Trách nhiệm kỷ luật là gì ? Quy định về trách nhiệm kỷ luật – Luật sư lao động

Trách nhiệm kỷ luật là gì ? Quy định về trách nhiệm kỷ luật

Trách nhiệm kỷ luật là gì? Có những quy định nào về trách nhiệm kỷ luật? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý:

– Luật Hiến pháp năm 2013;

– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

– Bộ luật dân sự năm 2015

– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2010;

– Luật cán bộ công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019;

– Nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về  xử lý kỉ luật đối với công chức.

1. Trách nhiệm kỉ luật là gì?

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

trach-nhiem-ky-luat

2. Các quy định về trách nhiệm kỉ luật

Các biện pháp trách nhiệm kỉ luật gồm

a. Khiển trách

b. Cảnh cáo

c. Hạ bậc lương, hạ ngạch

d. Cách chức, buộc thôi việc.

Thời hiệu xử lí vi phạm kỉ luật

– 3 tháng kể từ ngày phát hiện vi phạm, trường hợp cần điều tra, xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 6 tháng.

– Khi xử lí kỉ luật cán bộ, công chức, viên chức phải thành lập hội đồng kỉ luật.

Thành phần hội đồng kỉ luật gồm có chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; đại diện ban chấp hành công đoàn cùng cấp; đại diện công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm kỉ luật (do tập thể công chức cử ra).

Hội đồng kỉ luật

– Hội đồng kỷ luật làm việc theo chế độ tập thể, công khai, dân chủ, biểu quyết theo đa số bằng phiếu kín. Chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên hội đồng.

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, tài liệu của hội đồng kỉ luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định kỉ luật. Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lí kỉ luật và quyết định thi hành kỉ luật phải được lưu trữ trong hồ sơ cán bộ, công chức.

Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỉ luật, nếu công chức không tái phạm và không có vi phạm đến mức phải xử lí kỉ luật thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỉ luật.

3. Các nguyên tắc xử lý kỉ luật công chức

– Căn cứ pháp lý: Điều 2 Nghị định 34/2011/NĐ-CP

– Cụ thể: Chính phủ quy định về xử lý kỉ luật đối với công chức:

a. Phải khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật. Đây là nguyên tắc chung cho mọi hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý. Bởi bất cứ hoạt động truy cứu trách nhiệm nào cũng cần đến nguyên tắc trên để xử lý chính xác, không bỏ qua người có tội nhưng cũng không vu oan cho người vô tội;

b. Chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật đối với một công chức trong một lần xử lý kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức thôi việc; Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn nếu vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật.

– Trách nhiệm kỷ luật

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý của công chức trước Nhà nước. Do trách nhiệm kỷ luật gắn liền với việc thực thi công vụ, nhiệm vụ mà nhà nước giao cho công chức nên trách nhiệm  kỷ luật công chức là trách nhiệm trước nhà nước chứ không phải là của các bên có liên quan. Trách nhiệm kỷ luật được truy cứu bới các bên có thẩm quyền.

Truy cứu trách nhiệm kỷ luật là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước nên hoạt động này phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền. Trách nhiệm kỷ luật được truy cứu theo những nguyên tắc, thủ tục luật định. Để đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội cũng như đảm bảo tính răn đe của các biện pháp xử lý kỉ luật, hoạt động truy cứu trách nhiệm kỷ luật phải tuân theo những nguyên tắc, thủ tục pháp luật quy định.

4. Liên hệ

Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đã có luật riêng quy định về các vấn đề công chức trong đó có kỷ luật công chức. Nhìn chung công tác truy cứu trách nhiệm kỷ luật, xử lý kỷ luật công chức được thực hiện tương đối tốt bởi lẽ chất lượng cũng như đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của công chức ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên công tác truy cứu tại nước ta ngày này chưa thực sự hiệu quả và công minh. Thực tế cho thấy việc công chức nhà nước vi phạm kỉ luật, có ý thức trách nhiệm kém ( thể hiện qua nhiều dấu hiệu: trì trệ, tắc trách, làm trái quy định, sai thủ tục, đùn đẩy, nhận hối lộ, tham nhũng) không phải hiếm nhưng hoạt động truy cứu trách nhiệm và xử lý kỉ luật những đối tượng này lại vô cùng hiếm, ít về số lượng, kém về “chất lượng”.

5. Kết luận

Tóm lại, bên cạnh những điểm đã thực hiện tốt thì công chức nước ta cũng còn nhiều điểm hạn chế. Vì vậy, trong đường lối phương hướng của Đảng và Nhà nước cũng cần có hướng đi rõ ràng trong vấn đề này, phải thật sự nghiêm minh, xử lý triệt để vấn đề gốc rễ không để cán bộ, công chức đùn đẩy, tắc trách. Đồng thời cán bộ cũng cần tự nâng cao trách nhiệm của bản thân để đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức, giúp đất nước ngày càng phát triển bền vững hơn.

Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc