Top 9 loại hình quảng cáo phổ biến có mặt trong mọi Marketing Plan

Thế giới marketing hiện này đã không còn chỉ quanh quẩn ở định dạng tờ rơi, tạp chí hay quảng cáo truyền hình. Với sự phát triển của công nghệ rất nhiều định dạng quảng cáo mới, kênh quảng cáo mới hiệu quả hơn đã xuất hiện.

Hãy cùng xem tại thời điểm đầu những năm 2020s này, đâu là các loại quảng cáo phổ biến và được sử dụng nhiều nhất nhé.

1. SEO

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization – tối ưu công cụ tìm kiếm. Hinh thức marketing này giúp website của doanh nghiệp lên TOP đầu Google. Qua đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận tới những khách hàng tiềm năng khi họ đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Với gần 6 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày trên Google, SEO là giải pháp marketing không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp.

– Ưu điểm của SEO:

  • Là phương pháp marketing có chi phí tiết kiệm trong lâu dài. Khác với các quảng cáo trả phí khác, bạn không cần trả thêm tiền để thu hút traffic về site một khi đã lên TOP.
  • Tiếp cận được các khách hàng đang chủ động.tìm kiếm sản phẩm
  • Có tỷ lệ chuyển đổi cao

– Nhược điểm của SEO

  • Các quy trình làm SEO khác phức tạp
  • Cần đầu tư nhiều nguồn lực trong thời gian bắt đầu
  • Cần nhiều thời gian để thấy kết quả
  • Có thể bị giảm kết quả khi Google thay đổi thuật toán.

SEO phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp từ B2B đến B2C khi dù bạn kinh doanh sản phẩm dịch vụ nào thì khách hàng luôn có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin thông qua Google.

Dịch vụ SEO SEONGONDịch vụ SEO SEONGON

Kết quả SEO

Xem thêm:

2. Quảng cáo Google

Quảng cáo Google hay Google Ads là các hình thức quảng cáo nằm trong hệ thông quảng cáo của Google bao gồm:

  • Google Ads Search: quảng cáo trên mạng tìm kiếm
  • Google GDN: quảng cáo banner trên mạng lưới website hợp tác với Google
  • Google Shopping: quảng cáo mua sắm trên mạng tìm kiếm
  • Google Video: quảng cáo video trên Youtube và mạng lưới website đối tác
  • Google App: quảng cáo ứng dụng

– Ưu điểm:

  • Có khả năng tiếp cận đúng đối tượng chính xác
  • Dễ triển khai thực hiện
  • Có kết quả ngay lập tức
  • Tiếp cận được tới một lượng lớn khách hàng (tùy theo ngân sách)
  • Có thể sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau: tăng nhận diện thương hiệu, tăng chuyển đổi thậm chí bán hàng

– Nhược điểm:

  • Chi phí quảng cáo ngày càng tăng cao, một số ngành cạnh tranh chi phí quảng cáo Google vô cùng đắt đỏ
  • Người dùng có xu hướng tin tưởng các kết quả tự nhiên hơn quảng cáo.

Nhìn chung, ưu điểm của quảng cáo Google vẫn vượt trội so với những nhược điểm mà nó có. Chính vì thế, từ khi bắt đầu vào thị trường Việt Nam từ những năm 2008, Google Ads đã đóng 1 vai trò quan trọng trong cách triển khai marketing của nhiều doanh nghiệp.

quảng cáo Google Searchquảng cáo Google Search

Quảng cáo Google trên mạng tìm kiếm

Xem thêm:

3. Quảng cáo Facebook

Facebook là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam với hơn 65 triệu người sử dụng (thống kê Hootsuite,2020).

Chính vì thế nền tảng này là kênh “béo bở” cho nhiều doanh nghiệp muốn quảng cáo sản phẩm dịch vụ của mình.

