Tổng quan về tiêm chủng – Bệnh truyền nhiễm – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia
Tại Hoa Kỳ, độ an toàn của vắc xin được đảm bảo thông qua hai hệ thống giám sát: Hệ thống báo cáo biến cố bất lợi của vắc xin (VAERS) của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Hệ thống dữ liệu độ an toàn của vắc xin (VSD).
VAERS là một chương trình giám sát được FDA và CDC tài trợ; VAERS thu thập các báo cáo từ các bệnh nhân, những người tin rằng họ gặp các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng. Các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ cũng phải báo cáo về các trường hợp sau tiêm chủng và cả các trường hợp họ không chắc chắn liệu có liên quan đến tiêm chủng hay không. Các báo cáo của VAERS được thu thập trên phạm vi toàn quốc và cung cấp những đánh giá nhanh về các nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên, các báo cáo của VAERS chỉ có thể hiển thị mối quan hệ tạm thời giữa tiêm chủng và các tác dụng phụ được cho là có liên quan mà không chứng minh được nguyên nhân. Do đó, báo cáo của VAERS phải được đánh giá thêm bằng các phương pháp khác. Đó là phương pháp sử dụng VSD. Hệ thống này sử dụng dữ liệu từ 9 tổ chức chăm sóc sức khỏe lớn (MCO) với dữ liệu từ hơn 9 triệu người. Dữ liệu bao gồm thông tin tiêm chủng (ghi nhận trong hồ sơ bệnh án như một phần lịch trình chăm sóc), tiền sử bệnh lý diễn tiến, bao gồm cả các tác dụng phụ. Không giống như VAERS, VSD bao gồm dữ liệu từ cả những bệnh nhân chưa tiêm chủng cũng như đã được chủng ngừa. Do đó, VSD có thể giúp phân biệt các tác dụng phụ thực với các triệu chứng và rối loạn xảy ra ngẫu nhiên sau khi tiêm vắc xin và do đó xác định được tỷ lệ thực của các phản ứng phụ.
Năm 1998, Andrew Wakefield và các đồng nghiệp công bố một báo cáo tóm tắt trên The Lancet (xem Vắc xin MMR và bệnh tự kỷ Vắc xin sởi – quai bị – rubella (MMR) Bất luận các hệ thống kiểm soát an toàn vắc xin nghiêm ngặt đã được thiết lập tại Hoa Kỳ, một số bậc phụ huynh vẫn quan ngại về tính an toàn của việc sử dụng và lịch tiêm vắc xin ở trẻ em. Những… đọc thêm ). Trong đó, Wakefield đã đưa ra một mối liên hệ giữa vi rút sởi trong vắc-xin MMR và chứng tự kỷ. Báo cáo này đã nhận được sự chú ý của giới truyền thông trên toàn thế giới, và nhiều bậc cha mẹ đã bắt đầu nghi ngờ sự an toàn của vắc-xin MMR. Tuy nhiên, sau đó The Lancet đã rút lại báo cáo do có các sai sót khoa học nghiêm trọng; nhiều nghiên cứu lớn tiếp theo đã thất bại trong việc chỉ ra bất kỳ liên kết nào giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ.
Vào thời điểm này, hầu như mọi loại vắc xin cho trẻ em ở Hoa Kỳ đều không chứa thimerosal. Một lượng nhỏ thimerosal tiếp tục được sử dụng trong lọ đa liều vắc-xin cúm và một số loại vắc-xin khác dành cho người lớn. Để biết thông tin về các loại vắc xin có chứa hàm lượng thimerosal thấp, hãy xem trang web của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Thimerosal và các loại vắc xin). Thimerosal cũng có trong nhiều loại vắc xin được sử dụng ở các nước nghèo nguồn lực.