Trắc nghiệm công dân 6 bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm | Giải sgk GDCD 6
Câu 1: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về …. Việc bắt giữ người phải đúng quy định của pháp luật
-
Mục Lục
A. Thân thể
- B. Danh dự
- C. Nhân phẩm
- D. Lương tâm
Câu 2: Mọi việc xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác đều bị pháp luật ….. nghiêm khắc.
- A. Cảnh báo
- B. Phê phán
-
C. Trừng phạt
- D. Phê bình
Câu 3: Trong cuộc sống chúng ta phải biết ……. tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác. Đồng thời phải biết bảo vệ quyền lợi của mình.
- A. Tìm hiểu
- B. Yêu thương
- C. Bảo vệ
-
D. Tôn trọng
Câu 4: Quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền?
- A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
- B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- C. Quyền bầu cử và ứng cử.
-
D. Cả A và B.
Câu 5: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013?
-
A. Điều 20.
- B. Điều 21.
- C. Điều 22.
- D. Điều 23.
Câu 6: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- A. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng.
- B. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật.
-
C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.
- D. Bắt giữ người do nghi ngờ.
Câu 7: Công dân bị bắt khi có quyết định hoặc phê chuẩn của cơ quan nhà nước nào?
- A. Tòa án.
- B. Viện Kiểm sát.
- C. Công an tỉnh.
-
D. Cả A, B.
Câu 8: Chửi mắng người khác một cách thậm tệ đã xâm phạm đến:
- A. Tính mạng, thân thể sức khỏe
-
B. Nhân phẩm, danh dự
- C. A, B đúng
- D. A, B sai
Câu 9: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?
- A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.
- B. Hai hàng xóm đang cãi nhau.
- C. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác.
-
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm chìa khóa.
Câu 10: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?
- A. Công an.
- B. Những người mà pháp luật cho phép.
-
C. Bất kỳ người nào.
- D. Viện Kiểm sát.
Câu 11: Nam và Sơn là HS lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua.Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?
- A. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Nam không vi phạm quyền nào.
- C. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
-
D. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 12: Ông C là Chủ tịch huyện X, do bị tố cáo trong việc sai phạm sử dụn đất nên ông C đã bị đi tù. Điều đó nói đến điều gì của pháp luật?
-
A. Tính bình đẳng.
- B. Không bình đẳng.
- C. Tính dân chủ.
- D. Tính công khai.
Câu 13: Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?
- A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.
- B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.
- C. Bắt người theo quy định của Tòa án.
-
D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.
Câu 14: Nghi ngờ anh V là người lấy cắp xe máy của mình nên ông N đã tung tin nói xấu anh V trên facebook. Việc làm này của ông N đã vi phạm quyền nào?
- A. Ông N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Ông N không vi phạm quyền nào.
- C. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
-
D. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 15: Bắt trẻ em về làm việc nặng nhọc, nguy hiểm đã xâm phạm đến:
- A. Nhân phẩm, danh dự
- B. Tính mạng, sức khỏe, thân thể
- C. A, B đúng
- D. A, B sai