộ giữa Ban giám hiệu và các phòng ban để tìm ra cách giải quyết các
vấn đề thắc mắc của sinh viên trong việc đăng ký tín chỉ. Trong thời gian
gần đây Ban giám hiệu nhà trường cùng với các phòng chức năng đã họp
bàn rất nhiều và đưa ra các biện pháp hữu hiệu để khác phục tình trang trên
như:
Hằng năm khi bắt đầu năm học mới trong các giờ học chính trị, Nhà
trường chủ trương lồng ghép các giờ tập huấn đăng ký tín chỉ vào để tập
huấn cho sinh viên biết để đăng ký.
Thành lập một đỗi ngũ cố vấn có ở các khoa trực tiếp hổ trợ tư vấn
cho sinh viên các thắc mắc về đăng ký tín chỉ cũng như các vấn đề liên quan.
Mở ra nhiều buổi tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cố vấn để vận
dụng tốt vào việc tư vấn cho sinh viên trong việc đăng ký tín chỉ
Phát cho mỗi sinh viên một quyễn sổ tay sinh viên vào đầu năm học
về đào tạo tín chỉ với đầy đủ nội dung mà sinh viên cần biết để vận dụng vào
các công việc liên quan đến đăng ký, học tập thi cử, tốt nghiệp
Chuyễn đỗi sang quản lý hành chính một cửa tạo thuận lợi hơn cho
sinh viên trong việc xử lý các thủ tục liên quan đến đào tạo, công tác sinh
viên, khoa học kỹ thuật
Kết quả đạt được trong quá trình đăng ký:
Ưu điểm:
Nhìn chung cho đến học kỳ 1 năm học 2010-2011 sinh viên đã hiểu
tốt hơn hơn trong quá trình đăng ký,
Sinh viên ít thắc mắc hơn trong quá trình đăng ký so với năm học
trước,
Giảm tỉ lệ đăng ký thay, sinh viên ý thức tốt hơn trong quá trình quản
lý tài khoản của mình,
13
Kế hoạch triển khai của trường diễn ra đúng thời gian,
Kết quả đánh giá của sinh viên trong một học kỳ diễn ra trôi chảy,
Giúp đội ngũ quản lý thuận lợi hơn trong việc quản lý sinh viên đăng
ký theo học phần tín chỉ,
Tổng kết quả đánh giá của một học kỳ được chính xác hơn,
Đem lại lợi ích lớn cho nhà trường trong việc triển khai đào tạo theo
chế tín chỉ.
Nhược điểm:
Chưa tối đa hóa tầm nhận thức của sinh viên về các vấn đề đăng ký
trên phần mềm tín chỉ,
Sự chủ động của sinh viên về việc đang ký học phần trên mạng còn
chưa cao,
Sự quản lý nhà trường về việc đăng ký trên thông tin cá nhân của sinh
viên còn lõng lẽo,
Quy định và quy trình đăng ký chưa đề cập nhiều trong Sổ tay sinh
viên,
Phần mềm về đăng ký tín chỉ còn nhiều khuyết điểm đang được nâng
cấp,
Đội ngũ cố vấn học tập mới bước vào hoạt động nên còn hạn chế
trong việc giải quyết các thắc mắc của sinh viên trong vấn đề đăng ký học
tín chỉ,
Tổ chức các đợt tập huấn đăng ký tín chỉ không thường xuyên,
Đội ngũ quản lý phần mềm đăng ký tín chỉ chưa sử dụng triệt để các
lợi ích của phần mềm quản lý tín chỉ nên việc xữ lý đăng ký tín chỉ cho sinh
viên gây nhiều khó khăn
Đề xuất hướng giải quyết:
14
Nói tóm lại, để giải quyết triệt để nêu trên, tôi có một vài đề xuất như
sau:
Tối đa hóa tầm nhận thức của sinh viên về các vấn đề đăng ký. Điều
này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu với các phòng
ban liên quan đặc biệt là sự phối kết hợp giữa phòng Đào tạo, phòng Công
tác Sinh viên và Trung tâm công nghệ thông tin để đưa ra các giải pháp phù
hợp nhất cho việc đăng ký tín chỉ của sinh viên, giúp sinh viên nhận thức
được tầm quan trọng của việc đăng ký học phần tín chỉ để tranh các vấn đề
ùn tắc về sau này và để thoải mái hơn trong việc học tập và nghiên cứu.
Tạo ra tính chủ động cho sinh viên về việc đăng ký học phần trên
mạng, điều này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ cố vấn với các
phòng ban, đặc biết là sự nhận thức của giáo viên giảng dạy nói chung về
các vấn đề đào tạo theo tín chỉ để từ đó giúp sinh viên tự tin hơn trong quá
trình lựa chọn đăng ký học phần, giáo viên phù hợp với nhu vầu của mình.
