Trách nhiệm là gì? Biểu hiện, vai trò và ý nghĩa của trách nhiệm?

Trách nhiệm được coi là việc mà mỗi người phải có ý thức trách nhiệm với những việc mình làm nghĩa là thực hiện tốt vài trò của mình một cách hết khả năng tốt nhất. Hãy tìm hiểu trách nhiệm là gì? Biểu hiện và ý nghĩa ra sao qua bài viết dưới đây.

1. Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm là công việc hay nghĩa vụ của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành. Trách nhiệm là nghĩa vụ của bản thân với một công việc bất kỳ nào đó trong ngày hoặc với bất kỳ một hoạt động hay vấn đề nào diễn ra quanh bạn. Trách nhiệm được nhiều người xem như là gánh nặng của cá nhân phải làm, nhưng nó lại là động lực quan trọng để hạn hoàn thiện và phát triển bản thân tốt hơn nữa trong công việc và cuộc sống. Trách nhiệm là tính tự giác của cá nhân những người sống có trách nhiệm trong xã hội luôn được mọi người coi trọng, cũng như có một lộ trình thăng tiến trong công việc nhanh nhất và gặt hái được nhiều thành công với bản thân mình.

Trách nhiệm của cá nhân không chỉ là với bản thân mình mà với công việc, với gia đình, người thân và với xã hội nơi bạn sinh sống. Tính trách nhiệm của mỗi cá nhân là cần thiết đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia và cả xã hội hiện nay. Bạn cũng nghe rất nhiều những từ được gắn với trách nhiệm là có thể thấy được tầm quan trọng của trách nhiệm trong xã hội hiện nay như thế nào. Khi một tập thể gồm các cá nhân có trách nhiệm với công việc thì tập thể ấy sẽ mạnh, phát triển nhanh và bền vững hơn. Với mỗi người trách nhiệm là một điều thiết yếu và quan trọng cần phải có. Mỗi người sống có trách nhiệm tức là họ sẽ luôn chủ động trong các công việc dù bất kỳ hoàn cảnh nào, tích cực, tự nêu cao tinh thần trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình, với cộng đồng dám làm những điều mình thích làm và sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm về những gì đã làm để bản thân không mắc sai lầm hoặc đùn đẩy cho bất kỳ ai. Một người sống có trách nhiệm sẽ được nhiều người yêu mến và sẽ được cấp trên quan tâm và trọng dụng.

Ví dụ, trách nhiệm là khi bạn là người lớn và biết nhận mình, là việc bạn không khiến bố mẹ, gia đình phải phiền lòng, đau buồn. Hoặc khi bạn nhận ra mình cần là trụ cột của gia đình cũng là biểu hiện của việc biết sống có trách nhiệm. Không phải là cái gì đó quá to tát, trách nhiệm đôi khi chỉ cần biểu hiện bằng những việc làm, hành động nhỏ trong đời sống của từng người.

 

2. Biểu hiện của trách nhiệm:

Muốn trở thành một người có trách nghiệm, chúng ta cần:

