Trải nghiệm đặc sắc lễ hội té nước của các quốc gia Đông Nam Á – Asahi Travel – Happy Tour

Đông Nam Á là một khu vực giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới và là nơi diễn ra những lễ hội vô cùng đặc sắc. Một trong những lễ hội lý thú, thu hút được nhiều khách du lịch nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á là lễ hội té nước.

Từ xa xưa, các quốc gia như Thái Lan, Camphuchia, Lào, Myanmar đã coi trọng vai trò của nước nên họ đã sáng tạo ra các hoạt động vui chơi, giải trí liên quan đến nước và nó được thổi hồn vào trong các lễ hội lớn của các quốc gia này. Hãy cùng Asahi Travel khám phá những lễ hội té nước của các quốc gia này nhé:

Lễ hội té nước ở Thái Lan

Lễ hội té nước ở Thái Lan

Nguồn gốc

Mỗi năm cứ đến trung tuần tháng 4, người dân du lịch ở khắp mọi nơi trên thế giới lại chuẩn bị hành trang đến xứ Chùa Vàng tham dự lễ hội té nước mừng năm mới tại đây. Người dân Thái cho rằng nước sẽ thanh tẩy đi những điều không may mắn trong năm qua.

Lễ hội té nước Thái Lan là lễ hội mừng năm mới của người dân Thái Lan. Còn có tên gọi theo bản địa là Songkran, bắt nguồn từ tiếng Phạn có nghĩa là “ con đường chiêm tinh”.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aLễ hội té nước ở Thái Lan còn được gọi là Lễ hội Songkran

Thời gian diễn ra lễ hội

Lễ hội Songkran – lễ hội té nước Thái
Lan thường được tổ chức theo Phật lịch với ý nghĩa mừng năm mới từ ngày 13 –
15/4 dương lịch.

Trước đó 2 ngày người dân sẽ chuẩn bị Tết Songkran. Ngày đầu là Wan Sungkharn Long tức ngày 12/4 – người Thái thường dọn dẹp nhà cửa rũ bỏ những cái cũ.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aLễ hội diễn ra hằng năm từ ngày 13 – 15/4 dương lịch

Ngày thứ hai 13/4 là Wan Nao – trong
ngày ngày người dân Thái mua sắm đồ cho những ngày tiếp theo trong tết.

Ngày 14 – 4 gọi là Wan Payawan ngày đầu
tiên của năm mới. Người dân Thái sẽ lên chùa vào buổi sáng sớm, cúng quần áo và
thức ăn. Bên cạnh đó các bức tượng Phật ở trong gia đình sẽ được lau rửa bằng
nước thơm.

Ngày 
15 – 4 gọi là Wan Parg –bpee, trong ngày này người dân thường dùng để cầu
nguyện, tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Nếu trong gia đình có người lớn tuổi sẽ có
nghi lễ “ Rod Nam Dam Hua” rưới nước thơm lên tay của các bậc tiền bối.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aTrong lễ hội có các chú voi tham dự cùng cuộc vui té nước

Các hoạt động trong lễ hội té nước Thái Lan

Mọi người đón mừng Đản sinh Phật bằng
việc phun nước vào nhau để gột rửa hết buồn phiền, xui rủi của năm cũ để đón
năm mới. Trước đây hoạt động té nước chỉ diễn ra trong gia đình, bạn bè, và những
người thân hữu. Tuy nhiên ngày nay nó trở thành lễ hội té nước dành cho cả
khách du lịch. Khi lễ hội bắt đầu, mọi người sẽ dùng những vật dụng có thể đựng
nước để té vào nhau. Bên cạnh đó các chú voi ở đây được trang trí nhiều màu sắc
sặc sỡ chuẩn bị tham gia lễ hội.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-a

Các địa điểm diễn ra lễ hội té nước Thái Lan

Lễ hội té nước Thái Lan sắp đến, bạn
có thể lên ngay cho mình một kế hoạch trải nghiệm lễ hội tại đây. Mặc dù là lễ
hội truyền thống nhưng ở mỗi địa phương lại có cách đón mừng lễ hội té nước
khác nhau. Bạn có thể đến Bangkok, Pattaya hay Chiang Mai tham gia lễ hội. Nổi
bật nhất trong đó là thủ đô Bangkok với các con phố nổi tiếng diễn ra lễ hội té
nước Thái Lan như: Khao San, đường Phra Athit, quảng trường Hoàng gia
Rattanakosin, Santhichairakan và Krasa. Mọi thứ từ âm nhạc, trang phục hòa quyện
vào nhau, người dân cùng du khách nhảy múa, té nước vào nhau bằng những chiếc
súng, xô, chậu, vòi phun nước,…

Chiang Mai là nơi vẫn giữ cho mình nét cổ kính xưa, nếu đến đây trong dịp lễ hội té nước bạn có thể té nước hoa nhài vào tượng Phật, người lớn tuổi, buộc chỉ vào cổ tay, xây dựng các tháp hình cát, và xem các các thiếu nữ Thái múa truyền thống Lanna,…

Bên cạnh lễ hội té nước mừng năm mới
Pattaya nhộn nhịp hơn với các cuộc diễu hành, cuộc thi sắc đẹp và tài năng để
giành ngôi hoa hậu Songkran. Phuket cũng náo nhiệt hẳn lên với các màn té nước,
tiệc tùng, cả các chú voi, vòi rồng và xe cứu hỏa cũng tham gia lễ hội té nước
Thái Lan. Ngoài ra còn có các hoạt động từ thiện diễn ra cùng với lễ hội, lễ rước
Phật dọc bãi biển Patong luôn được người dân và du khách mong chờ trong dịp năm
mới ở đây.

Diễn ra tại nhiều địa điểm ở Thái Lan

Một vài lưu ý khi tham dự lễ hội té nước

Nếu là người bản địa thì thường sẽ sử
dụng xô, chậu, thau, còn với khách du lịch bạn nên chuẩn bị súng bắn nước khi
tham dự lễ hội.

Chú ý bảo vệ các đồ dùng cá nhân của
mình bằng túi chống nước chuyên dụng. Nếu có các vật dụng giá trị bạn nên để lại
trong khách sạn.

Hạn chế đến các con phố đông đúc, nhiều
người nhé.

Nên chọn các trang phục sẫm màu, gọn gàng, tốt nhất là áo phông màu tối và quần short.

Nếu gặp các nhà sư, trẻ nhỏ, hay người lớn tuổi không nên té nước vào họ nhé. Và không té nước vào những ai đang tham gia giao thông vì có thể gây tai nạn.

Lễ hội té nước ở Campuchia

Nguồn gốc và thời gian diễn ra lễ hội

Lễ hội té nước ở Campuchia có tên là Bom Chaul Chnam diễn ra vào các ngày 13-15/4 dương lịch, tổ chức cùng lúc với những ngày Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của Campuchia. Lễ hội té nước của Campuchia được hình thành từ xa xưa mừng một mùa lúa thu hoạch thành bội thu, người ta té nước vào nhau để hy vọng một mùa vụ mới thành công.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-a Lễ hội té nước ở Campuchia có tên là Bom Chau

Vào những ngày này người dân
Campuchia mang hoa tươi và lễ vật dâng lên chùa, nghe giảng kinh, thực hiện
nghi thức tắm Phật, cắm cờ hoa lên bảo tháp được đắp bằng cát và đổ ra đường lấy
nước tạt vào nhau như một lời chúc mừng năm mới.

Các hoạt động trong lễ hội té nước ở Campuchia

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aLễ hội diễn ra vào dịp Tết cổ truyền của Camphuchia

Thay cho lời chúc đầu năm mới, người
dân đất nước chùa tháp sẽ tưng bừng chào đón một năm mới với nghi thức dội nước
lên nhau. Không chỉ người bản xứ mà những du khách nước ngoài cũng vô cùng háo
hức được tham gia lễ hội té nước. Bất kể người lớn, trẻ em, khách du lịch,
không phân biệt màu da, ai nấy đều hòa vào màn té nước vui nhộn trong tình thân
ái. Mọi người sẽ chuẩn bị riêng cho mình các dụng cụ để tham gia màn té nước
mát lạnh như xô, chậu, súng nước, ca,… bên cạnh đó là dịch vụ hỗ trợ cung cấp
nước cho người tham gia càng làm tăng phần lôi cuốn.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aMỗi người sẽ tự chuẩn bị dụng cụ cho màn té nước

Một hoạt động không thể thiếu trong lễ
hội là chương trình biểu diễn Apsara truyền thống của Campuchia. Đến với lễ hội,
du khách có cơ hội được thưởng thức màn trình diễn điệu múa Apsara cổ truyền,
có thể hiểu hơn về đời sống văn hóa của người dân Campuchia. Điệu múa Apsara vốn
chỉ múa trong cung đình nhưng ngày nay được biểu diễn rộng rãi tại các lễ tết,
hội hè,… Apsara đến nay đã trở thành một tài sản, linh hồn quốc gia Campuchia.
Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cô gái xinh đẹp, trang điểm rực rỡ trình diễn
điệu múa cổ điển, êm ái nổi tiếng với sự thanh nhã, cao quý và cử chỉ hiền diệu.

