Top 20 bản tường trình vi phạm nội quy của học sinh hay nhất 2022
Tóm tắt: Bài viết đưa ra các hình thức bạo lực học đường trên cơ sở giới thường diễn ra tại trường học, đồng thời định hướng các giải pháp nhằm giúp cho giáo viên khai thác, triển khai các chương trình dạy học để phòng ngừa bạo lực học đường trên cơ sở giới, qua đó xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học. Bạo lực học đường trên cơ sở giới (BLHĐTCSG) là bất kỳ hình thức bạo lực nào xảy ra trên cơ sở vai trò giới và quan hệ giới diễn ra trong, xung quanh hoặc trên đường tới trường. Mặc dù có thể diễn ra ở ngay trong lớp, BLHĐTCSG thường xảy ra ở những khu vực ít được giám sát trong hoặc xung quanh trường học, bao gồm khu căng tin/giải trí, gần khu vệ sinh… BLHĐTCSG cũng có thể xảy ra trên đường từ nhà tới trường hoặc từ trường về nhà, có thể gây ra bởi học sinh hoặc người lớn, bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, bảo vệ…Những người ít có quyền lực hơn trong trường có khả năng trở thành đối tượng của BLHĐTCSG cao hơn. Trẻ em gái đặc biệt có nguy cơ bị bạo lực trên cơ sở giới cao. Các em chuyển giới và được cho là đồng tính cũng có nguy cơ bị BLHĐTCSG cao hơn. Thông thường có 04 hình thức của BLHĐTCSG diễn ra tại trường học: – Lời nói: đặt biệt danh ám chỉ đồng tính; làm nhục, trêu chọc hoặc làm xấu hổ những em không tuân theo chuẩn mực giới; sử dụng từ ngữ chỉ giới để quấy rối hoặc hạ thấp người khác; đặt biệt danh mang tính xúc phạm hoặc chê trách dựa trên nguồn gốc giới tính. – Tâm lý: cô lập những em không tuân theo chuẩn mực giới; lan truyền tin đồn; có các cử chỉ, trạng thái hoặc nét mặt mang tính làm nhục hoặc thô lỗ. – Thể chất: quấy rối những người không tuân theo chuẩn mực giới như bấu véo, đánh, tát, xô đẩy. đá hoặc ném đồ vào người; ép làm các công việc trên cơ sở giới (VD trẻ em gái phải ở lại dọn lớp); có các hình thức trừng phạt thân thể nặng hơn đối với học sinh nam. – Tình dục: hôn hoặc động chạm vào người khác; có các bình luận khơi gợi tình dục về hành vi hoặc quá khứ của người khác; ép buộc có các động chạm tình dục; cưỡng hiếp; ép buộc xem các hành vi tình dục; đổi tình lấy điểm.BLHĐTCSG có ảnh hưởng và tác động tâm lý đối với việc học tập của học sinh bao gồm: mất tập trung; đạt điểm thấp; không muốn tới trường; lo sợ không muốn tham gia các hoạt động trong lớp; không dám nhờ giáo viên giúp đỡ; bị cô lập trong các hoạt động ở trường; chuyển trường; bỏ học; hạn chế lựa chọn môn học và sự nghiệp.Ngoài ra tác động tâm lý của BLHĐTCSG còn làm gia tăng nguy cơ mất tự tin, lo lắng, trầm cảm, sức khỏe kém; mất niềm tin vào người khác; hành vi tình dục nguy hiểm; xung đột trong gia đình; tự ngược đãi bản thân; tự tử; sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích khác…Tại các cơ sở giáo dục (CSGD) mỗi người đều có vai trò trong việc đảm bảo trường học là môi trường an toàn và tôn trọng cho mọi người làm việc và học tập tại đây. Tất cả các thành viên trong cộng đồng nhà trường (bao gồm học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên, Ban Giám hiệu và nhân viên) có quyền có cảm giác an toàn và được coi trọng, cũng như có trách nhiệm tôn trọng người khác. Vì vậy, việc khai thác, triển khai các chương trình dạy học để phòng ngừa bạo lực học đường trên cơ sở giới là một thành tố quan trọng trong cách tiếp cận trường học toàn diện hơn nhằm phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới để mỗi học sinh đều có quyền được hưởng một nền giáo dục không có bạo lực.Nhận thức rõ vai trò của bình đẳng giới trong ngành giáo dục, đặc biệt công tác phòng ngừa BLHĐTCSG, trong những năm qua ngành GDĐT Lạng Sơn đã tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành các giai đoạn, hiện đang triển khai thực hiện Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành GDĐT tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2030. Một trong những giải pháp được triển khai thực hiện trong các CSGD hiện nay là xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học.