Top 3 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả bất ngờ
Trào ngược dạ dày là bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ ai. Tình trạng bệnh kéo dài không được điều trị có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng người bệnh. Vậy cần làm gì và điều trị như thế nào để cải thiện tình trạng này? Trong bài viết sau Sao Thái Dương sẽ đưa ra 3 cách chữa trào ngược dạ dày ngay tại nhà.
Mục Lục
Nhận biết bị trào ngược dạ dày dựa trên các triệu chứng gì đặc trưng
Người bị trào ngược dạ dày thường có các triệu chứng thường gặp như ợ chua, nôn và miệng luôn có vị chua, khó chịu.
Ngoài ra, ở trào ngược dạ dày người bệnh còn có thể gặp cơ đau tức vùng bụng và ngực. Điều này có thể dẫn đến sự lầm tưởng đó là cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên với cơn đau thắt ngực người bệnh thường gặp phải sau cơn đau kích thích. Còn với trào ngược dạ dày thì triệu chứng thường gặp sau bữa ăn là chính.
Khác với viêm loét dạ dày, biểu hiện của trào ngược thường phổ biến với tình trạng ợ chua, nóng rát tại vùng thực quản, nằm phía trên cơ hoành và lan rộng đến cổ họng. Sự khác nhau nữa là các biểu hiện về đau tại vùng thượng vị dạ dày rất ít xảy ra ở người đang bị trào ngược, tần xuất đau cũng không nhiều như loét dạ dày mà thường xuất hiện cơn đau sau bữa ăn là chủ yếu.
Cùng với đó, ở người bị trào ngược dạ dày còn có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Khàn tiếng, khó thở nhẹ: Do acid dịch vị trào ngược lên qua cả cơ thắt thực quản phía trên, đi vào cổ họng tới thanh quản khiến cổ họng đau, nóng, giọng nói bị thay đổi khàn hơn.
- Ho khan mãn tính kéo dài: Tình trạng thường xuất hiện vào ban đêm.
- Cảm thấy nghẹn ở họng.
- Tăng tiết nước bọt một cách đột ngột.
- Hơi thở trong miệng có mùi hôi.
3 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Trào ngược dạ dày có thể gây ra các triệu chứng khó chịu. Bệnh lý nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển tổn thương nguy hiểm hơn. Dưới đây là 3 cách chữa trào ngược dạ dày bạn đọc cần biết.
Sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Thuốc kháng acid dịch vị ( các antacid)
Nhóm thuốc kháng acid dịch vị có thể kể tới các chế phẩm Maalox, Gastropulgite, Phosphalugel,…
Antacid thường có tính kiềm, cơ chế tác dụng của thuốc khi đưa vào cơ thể là trung hòa bớt lượng acid dịch vi thừa của dạ dày. Từ đó, làm giảm lượng dịch vị và các tác động của nó lên thực quản. Cùng với đó thuốc còn ức chế các hoạt tính của pepsin , tăng tác dụng của chất nhầy bảo vệ niêm mạc.
Khi sử dụng thuốc kháng acid dịch vị, người dùng có thể giảm ngay các cơn đau, rát và khó chịu tại vùng thực quản hay dạ dày. Tuy nhiên với các biểu hiện bệnh nghiêm trọng, thuốc cấn sử dụng phối hợp để cho tác dụng hiệu quả.
Khi dùng nhóm thuốc này kéo dài, người bệnh có thể gặp các nguy cơ về tiêu chảy hay táo bón.
Thuốc chẹn thụ thể H2
Một số thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản thuộc nhóm chẹn thụ thể H2 bao gồm: Cimetidine, Ranitidin,…
Histamin H2 tồm tại trên thành tế bào niêm mạc dạ dày. Chúng có nhiệm vụ hoạt hóa adenylcyclase từ đó làm tăng sự bài tiết acid dịch vị, gây ra các cơn trào ngược và loét dạ dày. Thuốc tác dụng nhờ cơ chế cạnh tranh với histamin này tại recepter H2 trên thành dạ dày. Từ đó làm giảm sự kích thích thành dạ dày, giảm lượng acid tiết ra.
Nhờ đó, thuốc chẹn thụ thể H2 có tác dụng điều trị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày ngay từ các nguyên nhân sinh lý.
