Top 15 Công Việc Làm Thêm Lý Tưởng Cho Dân Văn Phòng

Một nghề nghiệp đáng mơ ước là thứ sẽ đáp ứng được hai yếu tố: thu nhập và đam mê. Làm một công việc vừa giúp bạn “cá kiếm” vừa cho phép bạn sống với sở thích của mình là điều ai cũng muốn, nhưng hầu như rất ít khi xảy ra. Dân văn phòng là những cá nhân thường hay gặp phải vấn đề này.

Nếu bạn đang cống hiến cho cuộc sống công sở nhưng vẫn muốn tăng thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu cá nhân như sở thích của mình, bạn có thể tham khảo các công việc làm thêm cho dân văn phòng mà Glints đã tổng hợp sau đây.

Top 15 việc làm thêm cho dân văn phòng

1. Dạy ngoại ngữ

Một trong các lựa chọn phổ biến cho nghề tay trái cho dân văn phòng là dạy thêm các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Hàn, Nhật, v.v.

Ngôn ngữ Anh nằm trong list các ngành dễ xin việc nhất hiện tại, nên nhu cầu sử dụng và học ngoại ngữ này cũng rất cao.

Bạn có thể làm trợ giảng tiếng Anh, gia sư tiếng Anh online hoặc đứng lớp trực tiếp. Nguồn thu nhập khi dạy các ngoại ngữ rất dồi dào. Các bạn giỏi ngoại ngữ và có kỹ năng sư phạm sẽ phù hợp với công việc này.

2. Thiết kế

công việc online tại nhà designcông việc online tại nhà designThiết kế đồ hoạ là công việc online tại nhà lý tưởng.

Sẽ thật phí phạm khi những bộ óc sáng tạo lại không thể thể hiện hết khả năng của mình. Thiết kế, hay designer, chính là một trong những công việc làm tại nhà giúp kiếm thêm thu nhập cho dân văn phòng.

Nếu bạn có kỹ năng mỹ thuật, đồ hoạ, và tính sáng tạo cao, bạn nên làm thiết kế. Nghề thiết kế có khả năng “chết yểu” cực kì thấp trong thời kì hiện đại 4.0.

Bạn có thể làm việc cho các agency hoặc nhận làm freelancer cho các công ty, doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng.

3. Influencer, KOL trên mạng xã hội

Influencer trên social media cũng thuộc top các việc hot nhất để kiếm thêm thu nhập cho dân văn phòng. Thu nhập hứa hẹn là lý do mà nghề này trở nên hứa hẹn trong mắt không chỉ các bạn trẻ. Bên cạnh đó, phương tiện làm việc đôi lúc chỉ cần là một cái điện thoại.

Tuy nhiên, số lượng người muốn trở thành KOL là không nhỏ nên mức độ cạnh tranh cũng không hề thấp. Bạn sẽ cần xây dựng thương hiệu, dấu ấn riêng để các nhãn hàng tìm đến mình.

Các lĩnh vực để bạn tham khảo làm influencer có thể là beauty blogger, food blogger, travel hoặc review blogger, v.v.

4. Dịch thuật, phiên dịch

Nếu dịch thuật liên quan đến viết lách thì phiên dịch lại yêu cầu kỹ năng nói. Biên phiên dịch cũng là lựa chọn phố biến trong danh sách các việc làm thêm cho dân văn phòng. Lý do là bởi kinh tế hội nhập song song với nhu cầu tuyển dụng các thông dịch viên và biên dịch viên giỏi.

Công việc này cũng dành cho các bạn có khả năng ngoại ngữ, kỹ năng dịch và kiến thức văn hoá sâu rộng. Dịch là nhóm ngành có thu nhập rất cao, đặc biệt nếu bạn có thể dịch cabin hoặc dịch trong các hội thảo lớn.

Đọc thêm: 7 Kỹ Năng Chủ Chốt Của Nghề Phiên Dịch Viên

5. Viết blog

Tạo trang blog và kiếm tiền từ blog là công việc part time cho dân văn phòng khá được ưa chuộng. Từ việc viết bài trên blog cá nhân, bạn có thể phát triển nó và tận dụng để tạo lợi nhuận. Và thứ bạn cần chỉ là một chiếc máy tính có kết nối mạng.

Nếu bạn có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nhất định nào đó, bạn có thể tạo blog chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm hoặc các công thức, chẳng hạn như chỉnh sửa ảnh hoặc nấu ăn.

Một số yêu cầu chung để bạn có thể kiếm tiền từ blog là kỹ năng viết lách tốt, kỹ năng SEO, Digital Marketing, và bài viết nên được cập nhật thường xuyên với nội dung hấp dẫn.

