Top câu hỏi phỏng vấn giáo viên THCS hot nhất và một số gợi ý
Nguyễn Hương Anh Thứ bảy, 22/05/2021
Giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề rèn dũa ra các nhân tài trong các ngành nghề khác. Đó chính là lý do nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích với nghề giáo đi sâu vào trong máu và khao khát được đứng trên bục giảng.
Chắc hẳn hồi còn nhỏ, bạn một vài lần đóng vai những thầy giáo, cô giáo nhỏ dạy trong các lớp học không tên. Các bạn đã cố tỏ ra nghiêm túc khi đứng trên vai trò một người giáo. Tôi cũng vậy, đã có lần tôi nghĩ, sau này tôi sẽ là một cô giáo.
Tôi cũng có một người bạn, họ đã dạy cho tôi thế nào là “đam mê”. Bạn tôi rất giỏi môn văn và bạn rất yêu quý cô giáo dạy văn của mình. Cô ấy nói với tôi, chính cô giáo đó đã truyền cho cô nguồn cảm hứng, rằng: sau này, cô ấy nhất định sẽ là một cô giáo dạy văn như cô giáo dạy mình. Đúng như vậy, kỳ thi đại học sắp tới gần là lúc lũ học sinh chúng tôi hồi đó đắn đo suy nghĩ để chọn cho mình một ngành học phù hợp nhất. Bao nhiêu người khuyên răn nghề giáo rất cực khổ, nhiều áp lực và khó xin việc, cô ấy nghe theo và để nguyện vọng giáo viên cuối cùng.
Nhưng rồi, vào phút chót, cô ấy đã quyết tâm theo đuổi đam mê của mình, tất cả nguyện vọng của cô đều là sư phạm. Hiện tại, cô ấy cũng là giáo viên ở chính ngôi trường cô đã từng học, cô ấy luôn cố gắng, nỗ lực để truyền cái lửa yêu thương đó cho tất cả mọi người. Mong câu chuyện này sẽ giúp cho các bạn đang yêu thích nghề giáo viên có động lực ứng tuyển vào ngành. Hãy nghe theo mách bảo bản thân, hãy làm tất cả những gì mình có thể để theo đuổi niềm yêu thích.
Sau đây, Vieclam24h.net.vn sẽ vào phần chính: Các câu hỏi phỏng vấn giáo viên THCS. Tôi xin phép không nhắc đến những câu hỏi về giới thiệu bản thân, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn nữa. Vì bất cứ cuộc phỏng vấn xin việc nào cũng đều có. Bài viết này sẽ nhấn mạnh toàn bộ những câu hỏi tình huống, ứng xử và cảm nghĩ.
1. Tại sao bạn lại chọn nghề giáo mà không phải bất cứ nghề nào khác?
Làm nghề giáo không chỉ là đến lớp, dạy và ra về mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có những học sinh có nhận thức tốt, nhưng vì “không thích” cách giảng, “không thích” giáo viên mà không chịu học hành. Do đó, người giáo viên còn phải có cái tâm- tận tâm với nghề. Không chỉ dạy mà còn truyền được cảm hứng “muốn học, thích học” cho mỗi học sinh của mình bằng cách này cách khác. Nếu là sự đam mê, hy sinh vì nghề nghiệp sẽ rất khác với một người đi làm vì gia đình ép buộc, vì có quan hệ, vì không biết chọn gì nên chọn bừa một công việc phục vụ cho cuộc sống.
Giáo viên- nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý
Gợi ý trả lời:
Các bạn hãy trả lời chân thực những gì bạn đã trải qua, nhưng đừng chân thực tới mức “gia đình em bảo”, chúng tôi có một số gợi ý như sau.
Tác động từ yếu tố gia đình: Mẹ em ngày trước cũng là một giáo viên trung học cơ sở. Nhưng không vì thế mà gia đình bắt em phải theo nghề giáo mà do chính em đã lựa chọn. Ngay từ hồi còn nhỏ em đã thấy mẹ tận tụy soạn giáo án, chấm bài, giảng bài cho học sinh. Mỗi lần nhắc đến công việc là đôi mắt mẹ lại ánh lên sự tự hào, niềm yêu thích. Và ngay từ khi còn nhỏ em đã nghĩ “mình phải trở thành giáo viên”, suy nghĩ đó đã theo em đến bây giờ.
Ngoài ra có thể kể đến những người truyền cảm hứng, những sự việc ấn tượng, những cơ hội bất ngờ đến (là học sinh cũ của trường được mời ứng tuyển),…
2. Vấn đề khó khăn bạn nghĩ đến khi làm giáo viên là gì? Và đâu là điều bạn cho là khó khăn nhất đối với bạn.
Gợi ý trả lời:
– Thời gian: Nghề giáo phải dành nhiều thời gian trong ngày để làm việc, nhất là những giáo viên dạy nhiều môn cùng lúc. Không những phải giảng dạy trên lớp mà còn phải soạn giáo án trước khi đi dạy. Mỗi môn lại phải có giáo án riêng, mỗi năm học lại có đổi mới nên không thể dùng giáo án năm trước để dùng cho năm sau. Trước kia, giáo viên phải viết giáo án bằng tay, nhưng hiện tại đã đỡ vất vả hơn nhiều khi được sử dụng máy tính.
