Top 7 Cách đấu thầu từ khóa Shopee mà bạn cần “thuộc lòng”
Đấu thầu từ khóa Shopee là gì? Làm thế nào để đấu thầu từ khóa trên Shopee? Bán hàng trên shopee luôn được biết đến như một kênh bán hàng online chi phí thấp nhưng mang lại nguồn lợi nhuận cao với người bán. Việc đăng ký bán hàng trên shopee không khó, nhưng bán hàng như thế nào để tăng lượt mua hàng trên shopee và mang lại lợi nhuận cao nhất thì chưa bao giờ là câu hỏi dễ.
Quảng cáo Shopee và đấu thầu từ khóa không phải là khái niệm quá xa lạ với các Seller bởi với tính cạnh tranh ngày càng cao, việc tìm các giải pháp tối ưu để tăng lượt tiếp cận và mua hàng là yếu tố quan trọng nhất.
Vậy đâu là cách đấu thầu từ khóa Shopee hiệu quả và SEO chính xác để cải thiện hiển thị và bán hàng dễ dàng hơn, giúp bạn bùng nổ doanh số chỉ trong 3 tuần? Cùng Blog Sapo tìm hiểu ngay trong 7 kinh nghiệm đấu thầu từ khóa Shopee dưới đây.
Mục Lục
1. Đấu thầu từ khóa Shopee – Những điều cần lưu ý
1.1. Hiệu quả mà quảng cáo Shopee mang lại cho chủ shop là gì?
Đấu thầu từ khóa được biết đến như một phương pháp hàng đầu giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn chỉ với một khoản chi phí nhất định. Phương pháp này được hiểu như một cách người bán quảng cáo trên nền tảng bán hàng Shopee. Đặc biệt, Shop, sản phẩm của bạn có thể được hiển thị tại trang chủ hay quảng cáo liên quan ngay tại Shopee.
Khi này, người bán sẽ trải qua quá trình Lựa chọn một từ khóa để gắn #Hashtag → đấu thầu → trả phí để đưa gian hàng của mình lên đầu lượt hiển thị khi khách hàng tìm kiếm cụm từ khóa đó.
Bạn chỉ phải trả tiền khi người mua click trực tiếp vào sản phẩm của bạn với chi phí tương đối rẻ chỉ từ 200đ. Shopee có bộ lọc, giúp ngăn chặn lượng click ảo của đối thủ trong 1 khoảng thời gian, giúp chủ cửa hàng hạn chế tối đa các nguy cơ mất tiền không đáng có.
Khả năng hiển thị phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn đúng từ khóa, vì vậy, hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định việc lựa chọn các từ khóa phù hợp.
Không giống như giá thầu khi quảng cáo google, giá đấu thầu từ khóa shopee giữa các shop, thời điểm là khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, nếu nội dung, hình ảnh hay tiêu đề của bạn phù hợp hơn với từ khóa mà bạn muốn, giá mà bạn phải chịu có thể rẻ hơn chính đối thủ của mình.
Tham khảo thêm: Quảng cáo Shopee là gì? Các loại quảng cáo trên Shopee cơ bản
1.2. Cách thiết lập đấu thầu từ khóa khi bán hàng trên Shopee
Tại trang người bán của Shopee → Chọn sản phẩm → Chọn từ khóa liên quan đến sản phẩm → Thiết lập giá thầu cho từng sản phẩm → Thiết lập ngân sách và thời gian đấu thầu
Bước 1: Chọn sản phẩm
Hãy lựa chọn các sản phẩm có ký tự , bởi trên thực tế, những sản phẩm này chính là sản phẩm có tương tác và lượt bán tốt mà Shopee gợi ý để đảm bảo hiệu quả quảng cáo cho bạn.
Bước 2: Chọn từ khóa liên quan
Tại bước này, nếu bạn chưa biết cách lựa chọn từ khóa phù hợp, hãy để Quảng cáo tự động, khi này, Shopee sẽ giúp bạn lựa chọn các từ khóa phù hợp nhất với từng sản phẩm.
Còn nếu bạn đã xác định được từ khóa mà mình muốn đấu thầu, bạn có thể tự chọn từ khóa, giá thầu cho từng sản phẩm của bạn.
Bước 3: Thiết lập giá thầu cho từng sản phẩm
Với các sản phẩm sử dụng từ khóa ngoài, bạn cần thiết lập giá thầu để Shopee quyết định hiển thị cho sản phẩm của bạn.
-
Thứ tự hiển thị sẽ được dựa trên giá thầu và độ liên quan
-
Độ liên quan, gợi ý cho khách hàng được quyết định bởi các yếu tố như đánh giá shop, đánh giá sản phẩm, tên sản phẩm và thậm chí là doanh số.
-
Tận dụng những từ khóa được đề xuất để đảm bảo quảng cáo của bạn được hiển thị chính xác và thứ hạng cao hơn.
Bước 4: Thiết lập ngân sách và thời gian đấu thầu
Bằng việc thiết lập ngân sách, quảng cáo của bạn sẽ dừng khi chạm đến ngưỡng ngân sách mà bạn đã đặt ra khi thiết lập.
Tương tự với thời gian đấu thầu, quảng cáo của bạn cũng sẽ dừng khi đến mốc thời gian mà bạn cài đặt.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Shopee từ A – Z
2. 7 quy tắc cần nhớ khi đấu thầu từ khóa Shopee
2.1. Chọn sản phẩm có tương tác, lượt bán tốt
Thực tế cho thấy, nếu bạn đưa ra giá thầu quảng cáo cao nhưng sản phẩm của bạn không có lượt mua, đánh giá hay hình ảnh tốt thì lượt click là điều tương đối xa vời. Vì vậy, hãy lựa chọn những sản phẩm được Shopee gợi ý để tăng điểm xếp hạng cũng như khả năng chuyển đổi cho quảng cáo của bạn.
Cùng với đó, hãy cố gắng tối ưu tên sản phẩm, hình ảnh để đảm bảo lượng click, tăng điểm về mức độ liên quan cho sản phẩm của bạn. Nghiên cứu cho thấy, với 3 đối tượng cùng đấu thầu 1 từ khóa, cửa hàng có sản phẩm điểm cao hơn về độ liên quan, đánh giá sẽ có thứ hạng cao hơn ngay cả khi giá thầu của bạn thấp hơn của đối thủ.
2.2. Sử dụng ít nhất 10 từ khóa cho mỗi sản phẩm
Hãy sử dụng kết hợp các loại từ khóa mở rộng và từ khóa chính xác để nâng cao khả năng hiển thị. Ví dụ: Bạn muốn quảng cáo shopee cho sản phẩm áo phông, hãy mở rộng bằng cách lựa chọn các từ khóa “áo phông trơn”, “áo phông polo”, “áo phông adidas”,… phù hợp nhất với sản phẩm của bạn.
Tuy nhiên, hãy cố gắng để lựa chọn các từ khóa có liên quan nhất để tiết kiệm chi phí tối đa cho việc đấu thầu từ khóa không liên quan đến sản phẩm của bạn.
2.3. Luôn chú ý đến sản phẩm của bạn
Một trong những yếu tố quyết định đến tỷ lệ click cũng như quyết định mua của khách hàng chính là hiển thị của sản phẩm. Khoan nói đến khả năng mua hàng, rõ ràng, một sản phẩm đầy đủ tên, thông tin và hình ảnh thu hút sẽ có tỷ lệ click cao hơn hẳn so với những sản phẩm khác.
Vì vậy, hãy cố gắng tối ưu sản phẩm của bạn ngay từ tiêu đề, hình ảnh đến thông tin sản phẩm. Hãy chắc chắn là tiêu đề và hình ảnh của bạn thực sự liên quan đến ngành hàng cũng như sản phẩm mà bạn bán. Đặc biệt, việc sử dụng hashtag phù hợp cũng quyết định đến khả năng hiển thị, tìm kiếm của sản phẩm.
2.4. Đừng quá quan tâm đến từ khóa HOT
Từ khóa HOT được định nghĩa là những từ khóa người dùng tìm kiếm rất nhiều, đồng nghĩa với đó cạnh tranh cho những từ khóa này cùng rất cao. Vì vậy, nếu có quá nhiều “đối thủ đáng gờm” đang sử dụng từ khóa này, hãy chọn một giải pháp phù hợp hơn cho các từ khóa dài, từ khóa ngách.
2.5. Tận dụng khoảng trắng phù hợp
Khoảng trắng ở đây được hiểu là các từ khóa viết liền hoặc viết cách. Bởi trong nhiều trường hợp, người dùng trên shopee thường có xu hướng tìm kiếm bằng cách viết liền như khi tìm kiếm tên shop, khi này, sản phẩm liên quan chứa từ khóa viết liền sẽ được hiển thị tốt hơn. Vì vậy, hãy kết hợp thật tốt từ khóa có khoảng trắng và từ khóa viết liền để đảm bảo khả năng hiển thị cho sản phẩm của bạn
2.6. Luôn quan tâm đến báo cáo quảng cáo Shopee
Việc theo dõi và đánh giá quảng cáo Shopee giúp người bán biết được hiệu quả quảng cáo cho từng từ khóa, sản phẩm, từ đó kịp thời thay đổi kế hoạch, từ khóa phù hợp, cải thiện xếp hạng và chuyển đổi cho sản phẩm của bạn.
2.7. Quan tâm đến các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí
Nếu bạn không hiểu biết nhiều về SEO cũng như cần đến các công cụ trả phí để SEO cho cửa hàng của mình trên Shopee, thì việc tìm kiếm từ khóa gợi ý từ các nguồn miễn phí sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo Google cũng như đưa ra các từ khóa chính xác và “sát” hơn với hành vi của người dùng.
Google trend, Keyword Tool được xem là những công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí hàng đầu với khả năng gợi ý các từ khóa cấp 2, từ khóa ngách hay từ khóa liên quan hiệu quả nhất.
Nhà bán hàng trên Shopee có thể tham khảo một phần mềm hỗ trợ công cụ đo lường chuẩn SEO trên Sàn giúp cho việc đăng bán sản phẩm hay đấu thầu từ khóa cũng trở nên thuận lợi hơn nhé. Phần mềm Sapo GO có công cụ giúp nhà bán hàng biết được một sản phẩm khi đăng lên gian hàng đã đủ tiêu chuẩn về SEO hay chưa, từ đó giúp sản phẩm và gian hàng của bạn có thể lên trên top cao khi người mua hàng tìm kiếm.
Bên cạnh hỗ trợ chuẩn SEO trên Sàn, Sapo GO còn mang tới những tính năng như: đăng sản phẩm đồng loại trên sàn, quản lý tồn kho, quản lý tin nhắn tập trung, tự động phản hồi khách hàng,…bạn đừng bỏ qua cơ hội dùng thử phần mềm ngay hôm nay để trải nghiệm những tính năng ưu việt nhé.
Sở hữu gói trải nghiệm miễn phí Sapo POS!
Dùng thử miễn phí
Trên đây là 7 kinh nghiệm đầu thầu từ khóa Shopee mà Sapo hi vọng nhà bán hàng có thể tham khảo để gia tăng lượng tiếp cận của khách hàng tới sản phẩm và gian hàng của mình, từ đó phát triển doanh số hơn khi kinh doanh trên Shopee.