Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 5 trang 15 16 17 sgk Vật lí 7
Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, sách giáo khoa Vật lí 7. Nội dung bài Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 5 trang 15 16 17 sgk Vật lí 7 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 7.
Lý thuyết
I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
1. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?
– Thí nghiệm: Kiểm tra xem ảnh tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không.
– Dự đoán: Không hứng được ảnh trên màn chắn.
– Kết quả: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
Kết luận: Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
3. So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
– Dự đoán: Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
– Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng
– Vẽ ảnh S’ dựa vào tính chất của ảnh qua gương phẳng (ảnh đối xứng vật qua gương)
– Vẽ hai tia phản xạ IR và KM theo định luật phản xạ ánh sáng.
– Kéo dài 2 tia phản xạ gặp nhau tại S’.
– Nhận xét:
+ Mắt đặt trong khoảng IR và KM sẽ thấy S’ .
+ Mắt ta nhìn thấy S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S’ đến mắt.
+ Không hứng được S’ trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ chứ không có ánh sáng thật đến S’
– Kết luận:
+ Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’
+ Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 5 trang 15 16 17 sgk Vật lí 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!
Câu hỏi
Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập vật lí 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 5 trang 15 16 17 sgk Vật lí 7 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:
1. Trả lời câu hỏi C1 Bài 5 trang 15 sgk Vật lí 7
Đưa một tấm bìa dùng làm màn chắn ra sau gương để kiểm tra dự đoán.
Trả lời:
Kết luận: Ảnh của một vật tạo bối gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
2. Trả lời câu hỏi C2 Bài 5 trang 16 sgk Vật lí 7
Dùng viên phấn thứ hai đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh.
Trả lời:
Kết luận: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
3. Trả lời câu hỏi C3 Bài 5 trang 16 sgk Vật lí 7
Hãy tìm cách kiểm tra xem AA’ có vuông góc với MN không; A và A’ có cách đều MN không.
Trả lời:
– Ta dùng thước ngắm sao cho A, A’ và mắt ta nằm trên đường thẳng, sau đó vẽ đường thẳng đó trên mặt bàn bằng bút. Dùng thước êke để kiểm tra xem đường vẽ nối AA’ có vuông góc với mặt gương MN không.
– Kết quả: Ta thấy AA’ vuông góc với MN và cách đều MN.
– Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
4. Trả lời câu hỏi C4 Bài 5 trang 16 sgk Vật lí 7
Trên hình 5.4 vẽ điểm sáng S (nguồn áng nhỏ) đặt trước gương phẳng và hai tia sáng xuất phát từ S tới gương.
a) Hãy vẽ ảnh S’ của S tạo bới gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh.
b) Từ đó vẽ tia phản xạ ứng với hai tia tới SI và SK.
c) Đánh dấu vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S’.
d) Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn.
Trả lời:
a) Xác định ảnh S’:
Vì ảnh S’ và S đối xứng nhau qua mặt gương nên ta vẽ ảnh S’ như sau:
– Từ S vẽ tia SH vuông góc với mặt gương tại H.
– Trên tia đối của tia HS ta lấy điểm S’ sao cho S’H = SH. S’ chính là ảnh của S qua gương cần vẽ.
b) Vẽ tia phản xạ:
Tia phản xạ luôn có đường kéo dài đi qua ảnh S’ của S qua gương nên ta vẽ tia phản xạ như sau:
– Đối với tia tới SI, ta nối S’I, sau đó vẽ tia đối của tia IS’ ta được tia phản xạ IR cần vẽ.
– Đối với tia tới SK, ta nối S’K, sau đó vẽ tia đối của tia KS’ ta được tia phản xạ KR’ cần vẽ.
c) Mắt ta nhìn thấy S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S’ đến mắt. Do vậy để thấy được ảnh S’ ta có thể đặt mắt ở vị trí hứng chùm tia phản xạ truyền tới mắt như hình vẽ trên.
d) Không hứng được S’ trên màn chắn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ chứ không có ánh sáng thật đến S’.
Kết luận: Ta nhìn thấy ảnh ảo S và các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’.
5. Trả lời câu hỏi C5 Bài 5 trang 17 sgk Vật lí 7
Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình 5.5.
Trả lời:
Vì ảnh và vật đối xứng nhau qua gương nên ta xác định ảnh của vật AB bằng cách sau:
– Xác định ảnh A’ của A bằng cách dựng AK vuông góc với gương, trên tia đối của tia KA lấy điểm A’ sao cho A’K = KA. A’ là ảnh của A qua gương cần vẽ.
– Tương tự ta xác định được ảnh B’ của B qua gương.
– Nối A’B’ ta được ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng. A’B’ là ảnh ảo nên vẽ bằng nét đứt để phân biệt với vật sáng.
6. Trả lời câu hỏi C6 Bài 5 trang 17 sgk Vật lí 7
Hãy giải đáp thắc mắc của bé Lan trong câu chuyện kể ở đầu bài.
Trả lời:
– Mặt nước coi như coi như một gương phẳng. Bóng của tháp chính là ảnh tạo bới gương phẳng.
– Giải thích hình cái tháp lộn ngược dựa vào phép vẽ ảnh ở chân tháp ở sát đất, đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp ở xa đất và ở phía bên kia gương phẳng tức là ở dưới mặt nước.
– Coi mũi tên AB tượng trưng cho cái tháp ta có hình vẽ tạo ảnh như sau:
Câu trước:
Câu tiếp theo:
Xem thêm:
Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 C6 Bài 5 trang 15 16 17 sgk Vật lí 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lí lớp 7 thật tốt!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“