6. Tài xế công nghệ

taxi công nghệ kiếm thêm thu nhập cho dân văn phòngtaxi công nghệ kiếm thêm thu nhập cho dân văn phòngTài xế công nghệ là nghề rất cần thiết trong thời hiện đại.

Nếu bạn có phương tiện đi lại như xe máy, ô tô, bạn có thể chọn tài xế công nghệ như một việc làm thêm ngoài giờ cho nhân viên văn phòng.

Hiện nay, các ứng dụng hỗ trợ di chuyển như Grab, BE đều đã rất phổ biến. Bạn có thể đăng ký làm tài xế công nghệ cho các thương hiệu này để có thể tăng thu nhập trong thời gian rảnh.

Bạn sẽ cần đến sự đúng giờ, thái độ nghiêm túc nhưng cũng thân thiện với khách hàng, cùng khả năng “biết đường” để có thể làm tốt.

7. Giao hàng (Shipper)

Tương tự với tài xế công nghệ, bạn có thể cân nhắc làm nhân viên giao hàng trong thời gian rảnh. Để tìm các công việc này, bạn có thể tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội để tìm người có nhu cầu chuyển đồ.

Các dịch vụ ship công nghệ như Grab, Lalamove cũng rất đa dạng. Bạn chỉ cần đăng ký với công ty và bắt đầu nhận đơn giao hàng qua ứng dụng. Công việc không yêu cầu bằng cấp, nhưng bạn cần cẩn thận để đơn hàng không gặp sự cố.

Đây là nghề mang tính chất dầm mưa rãi nắng nên đa số là nam giới làm.

8. Freelancer viết bài

Dịch vụ viết bài của các freelancer được tìm kiếm không ít trên các trang tuyển dụng uy tín. Nếu bạn thích viết, có kiến thức SEO, hoặc có khả năng ngoại ngữ, bạn có thể tìm công việc viết freelance cho các trang báo mạng, blog, hoặc website.

Đây là công việc online tại nhà lý tưởng giúp bạn phát triển các kỹ năng mềm mà thời gian lại rất linh động.

9. Hướng dẫn viên yoga

giá viên yogagiá viên yogaDạy yoga cũng là một cách lý tưởng để tăng thu nhập ngoài giờ.

Yoga là phương thức luyện thể hình và thư giãn được nhiều chị em chọn lựa. Vì vậy, bạn cũng có thể chọn làm giáo viên yoga nếu đang tìm kiếm nghề tay trái của công chức.

Bạn sẽ cần đến kiến thức về những loại yoga như:

  • Yoga bay
  • Yoga cho bà bầu
  • Hatha yoga
  • Vinyasa yoga
  • Ashtanga yoga, v.v.

Biết càng nhiều loại hình yoga, bạn càng có nhiều cơ hội “đáp” được vị trí giáo viên đang được tìm kiếm gắt gao này.

10. Dẫn chương trình

Công việc dẫn chương trình phù hợp với những ai có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng ứng biến cao. Nếu bạn nhanh nhẹn, có giọng nói to, hay, và biết diễn đạt, bạn có thể hái ra tiền với nghề MC này.

MC đám cưới, MC yến tiệc, hội thảo, gala dinner, chỉ là một vài phân loại của ngành nghề dẫn chương trình. Một tối, bạn thậm chí có thể nhận trên một địa điểm để làm MC.

11. Làm số sách, kế toán thuế tại nhà

Nhận sổ sách, thuế về làm tại nhà là nghề làm thêm phổ biến với dân kiểm toán, kế toán, và các nghề liên quan đến kinh tế.

Những đầu việc liên quan đến thuế, báo cáo tài chính, báo cáo thuế rất nhiều nên nhu cầu tuyển dụng cũng cao. Những bạn có hiểu biết về thuế và kế toán tài chính sẽ phù hợp với công việc này.

12. Nhiếp ảnh

Nghề chụp ảnh.

Bạn có đam mê và năng khiếu nhiếp ảnh? Vậy việc làm thêm ngoài giờ cho nhân viên văn phòng phù hợp với bạn chính là làm nhiếp ảnh gia.

Có rất nhiều cách để bạn tận dụng tài năng này. Bạn có thể chụp ảnh và đăng tải lên các trang web ảnh stock. Bạn cũng có thể nhận chụp ảnh cưới, ảnh kỷ yếu, ảnh cho các sự kiện như sinh nhật, yến tiệc.