Thuốc chẹn thụ thể H2 được biết là an toàn khi dùng tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau xương khớp,…
Thuốc ức chế bơm proton
Các thuốc ức chế bơm proton có thể nhắc tới như Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol,…. Chúng được biết tới là một nhóm thuốc trị dứt điểm trào ngược dạ dày thực quản.
Thuốc tác động lên dạ dày bằng các ức chế bơm H+/K+ ATPase. Từ đó ức chế sự bài tiết acid dịch vị vào dạ dày, giảm các triệu chứng bệnh do acid gây ra. So với thuốc kháng H2 thì thuốc ức chế bơm proton có tác dụng tốt hơn, khả năng điều trị chữa lành niêm mạc thực quản cũng cao hơn.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc kéo dài ở người bệnh thường thấy như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, ngủ gật, đau đầu,…
Thuốc kháng sinh
Bệnh lý trào ngược dạ dày có thể đến từ nguyên nhân vi khuẩn HP. Để điều trị bệnh, tùy vào tình trạng người bệnh mà các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Việc sử dụng kháng sinh lúc này có khả năng làm giảm nồng độ và ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
Nhờ đó thuốc góp phần làm giảm sự tổn thương của dạ dày thực quản, ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng viêm. Thuốc kháng sinh thường được dùng trong điều trị HP có thể nhắc tới như Clarithromycin, Amoxicilin,…
===>> Xem thêm về bệnh dạ dày Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng thảo dược tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, trong dân gian ta cũng đã lưu truyền các bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà với các loại thảo dược từ tự nhiên như: nghệ, mật ong, núc nác, lá mơ lông,…
Mẹo chữa trị trào ngược dạ dày khó thở bằng mật ong
Từ rất lâu, mật ong đã là một nguyên liệu quý được dùng trong điều trị các bệnh lý liên quan tới dạ dày, Mật ong được biết tới là một dung dịch quánh, nhớt có vị ngọt, tác dụng chống viêm, ngăn ngừa oxy hóa hiệu quả.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra được tác dụng trong việc hình thành một lớp niêm mạc bảo vệ tại thực quản của mật ong. Nhờ đó, chúng làm giảm các tác động của acid dịch vị gây ra trên thực quản. Tuy nhiên do hàm lượng đường trong mật ong rất cao nên chống chỉ định dùng với bệnh nhân đang bị tiểu đường.
Mật ong được dùng trong điều trị trào ngược bằng cách: Pha hỗn hợp 1 thìa mật ong và 1/2 thìa tinh bột nghệ. Sử dụng thường xuyên vào mỗi buổi sáng trước bữa ăn. Với tác động chống viêm, bảo vệ thực quản của mật ong và tác dụng làm lành vết thương của nghệ, hỗn hợp có tác dụng tốt trong điều trị trào ngược dạ dày.
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
Theo các tài liệu Đông Y, lá tía tô có vị cay, tính ôn. Lá được sử dụng trong điều trị ho, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giảm đau.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Arya vào năm 2013 đã nghiên cứu về tác động của dầu lá tía tô trên đối tượng chuột đang bị trào ngược dạ dày thực quản. Kết quả đã được thấy tình trạng bệnh ở chuột đã có sự cải thiện nhờ hoạt tính chống viêm, kháng histamin của chiết xuất lá tía tô.
Người bị trào ngược dạ dày có thể uống nước lá tía tô để hỗ trợ giảm bệnh. Tuy nhiên, nước nên được sử dụng khi còn ấm và uống khoảng 2-3 lần mỗi tuần để hiệu quả đạt được tốt nhất.
Lá mơ lông chữa trào ngược dạ dày
Lá mơ lông có vị đắng, sử dụng nhiều trong hỗ trợ giúp cơ thể người thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng điều trị các bệnh lý như lỵ, tê thấp, sỏi thận, viêm dạ dày ruột,…
Theo một nghiên cứu về hoạt động chống viêm, kháng khuẩn của Lá mơ lông đến người bị bệnh về dạ dày thực quản do nguyên nhân từ vi khuẩn HP thực hiện vào năm 2014. Kết quả thấy được chiết xuất từ lá mơ lông có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP có trong đường ruột bệnh nhân bị bệnh về đường tiêu hóa.