– Ưu điểm:

  • Có khả năng tiếp cận đúng đối tượng tương đối chính xác với bộ nhắm chọn mục tiêu thông minh.
  • Có kết quả ngay lập tức
  • Tiếp cận được tới một lượng lớn khách hàng (tùy theo ngân sách)
  • Có thể sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau: tăng nhận diện thương hiệu, tăng chuyển đổi thậm chí bán hàng

– Nhược điểm:

  • Chi phí quảng cáo ngày càng tăng cao do nhiều đối thủ cạnh tranh và nạn chạy “bùng” ở Việt Nam khá phổ biến.
  • Facebook là một nền tảng không ổn định. Người làm quảng cáo thường xuyên bị khóa tài khoản với nguyên nhân không rõ ràng.
  • Không dễ với người mới bắt đầu.

Ngoài Facebook, các quảng cáo mạng xã hội khác cũng ngày một được sử dụng nhiều hơn tùy theo đặc thù sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ như các công ty thời trang, du lịch sẽ song song sử dụng cả Instagram, Tiktok để tiếp cận khách hàng.

Quảng cáo FacebookQuảng cáo Facebook

Quảng cáo trên Facebook

Xem thêm: Nên chạy quảng cáo google hay facebook – so sánh “cuộc chiến khốc liệt”

4. Quảng cáo Youtube

Quảng cáo Youtube là hình thức quảng cáo video trên Youtube, một trong các loại quảng cáo thuộc hệ thống quảng cáo Google

Giống như Google hay Facebook, Youtube cũng là 1 trong 3 website được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam. Theo thông kê, 87% số người từ 16 – 64 tuổi có internet đều sử dụng Youtube với tần suất ít nhất 11 phút mỗi ngày.

Chính vì thế tiếp cận khách hàng qua Youtube được các doanh nghiệp tách biệt như một hoạt động marketing riêng trong kế hoạch quảng cáo của mình.

– Ưu điểm:

  • Hình thức quảng cáo sáng tạo, không giới hạn
  • Có nhiều hình thức quảng cáo phục vụ cho các mục tiêu khác nhau
  • Kênh đặc biệt hiệu quả trong việc tạo dựng nhận biết thương hiệu
  • Có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa tại Việt Nam
  • Thừa hưởng được các tính năng nhắm chọn quảng cáo thông minh tới từ Google.
  • Có khả năng tao Viral
  • Chi phí không cao do chưa nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tận dụng hình thức này.

– Nhược điểm:

  • Khó để triển khai hiệu quả

Một định dạng quảng cáo trên youtubeMột định dạng quảng cáo trên youtube

Quảng cáo Youtube mashhead

Xem thêm:

5. Quảng cáo trên báo chí online

Dù có sự xuất hiện của các trang mạng xã hội nhưng không vì thế màng các trang báo online mất đi được độc giả của mình. Hàng tháng, Vnexpess vẫn có hơn 110 triệu lượt traffic, trong khi dantri.vn là hơn 50 triệu traffic/ thangs, các trang báo khác dù ít hơn nhưng cũng thu hút được một lượng lớn độc giả quan tâm.

Bài viết PR và các định dạng quảng cáo banner là 2 hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên báo online. Với sự phát triển của công nghệ thì các định dạng quảng cáo banner này ngày càng phong phú và thu hút được sự chú ý của người đọc.

– Ưu điểm:

  • Tiếp cận được lượng lớn khách hàng
  • Có nhiều mức phí/ hình thức phù hợp với nhiều điều kiện và mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp
  • Có thể đo lường hiệu quả dễ dàng giống như nhiều hình thức khá

– Nhược điểm:

  • Dễ bị khách hàng bỏ qua.
  • Phụ thuộc một phần vào chất lượng của trang báo trong thời điểm đó (có thu hút được nhiều độc giả hay không?)

Quảng cáo trên báo chí onlineQuảng cáo trên báo chí online

Quảng cáo trên báo chí

6. Quảng cáo qua KOLs

KOLs – key opinion leader hay còn gọi là những người ảnh hưởng . Đây là những người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực và được nhiều người theo dõi. Lời nói, hành động, các bài viết ấn phẩm của họ có sự tác động nhất định tới người tiêu dùng.

Vậy nên, doanh nghiệp có thể tận dụng booking quảng cáo qua các nhóm người này để tiếp cận công chúng mục tiêu.

