Top 20 hình ảnh chế tiền nhiều để làm gì hay nhất 2022
Tóm tắt: Typography là gì? Đây là một khái niệm không chỉ phổ biến trong lĩnh vực thiết kế đồ họa mà ngay cả những nhà lãnh đạo thương hiệu cũng cần tìm hiểu. Steve Jobs là người tiên phong trong việc ứng dụng typography vào máy tính cá nhân (ảnh: CNN) Trong bài phát biểu nổi tiếng của mình ở trường đại học Stanford, Steve Jobs – nhà đồng sáng lập Apple đã chia sẻ: “Vào lúc bấy giờ, có lẽ Reed (trường Steve Jobs theo học) là nơi có lớp dạy nghệ thuật thư pháp tốt nhất nước Mỹ. Khắp nơi trong trường, các tấm áp phích, các bảng biểu,… đều có những chữ viết tay rất đẹp. Bởi vì khi đó tôi đã bỏ học và không phải tham gia các lớp bắt buộc, tôi quyết định theo học một lớp như thế. Tôi được tìm hiểu về các chữ serif và sans serif, về khoảng cách giữa các ký tự trong nhiều bộ chữ khác nhau, về cách làm sao để trình bày chữ đẹp mắt nhất. Đây là bộ môn đầy tính nghệ thuật, lịch sử, và tinh tế mà không thể cắt nghĩa được bằng khoa học. Và tôi thấy chúng thật quyến rũ. Nhưng không có thứ nào trong đó có vẻ sẽ được ứng dụng vào cuộc đời tôi. Cho đến mười năm sau, khi thiết kế những chiếc máy Macintosh đầu tiên, tôi đã có cơ hội áp dụng những gì mình đã học. Mac trở thành máy tính đầu tiên trong lịch sử có những mẫu typography đẹp mắt. Nếu tôi không tham gia lớp học thư pháp đó, Mac sẽ không bao giờ có được những kiểu chữ được sắp đặt cân đối như thế. Thế rồi Windows cũng bắt chước Mac, và từ đó đến nay, mọi máy tính cá nhân đều có typography…” Các sản phẩm của Apple vẫn luôn nổi tiếng đơn giản, sang trọng và mang lại trải nghiệm xuất sắc. Vũ tin rằng một phần quan trọng làm nên thành công của tập đoàn này chính là typography. Typography là một lĩnh vực rất thú vị khi thiết kế và ngày càng có nhiều thương hiệu quan tâm đến việc ứng dụng typography trong các hoạt động truyền thông của mình. Trong bài viết này, Vũ sẽ giúp bạn hiểu được định nghĩa typography là gì, tiến trình lược sử, những thành phần cơ bản của typography là gì và cách ứng dụng typography trong thiết kế. Tuy nhiên, để hiểu được chi tiết typography là gì đòi hỏi một lượng kiến thức rất lớn và Vũ không thể nào chia sẻ đến các bạn mọi thứ trong khuôn khổ một bài viết. Vì vậy, đội ngũ Vũ Digital sẽ chọn lọc và chia sẻ những điều mà chúng tôi tin là quan trọng nhất. Typography là gì? Typography là gì: Định nghĩa Typography Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc giải đáp câu hỏi cơ bản nhất: Typography là gì? Cụm từ “Typography” có xuất phát từ chữ gốc trong tiếng Hy Lạp là “Typos” (hình dạng) và “graphein” (được viết ra). Hay nói cách khác, typography có thể được hiểu theo nghĩa rộng là chữ viết. Chữ viết giúp chúng ta cụ thể hóa ngôn từ, ý tưởng, suy nghĩ thành các hình dạng. Và như chúng ta đã biết, chữ viết tồn tại ở khắp mọi nơi. Dù hiện tại bạn đang sử dụng smartphone, đọc một quyển sách hay lướt qua một cuốn tạp chí thời trang, bạn đều đang tiếp nhận thông tin dưới dạng văn bản viết. Chữ viết xuất hiện xung quanh chúng ta, từ những tập catalogue quảng cáo hay những tấm biển tên đường ta thấy mỗi ngày. Trong lĩnh vực thiết kế, định nghĩa typography là gì được hiểu như khoa học