Tăng cường sự quản lý nhà trường về việc đăng ký trên thông tin cá
nhân của sinh viên, tạo ra sự chặt chẽ trong việc xử lý đăng ký, cho đăng ký
đúng thời điểm, xử lý đăng ký học phần đúng thời điểm, quán triệt chặt chẽ
từng sinh viên đăng ký theo các học phần đã đăng ký, không kéo dài thời
gian xử lý mà phải dứt điểm việc xử lý đăng ký để quản lý đăng ký được trôi
chảy.
Quy định và quy trình đăng ký nên đưa vào trang thông tin cá nhân
đặc biệt là trong Sổ tay sinh viên, để sinh viên nắm rõ sử dụng vào việc
đăng ký.
Thường xuyên nâng cấp phần mềm về đăng ký tín chỉ để hạn chế các
lỗi do quá trình đăng ký học phần gây ra.
Tăng cường tập huấn về chiều sâu cho đội ngũ cố vấn học tập để giải
quyết tốt các thắc mắc của sinh viên trong vấn đề đăng ký học tín chỉ,
15
Tổ chức các đợt tập huấn đăng ký tín chỉ thường xuyên hơn cho sinh
viên, có thể là vào thời gian trước 2 tuần kể từ khi đăng ký học phần của mỗi
học kỳ.
Tăng cường bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ quản lý phần mềm
để sử dụng triệt để các lợi ích của phần mềm quản lý tín chỉ đề ra.
Thường xuyên thông báo các vấn đề liên quan đến kế hoạch đăng ký
tín chỉ cho sinh viên biết đặc biệt là vào đầu thời điểm đăng ký tín chỉ thông
qua trang thông tin cá nhân của sinh viên và website của Trường.
16
III. KẾT LUẬN
Với phạm vi đề tài qua rộng, bản thân tôi còn hạn chế khả năng hiểu
biết về đào tạo theo chế tín chỉ, vì vậy trong khả năng của mình tôi chỉ đề
cập được vần đề mà bản thân lâu nay phải đối mặt và có một số ý kiến đề
xuất nêu trên, còn các vấn đề khác liên quan mà Trường Đại học Ngoại ngữ
– Đại học Huế gặp phải, tôi hy vọng sẽ đóng góp ý kiến xây dựng vào những
đề tài lần sau.
Trong quá trình làm đề tài không tránh khỏi những sai xót và có thể
thiếu chính xác về nội dung lẫn hình thức, kính mong các thầy cô quan tâm
chỉ bảo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi hy vọng rằng với đề tài của mình, sẽ giúp cho các trường Đại học
thành viên của Đại học Huế có quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ, cụ thể
là trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế có thêm nhiều cách thức và
phương pháp để quản lý và đào tạo theo chế tín chỉ được tốt hơn đặc biệt là
vấn đề đăng ký và xử lý đăng ký các học phần theo chế tín chỉ qua phần
mềm Đào tạo tín chỉ của Đại học Huế.
Thông qua đề tài này, tôi muốn gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu
trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, cám ơn các phòng ban chức năng,
phòng Đào tạo trường Đại học Ngoại ngữ đặc biệt là các thầy cô giáo
Trường chính trị Nguyễn Chí Thanh đã tận tình chỉ bảo trong ba tháng bồi
dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước để tôi thực hiện được đề tài này.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.http://ktmt.phpnet.us/tinchi/DHHue_khoidaunan.htm
2.http://lib.agu.edu.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=133%3Athong-tin-tin-
ch&catid=81%3Atin-ch&Itemid=227&lang=vi
3.QĐ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Về việc ban hành Quy chế đào tạo đại
học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
http://www.moet.gov.vn/?page=6.12&type=documents&view=17083
4.Quy chế 31/2001 QĐ BGD&ĐT: Về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm
tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính qui theo học chế
tín chỉ
http://www.moet.edu.vn/?page=6.12&type=documents&view=461
5.Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
www.qldt.ueh.edu.vn/uploads/docs/tin%20chi/QUY%20CHE%20HOC
%20VU.doc
6.Đại Học Cần Thơ
www.ctu.edu.vn/departments/dol/vanban/vb_truong/daotao/quy_che_hoc_v
u.pdf
7.Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh với 13 năm thực hiện
học chế tín chỉ
http://news.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C1736/C1750/C1880/2006/05/N101
39/?35
8.Đào Tạo theo Tín Chỉ ở Các Trường Đại Học Nước Ngoài
18
9.Chuyển đổi sang hệ thống đào tạo tín chỉ tại Việt Nam: Cơ hội và thách
thức (TS. Nhut Ho & TS. Michelle Zjhra)
http://dt.ussh.edu.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=301&Itemid=136
10.Mục tiêu sư phạm của hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những gợi ý
cho cải cách cho giáo dục Việt Nam (TS. Elis Mazuz & TS. Phạm Thị Ly)
http://pdt.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=2069&ur=pdt
11.Đào tạo theo tín chỉ ở Mỹ (Nguyễn Hữu Việt Hưng)
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?
tabid=65&News=1560&CategoryID=6
19
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ
.
.
.
.
.
.
.
Huế, ngày tháng 09 năm 2010
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG TC-HC
NGÔ THỊ MINH
20