Top 6 loại thực phẩm, thuốc cầm kinh nguyệt an toàn, phổ biến hiện nay

Trong bài viết bên dưới, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các loại thuốc có thể giúp các chị em thực hiện được kế hoạch trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt này nhé.

Thuốc cầm kinh nguyệt là gì?

Ngày hành kinh xuất hiện là kết quả do lớp niêm mạc tử cung bong ra dưới sự thay đổi của nội tiết tố. Mỗi chu kỳ kinh thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày và số ngày hành kinh sẽ dao động từ 2 đến 7 ngày tùy theo cơ địa của mỗi người.

Thuốc cầm kinh nguyệt (hay thuốc làm ngưng kinh nguyệt tạm thời) là các loại thuốc có thành phần từ thảo dược hoặc hóa dược, được biết đến với công dụng làm chậm kinh nguyệt, khiến cho niêm mạc tử cung không thể bong ra, dẫn đến chu kỳ kinh thay đổi và ngày hành kinh có thể đến trễ hơn vài hôm. Ngoài công dụng trên, các loại thuốc này còn thường được sử dụng để giảm lưu lượng máu kinh và thuyên giảm các triệu chứng do kỳ hành kinh gây ra.

Điểm danh 6 loại thực phẩm, thuốc làm chậm kinh nguyệt

Nếu bạn đang tìm một loại thực phẩm hay thuốc ngưng kinh nguyệt tạm thời cầm kinh nguyệt để trì hoãn ngày hành kinh thì hãy tham khảo 6 loại dưới đây:

1. Thuốc Ibuprofen ngưng kinh nguyệt

thuốc cầm kinh nguyệt

Thuốc kháng viêm Ibuprofen có khả năng tác động đến quá trình sản xuất prostaglandin của cơ thể, khiến sản lượng giảm đi đáng kể. Prostaglandin là hóa chất do cơ thể tạo ra để kích thích tử cung co lại và làm bong lớp nội mạc tử cung, gây ra hiện tượng kinh nguyệt. Do đó, khi sử dụng Ibuprofen liều cao có thể ảnh hưởng đến lượng máu chảy ra trong kỳ kinh nguyệt như lượng máu kinh có thể giảm từ 20-40% hoặc tạm ngưng ra kinh.

Liều dùng Ibuprofen để trì hoãn kinh nguyệt là uống 800mg sau mỗi 6 giờ và dùng liên tục 3 đến 4 liều trong 1 đến 2 ngày. Lưu ý là không nên sử dụng phương pháp này liên tục nhiều ngày vì có thể gây tổn thương thận, phù nề (sưng tấy) hoặc loét dạ dày. Với phương pháp này các bạn không nên lạm dụng quá nhiều khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, những ai đang dùng thuốc làm loãng máu thì lượng Ibuprofen được nạp này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hơn.