và nghệ thuật sử dụng chữ. Typography là cách chúng ta thiết kế những bộ chữ, ứng dụng chữ hay sắp xếp chữ theo một trật tự nhất định. Việc này sẽ liên quan đến các công đoạn lựa chọn kiểu chữ, kích thước chữ, độ dài các dòng, khoảng cách giữa các dòng và khoảng cách giữa các chữ cái,… Ứng dụng typography khi thiết kế giúp designers tạo ra những cụm thông tin dễ đọc, rõ ràng và thu hút về mặt thị giác với người xem. Thông thường, typography chủ yếu là công việc của những type designer (người thiết kế chữ), graphic designer (thiết kế đồ họa), các họa sĩ vẽ truyện tranh, hoặc những người làm trong ngành xuất bản. Nhưng nếu bạn là một người “ngoại đạo”, tức không làm những công việc kể trên, bạn vẫn đang ứng dụng typography khi tạo các file thuyết trình, soạn thảo các báo cáo,… Typography là gì: Lược sử của Typography Để hiểu rõ hơn Typography là gì, chúng ta cần phải đi ngược dòng thời gian một chút. Hay cụ thể hơn, chúng ta phải quay lại thời điểm mà loài người bắt đầu phát minh ra chữ viết. Trong quyển sách nổi tiếng “Sapiens” của mình, tác giả Yuval Noah Harari rất đề cao giá trị của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ông cùng nhiều học giả khác xem hai yếu tố này là vũ khí giúp loài người tinh khôn (Sapiens) vươn lên dẫn đầu chuỗi thức ăn, trở thành sinh vật hùng mạnh nhất hành tinh và đồng thời đặt nền móng cho nền văn minh hiện đại ngày nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết luận này, trong đó chúng ta có thể hiểu ngắn gọn: ngôn ngữ nói giúp loài người truyền đạt thông tin, những câu chuyện, những niềm tin chung; còn ngôn ngữ viết giúp lưu trữ những thông tin, những câu chuyện, những niềm tin đó. Một vị vua muốn trị vì một đất nước sẽ cần đến lời nói của mình để truyền đạt các luật lệ. Nhưng để con cháu có thể áp dụng các luật lệ đó cho nhiều đời sau, ông ta sẽ cần đến một đội ngũ biên soạn để tổng hợp lại tất cả thành một tập văn bản hoàn chỉnh. Bộ chữ khắc gỗ của người Trung Quốc – một trong những phương pháp in đầu tiên của loài người (ảnh: typehistory) Tuy nhiên, lịch sử của chữ viết là một quá trình kéo dài hàng nghìn năm. Vì vậy, để bạn đọc dễ dàng hệ thống thông tin, Vũ sẽ tổng kết lại những mốc thời gian quan trọng nhất trong quá trình phát triển của việc ứng dụng typography vào in ấn. Việc hiểu được tiến trình này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn typography là gì. Thế kỷ 11: Chữ khắc hay chữ di chuyển được (movable type) lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng thế kỷ 11. Bi Sheng (990 – 1051), một người Trung Quốc, đã phát minh ra những hệ thống chữ khắc trên gạch men và có thể sắp xếp theo nhiều kiểu in thủ công khác nhau. Loại chữ khắc này rất phổ biến ở Trung Quốc với nhiều biến thể vẫn được sử dụng đến tận thế kỷ 17. Thế kỷ 13: Khoảng 200 năm sau, một kỹ sư Trung Quốc khác là Wang Zhen đã chế tạo ra một kiểu chữ khắc làm từ gỗ. Mặc dù chữ khắc trên gỗ thì sẽ được sử dụng lâu hơn chữ trên gạch men, nhưng điểm yếu của loại hình này là việc in ấn nhiều lần sẽ khiến mặt chữ bị mòn, buộc người in phải chạm khắc các mảnh gỗ mới. Cả hai phương pháp trên đều chỉ áp dụng trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc, chứ chưa phổ biến trên thế giới. Giai đoạn 1400s: Johannes Gutenberg (1400 – 1468) là người đã phát minh ra máy in và tạo ra chữ khắc làm từ hợp kim chì. Cột mốc này mang tính cách mạng bởi vì ở châu Âu khi ấy, mọi văn bản đều được viết bằng tay và vì thế những tập sách có giá rất cao. Công nghệ của Gutenberg vừa tiết kiệm chi phí lẫn thời gian, giúp các nhà xuất bản có thể sản xuất hàng loạt bản in. Quyển sách được in máy đầu tiên là một quyển Kinh Thánh. Giai đoạn 1470 – 1800s: Đây là giai đoạn mà các bộ chữ hiện đại bắt đầu được thiết kế. Nicolas Jenson, Claude Garamond, William Caslon, Firmin Didot, Giambattista Bodoni,… là những người đặt nền móng cho nghệ thuật typography hiện đại. Những kiểu chữ đầu tiên được lấy cảm hứng từ những văn bản viết tay của người La Mã cổ đại. Thế kỷ 20: Thời điểm này, công nghệ đã giúp việc tạo ra những bộ chữ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Frederic Goudy trở thành người thiết kế chữ (type designer) toàn thời gian đầu tiên vào năm 1920. Ông là người đã tạo ra những kiểu chữ mang tính đột phá như Copperplate Gothic, Kennerly,… Sau đó, Helvetica, Futura, Times New Roman… cũng lần lượt ra đời. Lược sử Typography – tính từ lần đầu được dùng để in ấn (ảnh: vudigital.co) Tóm lại, vai trò của typography đã được định hình từ rất lâu. Nhiều kiểu chữ mà chúng ta dùng ngày hôm nay như Garamond, Bodoni,… đã được thiết kế cách đây hàng trăm năm, và bản thân các ký tự cũng có mối liên hệ mật thiết với những tổ tiên “nguyên thủy” thời xa xưa của mình. Typography là gì: Những kiểu chữ trong Typography Khám phá thế giới của chữ là một trong những việc hấp dẫn nhất khi tìm hiểu typography là gì. Rất nhiều kiểu chữ đã được thiết kế bởi các type designer và chúng đều sở hữu vẻ đẹp riêng của mình. Nhưng trước khi tìm hiểu về các kiểu chữ trong Typography, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm typeface và font. Typeface và Font Typeface và Font là hai khái niệm quen thuộc khi tìm hiểu typography là gì, nhưng chúng cũng dễ gây ra những nhầm lẫn. Chúng ta, ngay cả những designers, vẫn thường xuyên lẫn lộn giữa hai cụm từ này. Typeface là tập hợp những ký tự, chữ cái, con số, biểu tượng, dấu câu,… có cùng một đặc điểm thiết kế. Ví dụ, Helvetica, Bodoni, Arial,… là các typeface nổi tiếng. Trong khi đó, font là những biến thể trong kích cỡ, trọng lượng hay phong cách của một typeface. Ví dụ, Futura cỡ 12 point là một font; hay Times New Roman kiểu nghiêng (italic) là một font. Từ đó, chúng ta hiểu “font family” là một nhóm gồm nhiều font có liên quan đến nhau. Ví dụ, Baskerville là một typeface lâu đời và nó có những nguyên tắc thiết kế riêng của mình. Mặt khác, Baskerville sở hữu nhiều biến thể khác nhau từ bộ chữ gốc. Đó có thể là Baskerville nghiêng, Baskerville in đậm hay Baskerville 14 point, Baskerville 12 point. Những kiểu font này đều thuộc về một “Baskerville font family” Cần phân biệt khái niệm Typeface và Font khi tìm hiểu typography là gì (ảnh: vudigital.co) Tại sao lại có sự khác biệt như thế? Lý do là vì ngày xưa, những trang sách được in bằng các bộ chữ có sẵn. Những chữ “a”, “b”, “c”,… được thiết kế và khắc lên những miếng kim loại, sau đó chúng được đè lên giấy để tạo thành văn bản. Đó là những typeface đầu tiên, như Vũ đã chia sẻ ở trên. Nhưng những nhà xuất bản cần nhiều hơn thế. Họ yêu cầu tiêu đề của sách phải có kích cỡ to hơn phần văn bản. Hay sẽ có lúc họ muốn in nghiêng một từ quan trọng để lưu ý người đọc. Vậy nên, các nhà thiết kế buộc phải tạo ra những phong cách khác nhau từ bộ chữ gốc. Mỗi biến thể của một typeface, như in đậm hoặc in nghiêng sẽ có thiết kế riêng của mình. Đó chính là font. Những nhà in nếu muốn sử dụng chữ Bodoni đậm để in tiêu đề thì họ phải lấy túi vải chứa các ký tự Bodoni đậm, muốn sử dụng chữ Bodoni cỡ 60 point thì phải tạo ra một thiết kế Bodoni 60 point riêng biệt. Đây là nguồn gốc của sự khác biệt giữa typeface và font. Trong phần tiếp theo, Vũ sẽ chia sẻ về 05 kiểu chữ phổ biến trong typography. Serif Typeface Serif là từ dùng để gọi những kiểu chữ chứa một đường thẳng hoặc một nét nhỏ trong thành phần của chữ. Đây thường là những đường định hướng, giúp dẫn dắt mạch đọc của người xem trong một câu hoặc một đoạn văn. Chúng ta quen gọi những đường định hướng là “chân” và gọi serif là những “chữ có chân”. Serif thường là những kiểu chữ mang phong cách cổ điển và truyền thống. Hiện nay, các nhà thiết kế vẫn cho ra mắt nhiều typeface serif hiện đại khác. Typography là gì: Serif Typeface (ảnh: vudigital.co) Các kiểu chữ Serif sẽ được áp dụng trong các đoạn văn bản dài (báo chí, sách,…) bởi vì tính dễ đọc của chúng, ngay cả ở kích thước nhỏ. Chúng ta cũng có thể tìm thấy chữ Serif trên nhiều tài liệu quan trọng, báo cáo, văn bản chính quy,… vì Serif sẽ mang lại sự nghiêm túc cho những văn bản này. Sans Serif Typeface Ngược lại với Serif, những kiểu chữ “không chân” sẽ được gọi chung là Sans Serif, với từ “sans” nghĩa là “không có” trong tiếng Pháp. Sự thay đổi nhỏ này tạo ra một lĩnh vực hoàn toàn khác biệt trong typography. Sans Serif thường là những typeface hiện đại, mang phong cách tối giản. Chúng cũng được nhiều người đánh giá là kiểu chữ dễ đọc nhất trên nền tảng kỹ thuật số. Điều này dẫn đến việc các trang web trực tuyến sẽ ưa chuộng Sans Serif, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng cho khách hàng. Typography là gì: Sans Serif Typeface (ảnh: vudigital.co) Những typeface sans serif cũng mang đến cảm giác thân mật và dễ nhìn hơn so với Serif. Vì thế chúng ta sẽ tìm thấy chúng trong logo của các công ty mang tính phổ quát và dễ dàng tiếp cận như Facebook, Pinterest, Google,… Bài viết liên quan Quy trình thiết kế logo – 7 bước phát triển Logo chuyên nghiệp Handwritten Typeface Handwritten là những typeface chữ trông giống như được viết bằng tay. Chúng sẽ mang lại cảm giác khác nhau tùy thuộc vào phong cách thiết kế. Những typeface được vẽ chi tiết và mềm mại sẽ mang lại ấn tượng về sự sang trọng, trong khi những typeface được thiết kế đơn giản sẽ khiến người xem cảm thấy thân thuộc hơn Typography là gì: Handwritten Typeface (ảnh: vudigital.co) Handwritten ngày càng phổ biến vì tính độc đáo và cá nhân của chúng, dù chúng ta biết rằng dòng chữ trước mặt không hề được viết bằng tay. Handwritten thường được ứng dụng khi thiết kế logo hay dùng làm tiêu đề văn bản. Rất ít trường hợp chúng ta sử dụng handwritten để soạn thảo văn bản, điều này tùy thuộc vào bố cục và tính dễ đọc của các ký tự. Display Typeface Display là những kiểu chữ được thiết kế theo phong cách đặc biệt, thường được sử dụng cho logo của các thương hiệu hay tiêu đề trong thiết kế. Những thương hiệu nổi tiếng như Coca Cola, Fanta, Ford,… đều mang logo sử dụng display typeface. Kiểu chữ này sẽ đại diện cho tính cách của thương hiệu mà chúng đại diện. Ví dụ như vui vẻ, năng lượng hoặc mạnh mẽ. Nếu bạn muốn thể hiện một cá tính độc đáo cho thương hiệu hay thiết kế của mình, display typeface sẽ là một lựa chọn hợp lý. Typography là gì: Display Typeface (ảnh: vudigital.co) Monospace Typeface Monospace là kiểu chữ có các chữ cái và ký tự chiếm cùng một khoảng không gian theo chiều rộng (fixed-width). Điều này trái ngược với những bộ chữ serif hay sans serif, khi chúng có bề ngang thay đổi tùy theo từng chữ cái và ký tự. Typography là gì: MonoSpace Typeface (ảnh: vudigital.co) Monospace được sử dụng rộng rãi trong thời điểm các máy tính vừa xuất hiện, vốn có khả năng đồ họa cực kỳ hạn chế. Điều này khiến người dùng ngày nay có cảm nhận về sự tối giản khi sử dụng monospace. Mặc dù máy tính hiện nay có thể hiển thị nhiều loại typeface khác nhau, phần lớn các ngôn ngữ và phần mềm lập trình vẫn sử dụng các kiểu chữ Monospace làm kiểu chữ mặc định. Typography là gì: Các thuật ngữ cơ bản Một trong những việc quan trọng khi nghiên cứu typography là gì chính là thuật ngữ chuyên ngành. Có rất nhiều thành phần cấu tạo nên chữ trong thiết kế và trong phạm vi bài viết này, Vũ sẽ chia sẻ về 03 thuật ngữ: kerning, tracking và leading. Kerning trong typography là gì? Trong thiết kế typography, Kerning là thuật ngữ được dùng để chỉ khoảng cách giữa một cặp chữ cái trong cùng một bộ chữ. Nếu không có Kerning, các ký tự sẽ xếp quá sát nhau, hoặc quá cách xa nhau, gây ra sự khó chịu đối với người xem. Tuy nhiên, việc sai sót trong Kerning rất khó nhận ra, trừ khi bạn là một designers chuyên về chữ hoặc thiết kế logo. Lằn ranh giữa đúng và sai trong kerning chỉ cách nhau một cái nhấp chuột, nên chúng ta cần thực hành và nghiên cứu sâu về typography để thành thạo kỹ thuật này. Kerning là khoảng cách giữa hai ký tự trong một từ (ảnh: vudigital.co) Những trường hợp cần sự tỉ mỉ khi kerning chữ bao gồm: headline, logo, danh thiếp,… Vì đây thường là những cụm thông tin nổi bật, đứng riêng lẻ và đóng vai trò như điểm nhấn chính trong thiết kế, nên việc kerning giữa các ký tự là cần thiết. Tracking trong typography là gì? Tracking là thuật ngữ để chỉ khoảng cách giữa nhiều ký tự trong một cụm từ, một câu, hoặc một đoạn văn bản. Tracking khác với Kerning ở hai điểm: Kerning là khoảng cách giữa hai ký tự, còn Tracking là khoảng cách giữa nhiều ký tự, nhiều từ trong một câu hoặc một đoạn văn Sự khác biệt giữa một từ đã kerning và một từ chưa kerning là rất nhỏ. Kerning được điều chỉnh để đảm bảo tính chính xác về khoảng cách và tỷ lệ. Trong khi đó, designers hoàn toàn có thể ứng dụng tracking để tạo ra một hiệu ứng thị giác trong thiết kế. Designers thường sẽ chủ động tăng hoặc giảm tracking để cải thiện tính dễ đọc của văn bản. Các ký tự và các từ khi cách nhau một khoảng vừa đủ sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn khi người đọc lướt qua chúng. Tracking thường được ứng dụng trong các đoạn văn bản (ảnh: vudigital.co) Việc tăng hoặc giảm tracking cũng cải thiện tổng thể chung của thiết kế. Tracking sẽ giảm thiểu tình trạng chữ “góa phụ” hoặc “mồ côi”, đây là hai từ lóng trong ngành thiết kế để chỉ những đoạn văn bản xuống dòng hoặc sang trang khi chỉ còn một từ. Leading trong typography là gì? Không hề liên quan đến từ “lãnh đạo”, leading là thuật ngữ chỉ khoảng cách giữa các dòng với nhau trong typography. Đó có thể là hai dòng hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào đoạn văn. Leading được đo bằng khoảng cách giữa các baseline với nhau. Khái niệm Leading trong typography (ảnh: vudigital.co) Leading thường sẽ được kết hợp cùng Tracking để giúp văn bản dễ đọc và hài hòa về mặt thị giác hơn. Trong trường hợp bạn tăng leading thì bạn cũng phải tăng tracking cho đoạn văn, và ngược lại. Nếu không đồng bộ với nhau sẽ dễ dẫn đến tình huống các từ sẽ sát nhau trong khi các dòng lại cách quá xa nhau. Typography là gì: Ưu điểm của typography trong xây dựng thương hiệu Chúng ta đã hiểu typography là gì và những yếu tố của typography khi thiết kế. Trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu, typography cũng quan trọng không kém gì logo hay tagline. Typography là phương tiện để thương hiệu giao tiếp với khách hàng hiệu quả đồng thời làm nổi bật hình ảnh của thương hiệu. Nhưng điều đáng tiếc là vai trò của typography thường bị xem nhẹ hoặc thậm chí bỏ qua. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tập đoàn lớn như VISA, Warner Bros., Netflix, hay ở Việt Nam là Be Group, Baemin,… đều sở hữu một bộ chữ được thiết kế riêng cho thương hiệu của mình. Họ hiểu việc có cho mình một bộ chữ sẽ mang lại lợi ích cho thương hiệu của mình như thế nào. Hãy cùng xem xét những ưu điểm mà typography mang đến cho thương hiệu: Tạo sự khác biệt cho thương hiệu Đây là lợi thế lớn nhất của việc sở hữu một bộ chữ riêng biệt. Khách hàng thường sẽ có ấn tượng dành cho những yếu tố khác biệt của thương hiệu. Bộ chữ riêng sẽ giúp họ có ấn tượng sâu sắc hơn với thương hiệu của bạn. Không cần đến logo hay màu xanh đặc trưng, chúng ta ngay lập tức có thể nhận ra thương hiệu Baemin khi nhìn vào những ấn phẩm truyền thông của họ thông qua typography. Ngoài ra, typography sẽ truyền tải được câu chuyện, tính cách và giá trị của thương hiệu và chỉ thương hiệu mới có. Một bộ chữ riêng cũng rất khó bị sao chép bởi các đối thủ, vì thiết kế typography yêu cầu sự đầu tư thời gian và cả chi phí. Tuy nhiên, điều này cũng là một nhược điểm nếu thương hiệu muốn tạo ra bộ chữ riêng cho mình. Những thương hiệu ứng dụng typography trong thiết kế logo (ảnh: creativeblog) Tạo sự đồng nhất cho thương hiệu Trong trường hợp không sở hữu một bộ chữ riêng, thương hiệu vẫn nên có cho mình một hệ thống typography để tạo tính đồng nhất. Đó có thể là thiết kế từ những web mã nguồn mở như Google Fonts. Không sao cả. Điều quan trọng là chúng ta sử dụng bộ chữ ấy một cách nhất quán. Như Vũ đã chia sẻ trong bài viết về bộ nhận diện thương hiệu, một bộ nhận diện hiệu quả cần phải được áp dụng nhất quán ở mọi điểm chạm với khách hàng. Điều này có nghĩa là mọi yếu tố thương hiệu phải đồng bộ với nhau trên các nền tảng truyền thông, trong đó có typography. Việc thống nhất trong thiết kế giúp khách hàng xây dựng niềm tin dành cho thương hiệu. Nếu một thương hiệu thực hiện một chiến dịch truyền thông mà mỗi thiết kế lại sử dụng một kiểu chữ khác nhau thì làm sao khách hàng chịu đặt sự tin tưởng vào thương hiệu đó nữa chứ? Bài viết liên quan Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì? 8 yếu tố cần có Typography là gì: Nguyên tắc sử dụng typography trong xây dựng thương hiệu Để tận dụng hết những tiềm năng mà typography có thể mang lại cho thương hiệu, nhà lãnh đạo phải thực sự hiểu doanh nghiệp của mình. Từ đó, thương hiệu mới đưa ra được những định hướng phù hợp khi ứng dụng typography vào thiết kế. Lựa chọn typeface nào cho thương hiệu? Đây là câu hỏi khiến rất nhiều người phân vân khi lựa chọn typeface cho thương hiệu của mình. Cả serif, sans serif, handwritten lẫn display typeface đều có những ý nghĩa riêng và mang đến những cảm nhận hoàn toàn khác nhau. Vậy làm sao để thương hiệu tìm được kiểu chữ “vừa ý” nhất? Dưới đây là một số gợi ý mà đội ngũ Vũ Digital tin rằng sẽ giải đáp thắc mắc của bạn: Tập trung vào thương hiệu: suy cho cùng, việc lựa chọn typography vẫn là để phục vụ cho việc thiết kế và truyền thông của thương hiệu. Vì vậy nếu bạn chưa biết phải lựa chọn kiểu chữ nào, hãy thử suy nghĩ về cách thương hiệu của bạn đang giao tiếp với khách hàng. Khách hàng của bạn là nhóm thanh niên hay những người lớn tuổi? Bạn sẽ tập trung truyền thông trên nền tảng digital hay in ấn? Họ tiếp xúc với thương hiệu ở những điểm chạm nào? Hãy liệt kê ra câu trả lời của bạn và so sánh với mức độ phù hợp của bộ chữ mà thương hiệu muốn lựa chọn. Tham khảo các ví dụ nổi tiếng: tìm hiểu các ví dụ nổi tiếng trong cùng lĩnh vực là cách đơn giản và nhanh chóng nhất. Nếu thương hiệu của bạn là về thời trang, hãy xem cách Dior, Gucci hay Chanel lựa chọn kiểu chữ phù hợp. Nếu thương hiệu của bạn thuộc lĩnh vực thể thao, hãy học hỏi từ Nike, adidas hoặc Puma. Thử nghiệm: hãy bắt tay vào thử nghiệm các typeface với nhau. Nếu bạn không thử thì bạn sẽ không biết lựa chọn nào là phù hợp cho mình. Hãy chọn một typeface bạn ưng ý nhất và áp dụng nó lên logo, danh thiếp hay thử thiết kế một vài poster quảng cáo… Nhưng khoan hẳn vội, hãy chọn tiếp một kiểu chữ khác và tiếp tục thử. Sau một vài lần thử nghiệm, có thể bạn sẽ chọn ra được kiểu chữ phù hợp với mình. Những nguyên tắc khi ứng dụng typography trong xây dựng thương hiệu Cũng giống như việc sử dụng logo hay màu sắc, thương hiệu khi muốn ứng dụng typography cũng cần tuân theo những nguyên tắc cụ thể. Giới hạn số lượng typeface: một số người sẽ mang tâm lý “cái gì cũng thích” khi thiết kế thương hiệu. Có rất nhiều typeface đẹp được đăng tải trên mạng, nhưng chúng ta không nên sử dụng hết tất cả. Một thương hiệu nói chung và một ấn phẩm thiết kế nói riêng chỉ nên sử dụng nhiều nhất là 03 typeface. Ví dụ đối với một banner facebook, designer nên sử dụng 01 typeface cho tiêu đề, 01 typeface cho thông tin phụ, 0