  • Luôn biết coi trọng thời gian trong mọi công việc: Đây là một biểu hiện rõ rệt cho thấy bạn là một người chín chắn, biết tận dụng và coi trọng thời gian và dành thời gian để làm những công việc mình thích làm. Và sống rất có trách nhiệm với tất cả mọi người, mọi công việc và trong tư duy.
  • Biết đổ lỗi nhận trách nhiệm về mỗi lần mình làm sai: Một người luôn có trách nhiệm trong cuộc sống sẽ biết cách tranh thủ thời gian sửa chữa các sai lầm để hoàn thiện bản thân.
  • Biết cách có trách nhiệm với tất cả những công việc và hoạt động mình đã thực hiện và sẽ làm. 
  • Bạn nên là người thường xuyên lên kế hoạch trong hầu hết những hoạt động giải quyết các vấn đề của mình. 
  • Không những cần phải quan tâm đến công việc mà cần phải quan tâm đến cả sức khoẻ của bản thân nữa. 
  • Bạn biết cách cân bằng thời gian dành cho công việc và thời gian cho những hoạt động cá nhân mà không lãng phí thời gian của bản thân. 
  • Không than thở và viện cớ: Than thở cũng là một biểu hiện của một người sống thiếu trách nhiệm, luôn đổ hết các lỗi lầm lên người khác trong khi bản thân mình đã làm sai trái. Thay vì than thở và đổ lỗi cho người khác thì bạn hãy tìm hướng giải quyết và hoạch định đường đi cho bản thân mình.
  • Không đổ lỗi và luôn biết lắng nghe người khác: Một con người sống có trách nhiệm với bản thân với gia đình với xã hội thì sẽ không bao giờ đổ lỗi cho bất cứ ai. bạn có trách nhiệm trong tất cả công việc luôn có sự tập trung trong từng công việc thì nhất định bạn sẽ thành công.
  • Bạn biết quan tâm đến người thân, đến người xung quanh và những vấn đề của xã hội nhiều hơn chứ không chỉ đơn thuần là quan tâm đến bản thân mình nữa.
  • Biết cách tự bạn bản thân để mình phát triển hơn là dựa vào người khác, đặc biệt là trong công việc. 
  • Học cách thực hành có kỷ luật: Kỷ luật là yếu tố tiên quyết cho việc sống có trách nhiệm. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần học cách nhận biết công việc mình cần làm gồm những gì? Trình tự thực hiện công việc ra sao và sẽ mất khoảng bao lâu để hoàn thành nó? Để có được tính kỷ luật này, các bạn sẽ cần xác định cho mình mục tiêu rõ ràng, làm sao để hoàn thành công việc mà không bị phân tâm.
  • Biết cách để tăng cường năng lực của bản thân trong công việc, cải thiện sức khỏe của mình hơn đó là việc chăm sóc giấc ngủ, nghỉ ngơi và sự thư giãn của bản thân.
  • Tự lập kế hoạch cho tất cả các công việc hằng ngày: Người sống có trách nhiệm sẽ luôn khác nhau lập biểu thời gian của một ngày làm việc và sắp xếp công việc sao cho hợp lý nhất.
  • Luôn tập trung trong mọi công việc: Sự tập trung chú ý rất là quan trọng khi đến giờ làm việc. Nếu bạn làm việc không tập trung thì hiệu quả làm việc, hoặc kết quả thì sẽ không được như mong đợi. Không muốn phạm phải những sai lầm không mong đợi này bạn hãy tập trung cao độ vào làm việc.

 

3. Phân loại trách nhiệm:

Trách nhiệm của từng cá nhân sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện thực tế. Trong đó có 3 loại trách nhiệm chính đó là:

  • Trách nhiệm chủ động: đây có thể hiểu là việc thực hiện các trách nhiệm của cá nhân 1 cách tự giác và bắt nguồn từ nhận thức, tư duy bên trong bản thân. Thực hiện trách nhiệm chủ động nghĩa là bạn đã ý thức được bản thân mình đã làm gì, nên làm gì và sẽ đưa ra quyết định thế nào. Với loại trách nhiệm thụ động thì bạn sẽ phải sẵn sàng đón nhận những hậu quả xảy ra.
  • Trách nhiệm thụ động: đây là việc bạn thực hiện trách nhiệm khi có những tác động từ bên ngoài chứ không phải do khả năng và nhận thức bên trong. Đó có thể hiểu như việc bạn bè, đồng nghiệp động viên, khích lệ, bạn làm điều gì đó nhằm thực hiện trách nhiệm.
  • Trách nhiệm thật: loại này thường là ở ngoài thực hiện trách nhiệm, chứ phía bên trong thì hoàn toàn không có hoặc còn những khúc mắc nhưng buộc phải thực hiện với lí do nào đấy.