– Áp lực công việc: Nếu đi dạy chỉ có việc truyền đạt kiến thức, học sinh nghe giảng và thực hiện là xong thì đâu có áp lực gì. Nhưng trong một lớp học, có rất nhiều học sinh có tính cách khác nhau, ảnh hưởng không ít tới tinh thần làm việc. Có những giáo viên có thể bỏ qua khi có một vài học sinh không nghe giảng. Nhưng cũng có những giáo viên bị “mất hứng” không thể tiếp tục dạy nếu không được tôn trọng. Ngoài ra còn có các áp lực về thành tích do nhà trường đề ra.
Soạn giáo án
– Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp: Người làm giáo viên rất khác các nghề nghiệp khác, được các học sinh và phụ huynh biết đến và kính nể. Nên việc từ nhà ra ngõ đều phải đúng theo đạo đức của một người làm giáo, bất kể lúc nào cũng phải thật nghiêm chỉnh, không được lệch khỏi quỹ đạo, làm mất niềm tin của mọi người từ cách ăn mặc, nói chuyện, gia đình,…
– Sức khỏe: Giáo viên cần phải đứng lớp và nói rất nhiều, lại còn phải nói đủ to để học sinh ngồi cuối lớp vẫn có thể nghe thấy, không thì sẽ bị ảnh hưởng tới chất lượng buổi học. Một số trường học hiện nay cũng đã trang bị cho giáo viên micro, nhưng phần đông là chưa có. Bởi các lớp học còn phải có hệ thống cách âm, tránh tiếng ồn ảnh hưởng đến các lớp khác. Ngoài ra, kiến thức giáo án đã được chuẩn bị xuyên suốt chương trình học. Việc giáo viên bị ốm, xin nghỉ, nhờ người khác dạy thay vẫn không đảm bảo được chất lượng.
Thiết bị hỗ trợ giảng dạy
3. Là một giáo viên, đức tính nào là cần thiết?
Gợi ý trả lời:
Có rất nhiều đức tính mà người làm nghề giáo cần phải trau dồi và có được như: khôn khéo, tự tin, nhiệt tình, có trách nhiệm, công bằng,… Trong đó, sự nhẫn nại là không thể nào thiếu được: nhẫn nại trong cách dạy (dạy từng ly từng tý cho tới khi học sinh hiểu mới thôi, không cáu gắt vì học sinh chậm tiếp thu), nhẫn nại trong các tình huống sai phạm của học sinh, nhẫn nại để khuyên bảo,… Một người giáo viên nhẫn nại, cởi mở, bình tĩnh giải quyết vấn đề sẽ khiến học sinh cảm thấy an tâm, thoải mái hơn trong việc học tập, sẵn sàng đưa ra câu hỏi khi chưa hiểu kỹ các vấn đề. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện, chứ không phải “giấu dốt” như các thầy cô vẫn nói.
Cái tâm của người giáo
4. Nếu một học sinh không nghe giảng, làm ồn trong lớp, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Đầu tiên, cần phải tìm hiểu lý do mà bạn đó làm ồn trong lớp là gì? (Giáo viên giảng bài chưa kỹ khiến bạn phải hỏi lại bạn bè, giáo viên giảng bài không thuyết phục nên học sinh không muốn nghe hay vấn đề đến từ chính học sinh…). Nhiều giáo viên thường tức giận trước việc nói chuyện của học sinh, trách mắng, phạt học sinh mà không tìm hiểu lý do khiến cho không khí lớp học luôn căng thẳng; dù học sinh có không nói chuyện nữa nhưng vẫn không tập trung vào bài học.
Truyền cảm hứng cho học sinh
Gây chú ý với các bạn nói chuyện: nhìn vào bạn, dừng giảng bài một vài phút.
Xen kẽ các bài học là câu chuyện ngoài lề có liên quan để học sinh cảm thấy vui vẻ và có hứng thú với việc học hơn.
Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn giáo viên trung học phổ thông và cách trả lời
5. Câu hỏi thi tuyển trong nghề giáo viên
Câu hỏi dựa theo những phần đã học trong thi tuyển của người giáo viên, nên chúng tôi xin phép không nhắc đến.
Đạo đức người giáo viên
Hãy chú ý đến một chút nhé, vì đây là câu hỏi rất hay được chọn trong phỏng vấn giáo viên.
Vieclam24h.net.vn mong rằng bài viết câu hỏi phỏng vấn giáo viên THCS vừa rồi sẽ giúp các bạn thắng lợi trong buổi phỏng vấn sắp tới. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Top mẫu CV đẹp – độc đáo – sáng tạo – chuyên nghiệp dành riêng cho giáo viên
Hãy click vào link dưới đây để tham khảo ngay những mẫu CV ấn tượng nhất dành cho giáo viên.
CV giáo viên