Nếu bạn có con mắt nghệ thuật và biết làm hài lòng khách hàng, làm nhiếp ảnh gia có thể đem lại lợi nhuận rất cao.

13. Lập trình

Nếu bạn là dân công nghệ hẳn sẽ không còn xa lạ với khái niệm lập trình. Đây được xem là nghề tay trái hái ra tiền của dân công nghệ.

Lập trình được xem là công cụ hái ra tiền trong các nghề tay trái cho dân văn phòng. Bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian và địa điểm làm việc vì tính chất công việc thường không yêu cầy phải di chuyển.

Những bạn có nền kinh nghiệm và kiến thức web developer, IT, và các ngôn ngữ lập trình, hoàn toàn có thể cải thiện thu nhập một cách đáng kể với nghề này.

Đọc thêm: Giải Mã Sức Hấp Dẫn Của Nghề Lập Trình Viên Hiện Nay

14. Hát phòng trà

Những bạn có giọng hát hay và thích đàn hát nhưng ít có cơ hội thể hiện bản thân có thể cân nhắc công việc hát phòng trà.

Không chỉ để gọt dũa kỹ năng của mình, bạn còn có thể nguồn thu nhập tốt. Càng có kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp, và giọng hát hay, mức cát-xê của bạn sẽ đi từ 6 chữ số lên đến 7-8 chữ số.

hát phòng trà nghề tay tráihát phòng trà nghề tay tráiCa hát là cơ hội bạn tìm thêm thu nhập cho mình.

15. Tư vấn tài chính, bảo hiểm

Một trong các nghề tay trái của công chức được nhiều nhân viên văn phòng yêu thích là làm cộng tác viên cho các doanh nghiệp tư vấn tài chính, bảo hiểm.

Đặc biệt, nếu bạn thuộc lĩnh vực ngân hàng, kế toán, tài chính, và thích kinh doanh, bạn có thể tận dụng kinh nghiệm và kiến thức sẵn có để dễ dàng tiếp cận sản phẩm và tìm khách hàng tiềm năng.

Bạn sẽ cần đến kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, kỹ năng thuyết phục, lắng nghe và dịch vụ khách hàng tốt để có thể làm tốt công việc này.

Đọc thêm: Nghệ Thuật Giao Tiếp Qua Điện Thoại Không Nên Bỏ Qua

Tìm nghề tay trái cho dân văn phòng ở đâu?

Vậy làm sao để bạn tìm được cơ hội làm các việc làm thêm cho dân văn phòng? Bạn có thểm tham khảo các phương pháp sau.

Các trang tuyển dụng

Hiện nay có rất nhiều trang website tuyển dụng có thể giúp bạn tìm được công việc như ý muốn. Ngoài việc làm dành cho sinh viên, công việc part time cho dân văn phòng cũng có rất nhiều để bạn lựa chọn.

Glints Việt Nam là trang tuyển dụng uy tín với quy mô trải rộng không chỉ trong nước mà toàn châu Á. Hãy truy cập Glints để có thể tìm công việc như ý bạn nhé.

Nhờ bạn bè, người thân giới thiệu

Ngoài tìm việc làm trên trang web công ty, bạn có thể dựa vào mối quan hệ và các vòng tròn bạn bè, người quen để có thể có được công việc mình muốn.

Tham gia các sự kiện chia sẻ việc làm

Tìm kiếm và tham gia các sự kiện chia sẻ việc làm chính là một cách hiệu quả để bạn tiếp cận hidden job market. Bạn sẽ có cơ hội lắng nghe kinh nghiệm về công việc và tiếp xúc với những nhà tuyển dụng để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp.

Tìm trên các hội nhóm trên internet

Ngoài các trang web tuyển dụng, trên mạng cũng có nhiều group được lập ra với mục đích tìm người có nhu cầu làm việc. Bạn có thể kết nối với các hội nhóm này và lựa chọn các cơ hội tăng thu nhập uy tín.

Tuy nhiên, hãy cẩn trọng và nghiên cứu kỹ để tránh trường hợp bị lừa đảo.

Kết

Có không ít các công việc làm thêm cho dân văn phòng trên thị trường. Tuy nhiên để chọn được việc phù hợp cho mình, bạn cần xem xét đến các yếu tố như thời gian, phương thức làm việc, kỹ năng cần thiết, v.v.

Ngoài ra, cân bằng được thời gian cũng như công việc và cuộc sống sẽ quyết định đến hiệu quả của bạn.

Hy vọng với bài viết của Glints, bạn đã có nhiều thông tin cần thiết hơn để tìm được công việc bạn muốn. Đừng quên cập nhật các thông tin mới nhất với Glints nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả