Top mẫu tranh phong cảnh làng quê cây đa, giếng nước, sân đình gần gũi yêu thương 2021

Từ ngàn năm nay hình ảnh “Cây đa- giếng nước- sân đình” đã sớm đi sâu  vào đời sống  văn hóa của người Việt Nam. Bộ ba “Cây đa- giếng nước- sân đình” gắn bó thủy chung son sắc như người bạn tâm giao với cư dân miền nông nghiệp lúa nước. Có thể nói ở đâu có “cây đa” là có “giếng nước” hoặc “sân đình” và ở đó có sự giao lưu, sinh hoạt, trao đổi hay nói khác hơn là ở đâu có con người sinh sống thì ở nơi đó có sự hiện hữu của bộ ba biểu tượng này. Ca dao việt nam có câu: “Cây đa cũ bến đò xưa, bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ”, “Trèo lên quán dốc cây đa, gặp chị bán rượu say đà thêm say” hay ” Dời chân bước xuống lễ đình, họa chăng có gặp bạn tình hay không”,… nhưng vì sao và do đâu mà nó gắn kết với đời sống của người dân đến vậy? Phải chăng ở đây có cái gì đó gắn kết con người lại với nhau để từ đó chúng ta lại có một cái nhìn mới hơn và toàn diện hơn về những hình ảnh biểu trưng này?

 Mã: LQ-03

          Xét trên mối quan hệ duy vật biện chứng thì “Cây đa- giếng nước- sân đình” chỉ đơn thuần là ba hình ảnh, ba đối tượng đơn lẻ khác nhau, không có vai trò hay tác động gì bổ trợ cho nhau cả. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết mang một nội dung ý nghĩa riêng biệt: Cây đa có tác dụng cho bóng mát và bầu không khí trong lành; giếng nước cung cấp nước sạch đảm nhiệm vai trò phục vụ đời sống nhân dân; sân đình là nơi sinh hoạt văn hóa, lễ nghi, thờ tự tính ngưỡng của người dân. Rõ ràng trong mối quan hệ trên “Cây đa- giếng nước- sân đình” đơn tuyến với nhau về mọi bình diện, mọi khía cạnh.

 Mã: LQ-04

Nhưng nếu xét trên bình diện văn hóa thì đây là một hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng có tính khái quát cao. Trong văn chương trung đại Trung Quốc và ngay cả trong văn chương đương đại nước nhà khi đề cặp đến sự chia tay cách biệt thì ta liền nghĩ ngay đến “liễu”, đến “Chương Đài”, khi đề cặp đến thư sinh, sĩ tử thì ta sẽ nghĩ ngay đến cửa Khổng sân trình, khi nói về tình yêu thì cũng chỉ đơn thuần là “lá thắm chỉ hồng”, “tin hồng”, “bóng nhạn”,… nói cho cùng thì đó cũng chỉ là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho một quan niệm nghệ thuật được viết theo lối thi vị hóa. Những hình ảnh đó bị thu hẹp và bó buộc trong phạm vi nhỏ của số ít những người có học thức. Và nó sẽ trở nên xa lạ, cầu kỳ với số đông quần chúng không am hiểu về những hình ảnh chi tiết nghệ thuật mỹ lệ này. Nhưng trong văn học dân gian truyền thống của ta thì lại khác, khi nói đến những vấn đề trên thì bộ ba hình ảnh “cây đa-giếng nước- sân đình” lại thường xuyên phối hợp và quán xuyên lẫn nhau. Cũng như, khi đề cặp đến chia tay thì ca dao ta có “trăm năm đành lỗi hẹn thề, cây đa bến cũ con đò khác đưa” hay “Cây đa trốc gốc trôi rồi, đò đưa bến khác em ngồi đợi ai”. Khi đề cắp đến anh học trò nghèo, đến thư sinh thì ca dao dân gian cũng có “Dời chân bước xuống lễ đình, họa may có gặp bạn tình hay không”, “Trèo lên quán dốc cây đa, gặp chị bán rượu la đà say sưa” và khi đề cặp đến tình yêu, về hôn nhân thì “Chừng nào cho mõ xa đìn, /hạc xa hương án chung tình mới xa”, “Chim ham trái chín ăn xa, buồn tình nhớ lại gốc đa muốn về” hay “Cây đa rụng lá đầy đình, bao nhiêu lá rụng tương mình thương mình bấy nhiêu” . Cuộc đời này là muôn vàn những khó khăn và vất vả nó buộc con người phải kiên cường mà vượt qua, phải kiên nhẫn mà chịu đựng và cũng phải mạnh dạn mà đấu tranh, văn học dân gian không những giúp ta ý thức được điều đó mà nó còn giúp ta nhận biết được đâu là điều hay lẻ phải. Đồng thời thông qua bộ ba này, ta còn thấy được ca dao dân ca còn còn dạy con người cách đối nhân xử thế, lẽ sống ở đời “Ở cho phải phải phân phân, cây đa cậy thần, thần cậy cây đa”, “Chanh chua anh để giặc quần, người chua anh để làm thần gốc đa”… khi đề cặp đến vấn đề này thật là thiếu xót nếu ta không nhắc đến hình ảnh chú Cuội và gốc cây đa. Đây như là một hình ảnh đặc thù cho nền văn học đương đại Việt Nam. Nó ăn sâu vào tâm thức và đời sống của đông đảo người dân từ thành thị cho đến nông thôn, từ đồng sâu cho đến hải đảo. Tính quy phạm và lan tỏa của hình ảnh “Cây đa- giếng nước- sân đình” không được quy định chặt chẽ và nghiêm ngặc như các hình ảnh trong thơ Đường, trong văn chương trung đại nhưng nó lại đảm đương một xứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng và to lớn. Đó chính là duy trì một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

 Mã: LQ-15

Ngày nay cây đa còn là biểu trưng cao quý cho một giai đoạn của đời người đó chính là hình ảnh “Cây cao bóng cả” trong các chương trình dành cho người cao tuổi; cây đa còn biểu trưng cho sự đoàn kết, tập hợp mọi người. Trong đời sống cộng đồng làng xã của các ngôi làng Việt hiện nay thì giếng nước lại là một nơi sinh hoạt cộng đồng lí tưởng, ở đây cứ vào mỗi sáng, mỗi chiều thì các anh các chị lại thông thả ghánh từng ghánh nước ngọt lịm đem về để chuẩn bị cho buổi cơm với mùi hương gạo mới. Và cuối cùng là hình ảnh con đò, con đò trong văn hóa Việt Nam là một hình ảnh đậm nét suy tư triết lí, nó khiến ta liên tưởng đến hình ảnh người mẹ, người thầy phải tần tảo vất vả để nuôi dưỡng đàn con thân yêu. Xin mượn câu thơ trong bài vọng cổ “Cánh cò” của tác giả Huỳnh Long để thay cho lời kết của bài viết này:

“Dòng sông bến nước con đò,

Vầng trăng còn đó cánh cò còn bay.

 Mã: LQ-16

Tranh phong cảnh làng quê cây đa, giếng nước, sân đình gần gũi yêu thương. Với chia sẻ trên hy vọng độc giả có thêm mẫu tranh về làng quê mua dành tặng cho gia đình, người thân là món quà tinh thần, ý nghĩa vô giá nhất. Với vẻ đẹp thanh bình được tái hiện một cách chân thực, sinh động nhất thông qua những hình ảnh bình dị, chân phương, giàu cảm xúc.

>>> Xem thêm: Các sản phẩm tranh treo tường Canvas

Quý khách có nhu cầu mua: Tranh phong cảnh làng quê, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Tư vấn bán hàng: 0941.890.485( Bao gồm cả zalo chat )

Website : tranhnamdinh.vn

Địa chỉ : Tranh Sơn Hải Kiot 3, đường Trần Phú, TP Nam Định

Xem nhiều mẫu hơn tại đây: Tranh phong cảnh làng quê