Người dùng có thể xay lấy nước ép hoặc sử dụng lá mơ lông trực tiếp. Thực hiện duy trì hàng 3-4 làn mỗi tuần để hiệu quả cải thiện trào ngược dạ dày đặt được tốt nhất.
Dùng một số sản phẩm hỗ trợ cải thiện trào ngược dạ dày
Ngày nay, với sự phát triển của nền Y học, các sản phẩm được bào chế từ các thảo dược Đông Y có tác dụng hỗ trợ bệnh trào ngược dạ dày đã được ra đời. Có thể nhắc đến một số các sản phẩm sau:
Nobel Dạ Dày
Nobel Dạ Dày là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất bởi Sao Thái Dương – một công ty lớn tại Việt Nam nổi tiếng với các dòng thực phẩm, thuốc từ nguồn gốc dược liệu.
Với thành phần thảo dược như chiết xuất từ nghệ và cao đậu tương lên men, Nobel dạ dày có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm ợ hơi, ợ chua, hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày – thực quản hiệu quả
Chiết xuất từ nghệ có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương ở người bị trào ngược dạ dày, cùng với đó là tác dụng chống viêm hiệu quả, ngăn ngừa sự viêm xảy ra. Cùng đó là sự có mặt của chiết xuất cao đậu tương lên men với hàm lượng chất xơ cao giúp thúc đẩy sự đều đặn của ruột, hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa.
Giá thành: 295,000 đồng/ hộp 45 viên.
-
-
- Bình vị Thái Minh
-
Sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh HiTech – nhà máy được công nhận đạt chuẩn công nghệ sản xuất theo GMP.
Thành phần sản phẩm bao gồm dạ cẩm, thương truật, núc nác,… cùng hoạt chất Giganosin và Mucocvase có tác dụng tốt trong việc cải thiện các bệnh lú về dạ dày như trào ngược thực quản, loét dạ dày,… hiệu quả.
Giá thành 170,000 đồng/ Hộp 20 viên.
Gastosic
Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược CVI, Việt Nam.,
Gastosic chứa các thành phần thảo dược từ tự nhiên: nghệ, cúc la mã, thương truật,…có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh dạ dày HP, giảm các triệu chứng của bệnh. Cùng đó chiết xuất từ dược liệu còn giúp sản phẩm có khả năng bảo vệ lớp niêm mạc trên dạ dày, thực quản, tránh các tác động không mong muốn của acid dịch vị.
Giá thành: 300,000 đồng/ hộp 30 viên.
Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Cùng với việc điều trị trào ngược dạ dày tại nhà theo 3 cách trên, người bệnh cũng cần chú ý một số lưu ý phối hợp trong thời điểm này để hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.
Xây dựng lối sống khỏe
Một lối sống khỏe được thực hiện ở ngay những điều đơn giản nhất.
- Tập thể dục ngày 15 phút vào sáng và tối.
- Duy trì bản thân một giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Thời gian khuyến cáo là trước 11 giờ đêm và ngủ dậy vào 5 giờ sáng.
- Khi ngủ nên kê gối cao lên tầm 10-15 phân.
- Tránh các căng thẳng, lo lắng xảy ra thường xuyên. Việc nghe nhạc hay đi bộ có thể giúp người bệnh giảm bớt các nỗi lo này.
- Ở người béo phì cần chú ý tập luyện đưa cân nặng về bình thường.
Thay đổi chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày
Việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý cũng vô cùng cần thiết với người đang gặp vấn đề trào ngược dạ dày. Người bệnh cần chú ý:
- Giảm các khẩu phần ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ.
- Tránh dùng các đồ ăn đã chiên nhiều lần.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Ăn đầy đủ các bữa ăn, không được bỏ bữa.
- Khi ăn nên ăn chậm, nhai thật kỹ thức ăn.
- Không được nằm ngay sau khi ăn. Thời gian ăn trước khi ngủ khoảng 3 tiếng.
- Bổ sung các thực phẩm trái cây, rau xanh như táo, cải xanh, đậu bắp,…
Trên đây là 3 cách chữa trào ngược dạ dày ngay tại nhà bạn đọc có thể tham khảo. Người bệnh nên tuân thủ sử dụng thuốc và thay đổi lối sống, chế độ ăn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.