– Ưu điểm:

  • Tăng uy tín nhanh cho các sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo
  • Không mất nhiều thời gian công sức cho hoạt động quảng cáo

– Nhược điểm:

  • Chi phí có thể không tương xứng với hiệu quả
  • Hiệu quả khó có thể đo lường
  • Có rủi ro liên lụy đến hình ảnh thương hiệu khi KOLs đính vào các tin tức tiêu cực

quảng cáo KOlsquảng cáo KOls

7. Hình thức quảng cáo ngoài trời

Quảng cáo ngoài trời như bảng hiệu, pano dù là một hình thức có từ lâu đời nhưng vẫn được ưa chuộng cho tới thời điểm này bởi tính thực tiễn của nó.

Với sự phát triển của công nghệ video, hiển thị quảng cáo ngoài trời hiện này có thể được thực hiện với rất nhiều cách sáng tạo. Ngoài ra việc các tòa nhà cao tầng được xây dựng ngày một nhiều, cũng khiến “đất” để triển khai các loại hình này nhiều hơn.

– Ưu điểm:

  • Quảng cáo thu hút nếu được làm sáng tạo, đúng insight khách hàng
  • Có khả năng viral (bạn có nhớ Milo vs Ovaltine?)

– Nhược điểm:

  • Không đo lường được hiệu quả một cách chính xác được.

Quảng cáo biển hiệu ngoài trờiQuảng cáo biển hiệu ngoài trời

Quảng cáo bảng biểu ngoài trời.

8. Hình thức quảng cáo trên truyền hình TV

Dù truyền hình TV đã giảm sức hút so với những đầu thập niên 90s, 00s vì sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của internet, nhưng không phải vì thế mà quảng cáo truyền hình TV không còn hiệu quả.

Theo thống kê của Brandvn, 80% ngân sách quảng cáo vẫn đổ vào cho các kênh truyền hình tivi. Con số vẫn chứng tỏ sự quan tâm tới loại hình quảng cáo này, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp lớn.

– Ưu điểm:

  • Tiếp cận tới hàng triệu người. Ở thời điểm hiện nay, độ tuổi xem tivi nhiều nhất là từ 30 – 49 tuổi.
  • Dễ tạo lòng tin cho người tiêu dùng, đặc biệt với các đội tượng người cao tuổi
  • Cực kỳ hiệu quả trong hoạt động phát triển thương hiệu.

– Nhược điểm:

  • Chi phí cao nhất trong tất cả các loại hình quảng cáo. Một slot quảng cáo 30s trên VTV giờ vàng dễ dàng tiêu tốn của bạn đến 350 – 450 triệu
  • Khó thay đổi sau khi đã phát sóng
  • Khó đo lượng thông kê hiệu quả.

Quảng cáo trên tiviQuảng cáo trên tivi

Quảng cáo giờ vàng trên TV

9. Hình thức quảng cáo Email Marketing

Email marketing thường được nhiều doanh nghiệp bỏ qua, nhưng theo thống kê đây là hình thức quảng cáo có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất trong tất cả các loại hình quảng cáo.

Bằng cách tận dụng lại nguồn email thu hút được từ các hình thức quảng cáo khác như SEO, Google Ads, doanh nghiệp có thể liên tục gợi nhớ đến khách hàng về sản phẩm dịch vụ của mình hoặc chỉ đơn thuần cung cấp thông tin kiến thức cho họ để tăng lòng tin tới đối tượng mục tiêu.

– Ưu điểm:

  • Dễ dàng triển khai
  • Chi phí rẻ
  • Có khả năng chuyển đổi cao

– Nhược điểm:

  • Để làm bài bàn và tự động hóa được thì phức tạp và cần nhiều công cụ.

Lời kết

Trên đây là 9 loại quảng cáo phổ biến nhất hiện nay và thường nằm trong đa số các bản kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu thêm các kênh quảng cáo cũng như có sự lựa chọn cho doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn muốn được tư vấn loại hình nào phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với SEONGON ngay nhé.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency