Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn mua trái phiếu chi tiết

Hầu hết các nhà đầu tư không quá xa lạ với các loại chứng khoán đang được hiện hành trên thị trường nói chung và trái phiếu doanh nghiệp nói riêng. Vậy trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có nên đầu tư hay không? Đầu tư ra sao? Cùng Anfim tìm hiểu tại bài viết này nhé!

Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là một dạng trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Đây là một loại chứng khoán có kỳ hạn từ một năm trở lên nhằm xác định nghĩa vụ vay nợ đối với người nắm giữ trái phiếu. Hiểu đơn giản, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cho sự hoạt động kinh doanh và nhà đầu tư đứng ở vai trò là chủ nợ cho doanh nghiệp vay một số vốn.

Lưu ý, số vốn cho vay sẽ bằng đúng với số tiền được sử dụng để mua trái phiếu. Bên cạnh đó, bên nợ là doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả lãi định kỳ và hoàn toàn bộ phần vốn khi ngày đáo hạn đến.

nên mua trái phiếu doanh nghiệp nào

Đặc điểm

Một số đặc điểm nhất định của trái phiếu doanh nghiệp như sau:

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp được xem là một công cụ có quy định về lãi suất để các bên phát hành dựa vào đó thực hiện việc trả lãi cho người sở hữu trái phiếu. Mức lãi suất trái phiếu được áp dụng khác nhau dựa vào nhu cầu vốn cũng như chính sách phát hành của doanh nghiệp.

Một số lãi suất áp dụng cho trái phiếu doanh nghiệp chính là lãi suất cố định, lãi suất thả nổi,… Hoặc có thể kết hợp cả hai loại lãi suất cho cùng một trái phiếu để hạn chế được những rủi ro từ biến động của thị trường cũng như đảm bảo được nguồn thu nhập của chủ sở hữu trái phiếu.

Kỳ hạn trái phiếu và khối lượng phát hành

  • Kỳ hạn trái phiếu được các doanh nghiệp quy định một cách cụ thể và khác nhau tùy vào từng đợt phát hành và nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • Thông thường, các loại trái phiếu đều có kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Gồm 3 kỳ hạn: Ngắn hạn (1 đến 5 năm), Trung hạn (5 đến 12 năm)Dài hạn (12 đến 30 năm).

Mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp

  • Mức giá niêm yết là 100.000 đồng đối với mỗi trái phiếu doanh nghiệp và bội số của 100.000 đồng nếu trái phiếu được phát hành tại thị trường Việt Nam.
  • Mức giá sẽ thay đổi tùy vào lượng cầu trái phiếu tăng, giảm hay do sự phát triển trong hoạt động của tổ chức phát hành. Ngoài ra, lãi suất thị trường giảm, khả năng giá trái phiếu sẽ tăng lên.

Các loại trái phiếu doanh nghiệp

Có nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp được phân ra như sau:

  • Hình thức: Trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi danh.
  • Lãi suất: Trái phiếu lãi suất cố định, trái phiếu lãi suất thả nổi và trái phiếu có lãi suất bằng không.
  • Tính chất trái phiếu: Trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có thể mua lại và trái phiếu có quyền mua cổ phiếu.

Từ việc phân loại trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể xác định được từng loại, hiểu rõ cũng như đưa ra những quyết định đầu tư dựa vào nhu cầu và chiến lược của họ.

Xem thêm: Mua trái phiếu ngân hàng có an toàn không là băn khoăn của nhiều nhà đầu tư. Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của hình thức này và lưu ý quan trọng qua bài viết này.

Cách mua trái phiếu doanh nghiệp

Trước khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần lưu ý hai vấn đề sau:

Uy tín của công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp không bị ảnh hưởng từ thị trường nhưng chịu tác động bởi nhiều năng lực tài chính khác nhau cũng như khả năng phát triển của công ty.

Nhà đầu tư nên ưu tiên các công ty lớn, có tình hình tài chính vững chắc và độ uy tín tin cậy cao trên thị trường.

doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Điều khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Dựa vào các điều khoản chi tiết như mức lãi suất, kỳ hạn thanh toán,… doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định cam kết phát hành trái phiếu và tiến hành mua lại trái phiếu hay không. Từ đó, doanh nghiệp sẽ phân tích hành động trên có đảm bảo phần tài sản đang có không.

Nhà đầu tư có thể tiến hành 4 bước sau đây để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp:

  • Bước 1: Tùy thuộc vào chu kỳ chứng khoán mà lựa chọn thời điểm đầu tư phù hợp. Ngay khi chu kỳ bùng nổ, cổ phiếu sẽ là một trong những tài sản đáng đầu tư. Mặt khác, trái phiếu sẽ là lá bài tốt cho bạn khi chu kỳ rơi vào suy thoái. Bởi vì trái phiếu mang rủi ro thấp và an toàn hơn.
  • Bước 2: Xác định rủi ro từ phía công ty phát hành. Nhà đầu tư không chỉ tìm hiểu, xem xét và đưa ra quyết định thật cẩn trọng thông qua các thông tin như vị thế doanh nghiệp, khả năng tài chính và uy tín của ban quản trị vận hành.
  • Bước 3: Thiết lập cân bằng giữa rủi ro và lãi suất. Đừng bị đánh lừa bởi những trái phiếu có lãi suất cao, vì đây chính là những lá bài nhử của các công ty đang cần vốn gấp, có vấn đề về tài chính.
  • Bước 4: Xem xét thời hạn trái phiếu doanh nghiệp. Nhà đầu tư phải đặt ra chiến lược đầu tư như dự định thời gian đầu tư ngắn hạn hay dài hạn, mục tiêu lợi nhuận, nguồn thu nhập,…

phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Những lưu ý khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Trước khi bạn quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về các thông tin liên quan để chắc chắn rằng bản thân sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Hiện nay, trái phiếu rất phổ biến trong giới đầu tư vì những lợi ích về lợi nhuận mang đến cho chủ sở hữu. Đây được xem là một trong những hình thức đầu tư an toàn tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số ít rủi ro.

rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

Nói đến rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp, chúng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, bạn cần tìm hiểu và tiến hành mua từ những tổ chức doanh nghiệp uy tín trên thị trường để hạn chế được rủi ro. Hãy luôn theo dõi những biến động của thị trường, chớp lấy cơ hội kịp thời bán ngay thu hồi lại phần vốn.

Cách để giảm thiểu rủi ro hiệu quả nhất trong đầu tư chính là chuẩn bị thật kỹ trước khi tham gia. Học hỏi thật nhiều nhất là tham khảo những kinh nghiệm từ các chuyên gia chắc chắn sẽ giúp ích cho quá trình đầu tư tương lai đấy.

Với bài viết trên, Anfin hy vọng đã chia sẻ đủ các thông tin giải đáp về trái phiếu doanh nghiệp là gì cũng như tạo cho bạn một góc nhìn bao quát hơn về việc đầu tư. Theo dõi Anfin để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực tài chính nhé!

Nguồn tham khảo: investopedia.com