Trách nhiệm xã hội là gì? 8 lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp. – Giải Pháp Tinh Hoa

Ngày nay, bên cạnh việc phát triển về quy mô, doanh thu, lợi nhuận,… thì các doanh nghiệp cần phải chú trọng vào hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) để có thể phát triển bền vững. Vậy trách nhiệm xã hội là gì? Doanh nghiệp sẽ có lợi ích gì khi thực hiện hoạt động trách nhiệm xã hội? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này!

Trách nhiệm xã hội là gì?

“Trách nhiệm xã hội là cam kết của DN (doanh nghiệp) đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.”

Trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã hội là gì?

Trách nhiệm xã hội bao gồm những gì?

Trách nhiệm xã hội thường bao gồm: Bảo vệ môi trường; Đóng góp cho cộng đồng xã hội; Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; Quan hệ tốt với người lao động; Bảo đảm lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy trách nhiệm xã hội là tổng thể các hoạt động liên quan đến con người bao gồm nhân viên trong tổ chức và những cá nhân ngoài tổ chức.

Tham khảo thêm tài liệu về Quản trị nhân sự.

Trách nhiệm xã hội Trách nhiệm xã hội

Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội?

Ngày nay, bất kỳ tổ chức kinh tế thế giới hoặc xuất khẩu sản phẩm đều phải tuân thủ các chính sách về trách nhiệm xã hội: Bảo vệ môi trường, sản phẩm là an toàn đối với người tiêu dùng, có chính sách tôn trọng và đảm bảo lợi ích cho người lao động,… Doanh nghiệp càng thể hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào gia tăng năng suất, doanh thu, lợi nhuận mà không thực hiện trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp sẽ có thể đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật vì các tiêu chí trên đều được quy định trong pháp luật.

Tuy nhiên, đôi khi sự trừng phạt lớn nhất đối với doanh nghiệp chính là việc bị người tiêu dùng và cộng đồng “quay lưng”, thái độ “tiêu cực” thậm chí là “tẩy chay”. Và ngày nay, khủng hoảng truyền thông và xử lý khủng hoảng cho doanh nghiệp đã trở thành một bài toán khó khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh sẵn sàng làm tốt hơn để đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp bạn.

Do đó, việc giữ gìn hình ảnh trước công chúng nói chung và khách hàng nói riêng chính là nhiệm vụ hàng đầu của trách nhiệm xã hội.

Ngoài ra, trách nhiệm xã hội cũng giúp gia tăng lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp: Xét về mặt ngắn hạn, trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với bài toán chi phí khi thực hiện trách nhiệm xã hội: Hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ môi trường, máy móc hiện đại để gia tăng năng suất và chất lượng, trang phục bảo hộ chuẩn để bảo vệ người lao động,…

Tuy nhiên, xét về dài hạn, những hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả gia tăng đáng kể về lợi nhuận bởi xây dựng được thương hiệu, lòng tin và sự trung thành đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn dễ dàng đưa sản phẩm của mình ra quốc tế vì tuân thủ theo các quy chuẩn về trách nhiệm xã hội.

Như vậy, trách nhiệm xã hội nhìn chung sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.

 

Trách nhiệm xã hội và việc phát triển bền vững của doanh nghiệp:

  • Thể hiện tốt đạo đức kinh doanh.

  • Quản lý tốt và giảm thiểu các rủi ro kinh doanh.

  • Thu hút nhà đầu tư dài hạn và tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn mới; Củng cố quan hệ với nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh.

  • Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp; củng cố vị trí và mở rộng thị phần của doanh nghiệp.

  • Tuân thủ tốt các quy định của pháp luật và các tổ chức kinh tế quốc tế.

  • Động lực cho nhân viên và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp.

  • Cải tiến khoa học, kỹ thuật, gia tăng năng suất, chất lượng

  • Tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu trong dài hạn.