 

4. Vai trò và ý nghĩa của trách nhiệm:

  • Thúc đẩy để thực hiện được mục tiêu: Bạn đã có mục tiêu trong tay, sẽ không tránh khỏi cảm giác nản lòng rồi lại bỏ cuộc trên hành trình hoàn thành mục tiêu đó. Chắc hẳn khi đứng trước những khó khăn, bạn sẽ cần một chất xúc tác để có thể kết thúc đoạn đường đang đi và đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất. Tinh thần trách nhiệm luôn là thứ đòn bẩy mạnh. Người có trách nhiệm sẽ luôn lên kế hoạch chi tiết, đưa ra những thứ tự ưu tiên và bám theo mục tiêu. Sự nghỉ ngơi hay hưởng thụ hoàn toàn không xuất hiện trong cuộc sống của họ. Sống có trách nhiệm sẽ giúp bản thân đạt được mục tiêu.
  • Tạo được sự tin cậy: Người có trách nhiệm luôn mong muốn các nhiệm vụ đều được thực hiện tốt, cho dù là nhiệm vụ đơn giản nhất. Họ luôn có mặt ở văn phòng làm việc và đặt lịch hẹn đúng giờ đến kiên trì đi theo đúng tiến độ công việc. Họ coi các hành động đó chỉ như một việc đơn giản, một thói quen. Bởi vậy, những người xung quanh sẽ dành cho họ một sự tin tưởng cao và không ngại ngần để họ có thể đảm nhận các nhiệm vụ hoặc dự án mới. Mọi mối quan hệ bền vững phải được tạo dựng trên nền tảng sự tin cậy. Vậy nên, trở thành người có trách nhiệm cũng sẽ là một cách để tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp và bền vững. Đặc biệt, một nhà quản trị có sẽ nhận được sự tin tưởng và yêu mến từ nhân viên nhiều hơn nữa nếu người ấy thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với công ty. Ảnh hưởng tích cực đến đồng đội, tổ chức của bạn.
  • Ảnh hưởng tích cực đối với đồng đội, tổ chức của bạn: Mỗi cá nhân làm việc có trách nhiệm thì hiệu quả và chất lượng làm việc chung của một tổ chức, công ty sẽ được nâng cao. Khi mỗi nhân viên có thể chia sẻ tinh thần trách nhiệm với nhau thì tập thể trở nên mạnh mẽ, nâng cao tinh thần và giúp nhau đạt được các mục tiêu. Lan tỏa tinh thần trách nhiệm với mọi người xung quanh. Đừng bao giờ cho rằng bạn chỉ cần tập trung vào mục tiêu của bản thân và có trách nhiệm trong những công việc cộng đồng là không đủ. Như vậy là bạn đã nhận thức sai lầm về tinh thần trách nhiệm cũng cách làm việc tập thể. Các đồng nghiệp xung quanh sẽ không đánh giá cao bạn vì điều này có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự nghiệp.
  • Việc sống có trách nhiệm với cộng đồng thể hiện ở việc các bạn tích cực tham gia vào các phong trào, tôn trọng luật pháp và không làm điều gì tổn hại đến mọi người xung quanh. Khi bạn sống có trách nhiệm với bản thân là đã góp 1 phần vào việc xây dựng nên xã hội tươi đẹp và ý nghĩa hơn.
  • Sống có trách nhiệm với bản thân mình là điều mà ai cũng phải làm. Cuộc sống bạn sẽ cần không ngừng nỗ lực để cố gắng làm được những điều mình muốn và có nhiều kỹ năng để phục vụ cho hiện tại, tương lai. Vì khi bản thân không tốt, thì bạn sẽ thường xuyên phải đối diện với những việc đã qua và thậm chí là cả thất bại. Việc sống có trách nhiệm với bản thân cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho bạn thành công và tạo dựng được cuộc sống có ý nghĩa.