Để triển khai hiệu quả việc xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học thì nhận thức về quyền con người và giới của mỗi giáo viên là điều quan trọng trước tiên và giáo viên sẽ được hưởng lợi từ môi trường làm việc không có các hành vi quấy rối trên cơ sở giới. Thực tiễn cho thấy, giảng dạy là một nghề đầy thách thức, giáo viên có thể cảm thấy lo lắng và bực bội khi học sinh cư xử không tốt. Tuy nhiên, trong ngôi trường khuyến khích các mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau, giáo viên cũng như học sinh được hưởng lợi từ một môi trường tích cực. Mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau có tác động tích cực đối với tâm lý học sinh và giáo viên cũng như kết quả học tập của các em. Mối quan hệ đồng trang lứa tích cực giúp các em xây dựng tình bạn và nhận được sự trợ giúp từ người khác. Mối quan hệ tích cực cũng cho thấy góp phần thúc đẩy động lực tham gia học tập của học sinh, cải thiện kết quả học tập và dẫn tới giảm thiểu các hành vi mạo hiểm (như sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn). Học sinh có quan hệ tốt với giáo viên có tỷ lệ tham gia vào giờ học, các hoạt động của trường học với sự nỗ lực hết sức mình và tìm kiếm sự giúp đỡ của giáo viên cao hơn. Những học sinh có mối quan hệ không tốt với giáo viên ít có khả năng đạt kết quả tốt hay tìm kiếm sự giúp đỡ của giáo viên khi bị bắt nạt hoặc quấy rối. Giáo viên có thể xây dựng mối quan hệ tích cực đối với học sinh thông qua nhiều cách. Học sinh nói rằng các em cảm thấy được khuyến khích và cố gắng nhiều hơn khi giáo viên cười và chào các em; thể hiện sự tự hào về học sinh; quan tâm tới những gì các em làm; lắng nghe các em; giúp đỡ, khuyến khích các em; tôn trọng các em; tránh những hình phạt khắc nghiệt khi quản lý học sinh; giải thích mọi điều rõ ràng và phản hồi cũng như giúp đỡ các em khi cần thiết và cố gắng hiểu hoàn cảnh và các mối quan tâm của từng em.Hầu hết học sinh đều muốn giáo viên của mình công bằng và quyết đoán cũng như quản lý lớp theo cách thức tích cực để các em có thể tập trung vào việc học. Một cách để kỷ luật học sinh trên cơ sở tôn trọng là dùng những biện pháp kỷ luật hoặc điều chỉnh hành vi tích cực. Kỷ luật tích cực tập trung vào tăng cường các hành vi tích cực, và dạy các em có trách nhiệm với chính hành vi của mình. Thay vì quản lý các em thông qua nỗi sợ, biện pháp kỷ luật tích cực bao gồm: dạy các em về quyền, nghĩa vụ, quy định và chuẩn mực; dạy các em cách điều chỉnh hành vi của mình thông qua phát triển kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp như tôn trọng người khác, hợp tác, giao tiếp và giải quyết vấn đề; nâng cao nhận thức của các em về tác động của các hành vi tích cực và tiêu cực đối với người khác; khuyến khích mong muốn của các em là trở thành người chu đáo và biết tôn trọng người khác; giúp các em hiểu cách sử dụng các quy tắc và phán đoán để bảo vệ quyền và nhu cầu của con người.Giáo viên có thể cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ được kỳ vọng cho học sinh thông qua cung cấp từ ngữ và khái niệm giúp học sinh tiếp cận các từ khóa và khái niệm cho phép giao tiếp và tư duy phản biện. Hơn thế nữa, việc cung cấp kiến thức và khuyến khích tư duy phản biện sẽ giúp học sinh hiểu ảnh hưởng của các chuẩn mực giới tiêu cực và có hành động phản kháng, báo cáo và phòng ngừa bạo lực. Học sinh cần hiểu sự định hình chuẩn mực giới; hiểu rằng có những truyền thống, phong tục, niềm tin gây ra sự mất công bằng giới trong gia đình, trường học, cộng đồng và nơi làm việc; học sinh phát hiện và không đồng tình với các định kiến và khuôn mẫu giới; nhận biết đặc điểm và ảnh hưởng chính của những chuẩn mực bất bình đẳng giới.Ngoài ra, giáo viên cần tăng cường sự trợ giúp để thông qua đó học sinh tin rằng vấn đề mất công bằng giới và bạo lực giới là không thể chấp nhận được và tất cả mọi người đều bình đẳng không phân biệt giới, xu hướng tính dục, tuổi tác, của cải và các đặc điểm khác. Cần giúp học sinh nâng cao những tư tưởng cốt lõi sau:“Mọi người đều quý giá và bình đẳng, không phân biệt giới”“Tất cả mọi người đều có quyền được đối xử theo cách thức tôn trọng quyền con người không phân biệt giới”“Mỗi người có trách nhiệm tôn trọng quyền con người của người khác không phân biệt sự khác biệt về giới” Giáo viên cũng khuyến khích hành động để học sinh hiểu về các tác động tiêu cực của bạo lực trên cơ sở giới và tin rằng bản thân có thể tạo ra sự khác biệt tích cực thông qua hành động của mình, các em cần học các kỹ năng hợp tác, ủng hộ, tự chăm sóc bản thân, trợ giúp bạn bè, quyết đoán và tìm kiếm sự giúp đỡ. Tất cả học sinh sẽ học tập hiệu quả nhất ở những ngôi trường an toàn và được cung cấp các hoạt động hỗ trợ xã hội. Cảm giác gắn kết với nhà trường là một yếu tố bảo vệ rất quan trọng đối với các em. Mỗi học sinh đều có quyền được hưởng một nền giáo dục không có bạo lực. Mỗi CSGD sử dụng phù hợp, thường xuyên các hoạt động lồng ghép giới trong hoạt động giáo dục, một trong những nội dung từ các chương trình dạy học được thiết kế tốt, phù hợp với độ tuổi học sinh như “Bộ công cụ Hướng dẫn xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học” đã được đăng tải trên website của Sở GDĐT Lạng Sơn sẽ giúp các em tiếp nhận các thái độ tích cực và phát triển kỹ năng xây dựng mối quan hệ lành mạnh./. Thực hiện: Phòng Tổ chức cán bộ