Top 15+ cách giảm đau bụng kinh cực kì hiệu quả và nhanh chóng
Mục Lục
Đau bụng kinh là triệu chứng phổ biến mà mọi phụ nữ đều gặp phải, gây ra một số ảnh hưởng trong sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm hiểu các cách giảm đau bụng kinh ở phụ nữ nhé!
1Nguyên nhân đau bụng kinh ở phụ nữ
Đau bụng kinh có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm: Co thắt quá mạnh của cơ tử cung, tử cung hẹp, dị tật bẩm sinh tại tử cung, do di truyền từ mẹ sang con, chế độ ăn uống không khoa học, rối loạn nội tiết tố, hoạt động mạnh trong ngày hành kinh hoặc các bệnh liên quan tới phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ,…
Có thể bạn quan tâm: 6 Biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt bất thường
2Cách giảm đau bụng kinh nhanh chóng và hiệu quả
Chườm ấm vùng bụng dưới
Nhiệt độ lạnh có thể làm tăng sự co thắt tử cung bất thường và giảm lưu thông khí huyết, khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để giảm đau bụng kinh, phụ nữ cần chườm ấm bụng dưới bằng túi chườm, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
Massage bụng bằng tinh dầu
Khi đau bụng kinh xuất hiện, các hoạt động massage nhẹ nhàng, quay vòng liên tục tại vùng bụng dưới có tác dụng giảm đau mạnh mẽ. Cách giảm đau bụng kinh này sẽ làm cho cơ bụng giảm co thắt tử cung.
Tinh dầu khuynh diệp củ nén Mệ Đoan 30ml
Uống trà gừng ấm
Gừng là một loại thảo dược có tính nóng đã được sử dụng trong y học truyền thống, đặc biệt có tác dụng làm ấm cơ thể và tăng lưu thông máu. Vì vậy, cách giảm đau bụng kinh bằng gừng sẽ giúp giảm đau bụng kinh rất nhanh và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Đau bụng kinh ăn socola có giảm đau được không?
Ngủ sớm và đủ giấc
Trong khoảng thời gian hành kinh, hormon trong cơ thể của phụ nữ sẽ thay đổi không bình thường và kết hợp với các triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giảm tình trạng này, chị em phụ nữ nên đi ngủ sớm hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh là cách giảm đau bụng kinh tốt nhất
Để tăng sức khỏe, ngăn chặn đau bụng kinh và các triệu chứng khác, chế độ ăn uống của chị em phụ nữ là rất quan trọng. Đặc biệt, chị em nên bổ sung thêm những thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1, B6, Vitamin E, kẽm, magie, acid béo,… để tăng sức đề kháng, giảm tình trạng căng cơ gây đau bụng kinh.
Có thể bạn quan tâm: Đến tháng nên ăn gì để kinh nguyệt dễ chịu và thoải mái
Uống nước ấm giúp giảm đau bụng kinh
Cách giảm đau bụng kinh quặn thắt hoặc đau âm ỉ trong những ngày hành kinh, sử dụng nước ấm là một trong những phương pháp hữu ích. Nên dùng hằng ngày với chế độ từ 6-8 cốc nước, đặc biệt trong kỳ hành kinh.
Uống trà hoa cúc với đường phèn
Uống trà hoa cúc là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả trong thời kỳ kinh nguyệt. Trà hoa cúc chứa các chất chống viêm, tác động lên các hormone gây ra các cơn co thắt prostaglandin và tăng cường lưu thông máu, giúp kinh nguyệt được dễ dàng đào thải ra ngoài.
Cách pha trà hoa cúc:
- Chọn một số bông hoa cúc khô, tốt nhất là sử dụng bông hoa cúc la mã
- Cho bông hoa cúc vào một cốc nhỏ với 200ml nước và để ủ từ 10-15 phút để cho các hoạt chất trong hoa cúc hòa vào nước
- Cho vài viên đường phèn và uống trà hoa cúc khi vẫn còn nóng
- Ngoài ra, có một số loại trà hoa cúc túi lọc tiện dụng, có thể sử dụng những loại đó thay vì pha trà từ bông hoa cúc cho tiện lợi hơn.