 

5. Cách để thành người sống trách nhiệm:

  • Trách nhiệm với bản thân là phải tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, nếp sống văn hoá, ứng xử đúng mực, có trách nhiệm cá nhân và ý thức chấp hành tốt pháp luật, kỷ luật. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, tri thức và kỹ năng nhằm có được những điều mà bản thân mình muốn. Tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào văn hoá thể dục thể thao quần chúng để góp phần gìn giữ phát huy bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới.
  • Học cách giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn: Nếu bạn muốn làm người có trách nhiệm thì bạn cần phải học cách xử lý và giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn, có nghĩa là bạn phải linh hoạt biết cách xử lý khi khó khăn ập tới bất ngờ. Trước những thông tin xấu, bạn cần phải biết cách giữ bình tĩnh và nghĩ ra cách xử lý. Bạn sẽ không giải quyết khó khăn ngay lần đầu tiên nhưng nó sẽ là cơ hội để bạn hoàn thiện mình, học được cách điềm tĩnh và tư duy độc lập trong tình huống này.
  • Trách nhiệm đối với gia đình cũng chính là sự kính trọng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tất cả các thành viên khác trong gia đình, là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta càng phải cố gắng phấn đấu học tập thật tốt để trở thành một tấm gương tốt trong tương lai làm cho xã hội vừa lòng cha mẹ, ông bà. Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, bài trừ phong tục tập quán, lạc hậu Đồng thời, chúng ta cũng cần quan tâm và giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức với bản thân như Bác Hồ đã dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Chăm lo hạnh phúc gia đình và gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
  • Thành thạo làm nhiều việc cùng một lúc: Nếu bạn muốn trở thành người có trách nhiệm thì bạn cần phải có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc và có khả năng kiểm soát những việc xung quanh mình. Có thể ôn hoà nhiều công việc cùng một lúc như kinh doanh, thành công ở nơi làm việc, có khả năng trả những khoản nợ trước hạn. Tuy nhiên khi làm nhiều việc cùng một lúc bạn nên ghi nhớ những việc cần ưu tiên và những việc có thể thực hiện sau, hãy cân nhắc điều này.
  • Trách nhiệm với xã hội là bản thân chúng ta phải cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp đỡ, phục vụ xã hội và cho đất nước. Chỉ cần chúng ta cố gắng phấn đấu học tập thật tốt để có thể tích luỹ tri thức không ngừng giúp ích cho bản thân. Không làm những việc xấu xa đi ngược xã hội: lừa đảo, trộm cắp, nghiện hút và các tệ nạn xã hội.
  • Học cách quản lý tiền: Bạn cứ nghĩ điều gì không quan trọng, người có trách nhiệm sẽ biết cách sử dụng tiền hiệu quả nhất. Nếu bạn thấy bạn đang chi tiêu không hợp lý, hãy ngồi xuống với đống hóa đơn, rà soát lại việc chi tiêu của bản thân và lập danh sách những món đồ mình đã chi tiêu không hợp lý, sau đó đưa ra kế hoạch chi tiêu hiệu quả hơn. Chịu trách nhiệm với tài chính của bản thân sẽ dạy cho bạn biết cách chi tiêu khoa học và hợp lý.
  • Nhận phản hồi, phê bình tích cực: Người có trách nhiệm là người rất nhạy cảm với những lời chỉ trích, và sự phê bình tích cực từ nhiều người giúp cho bạn tốt hơn nữa. Nếu bạn muốn là người có trách nhiệm khi đến trường thì bạn nên nghe theo lời giáo viên nói. Hoặc lắng nghe cấp trên nói về các điều cần thiết để làm nếu bạn trở thành người có trách nhiệm trong công việc. Nếu bạn bè có nói về các thiếu sót của bạn, hãy dũng cảm tiếp thu và sửa đổi chúng. Đừng bao giờ bác bỏ các lời phê bình muốn tốt cho bạn, hãy coi nó như một bài học quý giá.
  • Tránh trì hoãn: Những người vô trách nhiệm sẽ luôn tìm cách trì hoãn công việc. Người có trách nhiệm sẽ không bao giờ muốn trì hoãn công việc và luôn cố gắng hoàn thành công việc theo kế hoạch càng sớm càng tốt. Ví dụ như nếu bạn có bài kiểm tra vào đầu tuần tới thì hãy cố gắng ôn tập kiến thức từ mấy hôm trước chứ đừng đợi ngày mai thi và đêm nay dành trọn cả đêm để ôn tập. Hãy lập ra mục tiêu học tập rõ ràng và không bao giờ trì hoãn chúng.