Thưởng thức hương vị ẩm thực Khmer truyền thống

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aĐặc sắc ẩm thực Khmer mùa lễ hội té nước

Bên cạnh thỏa thích vui đùa với nước, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống đậm chất hương vị Khmer như Amok, cà ri đỏ Khmer, lạp, cua chiên, thịt bò xào kiến,… được dùng chung với các rượu thốt nốt thơm lừng, chắc chắn bạn sẽ có một chuyến đi thư giãn và nhiều tiếng cười sảng khoái.

Lễ hội té nước ở Lào

Thời gian diễn ra và các hoạt động

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aNgười Lào đón Tết cổ truyền với Lễ hội té nước

Không giống với nhiều nước trên thế
giới, người Lào đón Tết năm mới theo cách riêng của mình với Lễ hội té nước. Đó
là khoảng thời gian khi thời tiết đã sang hè, khi loài hoa muồng vàng nở rộ
trên khắp mọi nẻo đường. Lễ hội té nước của người Lào có tên gọi khác là
Bunpimay.

Tết té nước đón năm mới được tổ chức
vào ngày 12, 13 và 14 tháng 4 dương lịch hàng năm, là ngày lễ lớn nhất trong
năm của đất nước này. Trong ba ngày Tết, người dân cả nước được nghỉ và tổ chức
các hoạt động tưng bừng ngoài trời đón năm mới.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aVui vẻ và sảng khoái là hình ảnh trong lễ hội té nước

Ngày 12/4, ngày đầu tiên và là ngày cuối cùng của năm cũ. Buổi sáng, người dân dọn dẹp lau chùi nhà cửa, vườn ngõ sạch sẽ. Buổi chiều, họ tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, nghe các nhà sư giảng kinh, cầu mong sức khỏe và hạnh phúc cho cả năm. Cuối buổi lễ, nhà chùa rước tượng Phật ra một gian riêng ngoài trời trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước.

Ngày 13/4, ngày thứ hai là giao thời
giữa năm cũ và năm mới. Người ta làm tháp bằng cát, trang trí bằng cờ, hoa, dây
vải và vẩy nước thơm. Phóng sinh các loài động vật như rùa, cá, cua, chim… để lấy
phước. Và bất cứ khách nào đến xông nhà hay thăm chùa đều được chủ nhà buộc vào
cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe. Ai có nhiều
chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aLễ hội ở Lào diễn ra với nhiều hoạt động thú vị

Ngày 14/4, ngày thứ ba cũng là ngày đầu
tiên của năm mới, là ngày vui nhất với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi cũng
là ngày chính hội té nước. Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa,
bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Vì thế, trước khi
té nước, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Người trẻ tuổi
té nước những người lớn tuổi để chúc thọ và sức khỏe. Họ không chỉ té nước vào
người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất… Ai bị ướt
nhiều sẽ hạnh phúc nhiều. Lễ té nước sẽ bắt đầu vào 8h sáng và kết thúc lúc 16h
chiều, trước khi mặt trời lặn.

Các địa điểm tổ chức lễ hội

Từ 10h đến 16h chiều là khoảng thời
gian vui nhất trong những ngày vào lễ hội té nước. Sau 16h, lễ hội sẽ dừng lại.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aLễ hội diễn ra vui nhất ở cố đô Luang Prabang

Lễ hội té nước được tổ chức trên khắp
cả nước nhưng vui nhất tại cố đô Luang Prabang và Vang Vieng. Tại Luang
Prabang, nơi có nhiều chùa chiền và là khu du lịch nổi tiếng, các vị khách nước
ngoài được tận hưởng không khí lễ hội rõ nét với rất nhiều trò chơi thú vị.

Ẩm thực Tết của người Lào

Ngoài lễ hội té nước vui nhộn, trong
ngày Tết, người Lào rất thích ăn món lạp với xôi nóng. Ở Lào còn rất nhiều món
ngon bạn nên thử như: thịt trâu khô, gà nướng, cá nướng…

 le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aẨm thực độc đáo của Lào ngày Tết

Khi tham gia lễ hội té nước ở Lào, bạn cần lưu ý không té nước vào nhà sư; không té nước bẩn, nước lạnh lên người xung quanh;  Nên dùng túi chống thấm để bảo vệ đồ đạc và các thiết bị điện tử; Nên dùng các phương tiện công cộng để di chuyển vì trong thời gian diễn ra lễ hội giao thông thường bị ách tắc.

Lễ hội té nước của Myanmar

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-a
Lễ hội té nước ở Myanm
ar hay còn gọi là Thingyan

Lễ hội té nước ở Myanmar hay còn gọi là Thingyan là một lễ hội thuần túy thế tục và không được đề cập đến trong kinh điển Phật giáo nhưng người dân Myanmar tổ chức lễ Thingyan lồng ghép với nghi thức Phật giáo nên mặc dù ‘ăn chơi’ trong lễ hội té nước nhưng họ cũng không quên tổ chức lễ hội trong không trí trang nghiêm.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aKhông khí vui vẻ của lễ hội

Nguồn gốc

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aCác bạn nhỏ cũng tham gia vào lễ hội

Lễ hội té nước Thingyan của người Myanmar xuất phát từ một câu chuyện truyền thuyết liên quan đến các vị thần.

Theo lời kể của người Myanmar, thần
Indra và thần Brahma tranh cãi nhau về chiêm tinh học. Không ai chịu thua cuộc
nên họ ra điều kiện kẻ nào thua cuộc bị mất đầu.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aLễ hội liên là câu chuyện truyền thuyết liên quan đến các vị thần

Kết cục, dù thắng cuộc nhưng Indra
không đành vứt đầu Brahma xuống biển vì sẽ làm biển cạn hết nước, cũng không thể
vứt xuống đất vì trái đất sẽ nổ tung. Thần Indra quyết định giao cho các Nat
(các vị thần bảo hộ của người Miến) thay phiên nhau bưng cái đầu đó.

Tết năm mới được tổ chức vào dịp đầu
của Brahma được chuyển từ Nat này sang Nat kia. Trong khi đó người dân Myanmar
tin rằng mỗi năm có vị thần trên trời được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống
và con người, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới.

Thời gian diễn ra và các hoạt động

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aDiễn ra vào dịp năm mới 13 – 15/4 hằng năm

Vào dịp đầu năm mới, Myanmar sẽ tổ chức
lễ hội té nước Thingyan bắt đầu từ 13/4 đến 15/4. Theo truyền thống, Thingyan gồm
nghi lễ vẩy nước thơm từ một cái chén bạc. Những giọt nước được vẩy đi là ẩn dụ
của việc rửa trôi những tội lỗi của mọi người trong năm qua.

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aRất nhiều các vòi nước được chuẩn bị cho lễ hội

Ở những thành phố lớn như Yangon, các
vòi tưới nước trong vườn, các ống dẫn nước lớn làm bằng tre, đồng hoặc nhựa,
các bơm nước và vòi rồng cứu hỏa cũng được mang ra dùng. Đây là thời điểm nóng
nhất trong năm nên việc dội nước như thế này được nhiều người hưởng ứng. Các buổi
biểu diễn với dàn đồng ca, các nhóm nhảy múa, diễn kịch, các ngôi sao điện ảnh
ca nhạc, các nhóm nhạc pop cũng rất phổ biến vào dịp lễ hội này.

Ẩm thực lễ hội Thingyan

le-hoi-te-nuoc-dong-nam-aLễ hội Thingyan của Myanma

Nhiều món ăn cũng được người dân chế biến với những đặc tính liên quan đến yếu tố nước như bánh trôi với những viên xôi nếp, bên trong có đường, được thả vào chảo nước đang sôi và ăn ngay khi nó nổi lên; bánh mont với một nhúm bột nếp nướng vừng kèm siro được làm từ đường jaggery và nước dảo dừa.

Hầu hết các hoạt động lớn nhỏ trong ngày lễ té nước đón năm mới cổ truyền tại các nước Đông Nam Á đều bắt nguồn từ tín ngưỡng trong lao động sản xuất hoặc tôn giáo. Hy vọng những chia sẻ của Asahi Travel sẽ cho các bạn thêm những trải nghiệm đặc sắc về các lễ hội này.

Tổng hợp: Yên Vân.