Trà hoa cúc giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả và nhanh chóng
Trà huế giảm đau bụng kinh hiệu quả
Quế là một loại thảo dược được coi là hiệu quả trong việc chống viêm, ngăn chặn sự tắc máu và giảm đau bụng kinh. Nó được xem là một cách giảm đau bụng kinh và các cơn co thắt do chuột rút bụng dưới.
Giảm đau bụng kinh bằng cây ích mẫu
Ích mẫu là một loại thảo dược hiệu quả trong việc chữa đau bụng kinh. Nó có vị đắng, tính mát, giúp hoạt huyết, khử ứ và thường được sử dụng trong việc chữa chứng kinh nguyệt bế tắc, cường kinh và đau bụng kinh. Cụ thể:
- Lấy một nắm cây ích mẫu tươi hoặc 20g ích mẫu khô
- Nấu ích mẫu khô trong một lít nước
- Đun cho đến khi nước cạn còn ⅔, sau đó dùng nước đó uống
- Uống nước ích mẫu khi nó vẫn ấm
- Có thể chia nhiều lần uống trong ngày hoặc pha với trà.
Bấm huyệt giúp giảm đau bụng kinh
Bấm huyệt là một cách giảm đau bụng kinh trong những ngày đèn đỏ của phụ nữ. Khi có cơn đau bụng kinh xuất hiện, hãy sử dụng ngón tay để nhẹ nhàng bấm vào huyệt thái xung trong 3-5 phút.
Tắm bằng nước ấm
Tắm nước ấm có thể là giải pháp cho việc giảm đau và giảm căng thẳng. Nếu không thích tắm, hãy thử tắm nước ấm với ít nước tinh dầu thơm, sẽ giúp giảm đau và giảm triệu chứng khác tại vùng chậu.
Uống thuốc giảm đau
Axit béo có thể gây ra đau cơ và co thắt. Nên thuốc chống viêm là cách giảm đau bụng kinh bằng cách giảm số lượng axit béo. Hãy đến gặp bác sĩ và nhờ bác sĩ kê thuốc để giảm đau bụng kinh.
Đắp gừng
Gừng là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả và nhanh chóng. Hãy giã nát hoặc xắt gừng tươi thành từng lát, đắp lên vùng bụng dưới trong 5 -7 phút. Hơi nóng của gừng sẽ giúp cho cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
Uống nước mật ong ấm là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả
Uống nước mật ong ấm có thể giúp giảm cơn đau bụng kinh. Nước mật ong chứa các hoạt chất tự nhiên có thể giảm đau và thư giãn các cơ bụng. Hãy uống 1-2 ly nước mật ong ấm mỗi ngày để cảm nhận sự khỏe mạnh và giảm đau.
Bổ sung vitamin và chất khoáng
Đây là cách giảm đau bụng kinh bằng cách hỗ trợ tăng cường sức khỏe cơ bắp và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Những vitamin và khoáng chất cần thiết bao gồm magnesium, vitamin B1 và vitamin B6.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vitamin IQKARE
Cải thiện cơn đau bụng kinh bằng sữa nghệ ấm
Uống sữa nghệ ấm sớm khi có dấu hiệu máu kinh có thể giảm sự vón thành cục, chảy máu và xuất hiện. Nghệ chứa hoạt chất Curcumin, giúp điều hòa hoạt động của tử cung, chống viêm và giảm căng thẳng thần kinh.
Uống nước ép dứa và cà rốt
Bromelain từ nước ép dứa rất mạnh – đó là enzyme tốt trong giảm đau. Cà rốt có tác dụng giữ cho máu chảy bình thường, giảm đau nhanh chóng, giúp giảm mệt mỏi khi tới “tháng”.
Hãy thử uống nước ép dứa để cảm nhận sự ngon miệng cùng với hiệu quả giảm đau bụng kinh nhanh chóng.
3Đôi lời từ AVAKids
Hy vọng những chia sẻ của AVAKids về cách giảm đau bụng kinh ở trên đây sẽ giúp các bà mẹ biết thêm nhiều kiến thức và áp dụng hiệu quả hơn tại nhà.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc sự điều trị của bác sĩ.
Bảo Nghi tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Nhật Quang
Xem thêm:
- Tìm hiểu gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ “đẻ không đau”
- Giỏ đồ đi sinh cho mẹ và bé cần được chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng
- Những lưu ý khi đi sinh ở Bệnh viện Từ Dũ mẹ bầu cần lưu ngay!