Tổng quan về thị trường phân phối và những thay đổi trong hành vi tiêu dùng tại Việt Nam – GoSELL

Tin tức

22 December, 2022

Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường Việt Nam liên tục xuất hiện các kênh phân phối cùng cách thức bán hàng hiện đại. Song song đó là sự đa dạng trong phân khúc và hành vi mua sắm của khách hàng cũng ngày càng phức tạp hơn. Vì vậy, việc cập nhật tổng quan về thị trường phân phối và những thay đổi trong hành vi tiêu dùng 2022 là vô cùng cần thiết. Nhằm dự đoán các xu hướng sẽ tiếp tục dẫn đầu trong thời gian tới.

Sau đây là top 3 nhóm ngành hàng phân phối vẫn đang duy trì độ nóng của mình trong 2022 và cách áp dụng công nghệ vào quá trình phân phối hàng hóa để tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

Trong giai đoạn từ năm 2020 cho đến nay, do những ảnh hưởng của đại dịch đã tác động đến thói quen mua sắm của khách hàng. Các vấn đề sức khỏe cũng được chú trọng hơn bao giờ hết. Cụ thể:

Theo đánh giá của: tổ chức phát triển Công nghiệp LHQ (UNIDO), Ngân hàng thế giới (World World Bank) và EU-Vietnam Business Network (EVBN) thì thị trường Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về quy mô bán lẻ và thương mại điện tử (chỉ đứng sau Indonesia và Thái Lan).

Bên cạnh đó, các chuyên gia trong nước cũng nhận định rằng nền kinh tế của Việt Nam đang gia tăng tỷ trọng theo hướng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ hàng Việt Nam phân phối qua các hệ thống bán lẻ chiếm tỷ trọng lên đến 80%, nhất là hệ thống phân phối FDI.

Cũng theo Viện nghiên cứu Hàn lâm khoa học Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (hay còn gọi là doanh nghiệp SMEs) trong nước đang ngày càng vươn lên cả về quy mô lẫn số lượng.

Trước những tiềm năng to lớn vừa nêu trên, thị trường Việt Nam đích thị là mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội để gia nhập.

Theo báo cáo của Cục thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam (Bộ Công thương), thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 18% đạt 11.8 tỷ USD, chiếm 5.5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

Đến hiện tại, Việt Nam là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 (chỉ sau Indonesia) trong khu vực Đông Nam Á. Theo các chuyên gia dự đoán: thương mại điện tử sẽ tiếp tục tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Chính sự phát triển này của thương mại điện tử đã kéo theo sự ra đời của nhiều kênh phân phối mới và cách thức bán hàng cùng ngày càng phong phú hơn. Các cuộc đua giành thị phần của các sàn thương mại điện tử cũng xuất hiện và tạo ra nhiều sự thay đổi lớn. 

Ứng dụng công nghệ vào quá trình quản lý và phân phối hàng hóa là xu hướng chung của đa số các doanh nghiệp nhằm hướng đến mục đích bắt kịp thị trường, tăng tốc chuyển đổi số.

Trước đây, khi công nghệ chưa phát triển, hầu hết các doanh nghiệp SMEs đều phải quản lý hàng hóa và nhân sự bằng sổ sách hoặc Excel. Cách quản lý truyền thống này không chỉ tốn nhiều thời gian, công sức mà còn đòi hỏi cần nhiều nhân lực để thực hiện.

Đó là lý do vì sao kỷ nguyên 4.0 được mở ra và quá trình chuyển đổi số cũng được diễn ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đều có thể tận dụng để nâng cao quản lý bán hàng, cũng như trải nghiệm khách hàng hiệu quả hơn.

Trong số các phần mềm quản lý bán hàng trên thị trường hiện nay, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL mô hình OAO sẽ cung cấp đến doanh nghiệp một hệ sinh thái giải pháp đa dạng. Từ sản phẩm, đơn hàng, nhà cung cấp, tồn kho,… đều sẽ được quản lý trên một hệ thống duy nhất.

Đồng thời, đối với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, hoặc triển khai bán hàng đồng thời trên nhiều kênh (như website, app, Shopee, Lazada, Facebook,…). Khi sử dụng phần mềm GoSELL, doanh nghiệp có thể đồng bộ toàn bộ sản phẩm chỉ với một cú click chuột đơn giản.

Sau khi đồng bộ thành công, hệ thống sẽ tự động cập nhật tồn kho trên các kênh cùng một lúc để bạn kiểm soát chặt chẽ. Theo dõi được lượng tồn kho trên đa kênh, đảm bảo đủ số lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

Bạn có thể linh hoạt đặt giới hạn mức số lượng tối thiểu trong kho, khi sản phẩm có mức tồn kho đạt giới hạn thì hệ thống sẽ gửi thông báo đến bạn. Nhằm giúp bạn biết được hiện số lượng sản phẩm còn lại ở hiện tại, để lên kế hoạch nhập hàng mới hoặc xả kho phù hợp. 

Tránh trường hợp sản phẩm mà khách hàng cần đã hết trong thời gian khá lâu và họ chờ mãi vẫn chưa thấy bạn nhập hàng mới. Như vậy sẽ khiến trải nghiệm khách hàng bị gián đoạn, khả năng họ rời đi là rất cao. 

Trước những thay đổi trong phân phối hàng hóa lẫn cách thức bán hàng, hành vi mua sắm của khách hàng ít nhiều cũng đã thay đổi. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu các xu hướng mua hàng để việc tiếp cận khách hàng mục tiêu thuận lợi hơn.

Bên cạnh các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, khách hàng cũng rất quan tâm đến thời gian nhận hàng. Theo báo cáo của Công ty Ken Research: đa số người tiêu dùng Việt sẵn sàng trả thêm tiền cho dịch vụ chuyển phát nhanh, để họ có thể nhận được hàng trong vòng 2 giờ kể từ khi đặt hàng thành công.

Hiểu được nhu cầu đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử đã nhanh chóng đầu tư vào Quick Commerce (là mô hình thương mại điện tử nhanh với toàn bộ quá trình mua và giao hàng chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn). Một số sàn thương mại điện tử đã triển khai như TikiNow, Now Ship, GrabExpress,…

Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, dẫn đến khách hàng có xu hướng ít di chuyển hơn và nhiều kế hoạch bị trì hoãn. Lúc này mua sắm trực tuyến không chỉ là nhu cầu mà còn được xem là hoạt động giải trí tại nhà của họ.

Điều này dẫn đến khách hàng hiện nay không chỉ đơn giản là mua một sản phẩm, mà họ cũng dành sự chú ý đến những trải nghiệm mua sắm độc đáo thông qua các trò chơi như săn mã giảm, đố vui nhận voucher,… Xu hướng này được các ông lớn, điển hình là Shopee và Lazada chớp lấy tức thì.

Cụ thể là trong năm 2021, hai sàn thương mại điện tử đã tổ chức rất nhiều các hoạt động shoppertainment để thu hút khách hàng như: chương trình âm nhạc với sự góp mặt của những tên tuổi đình đám, tổ chức mini game trúng thưởng, kêu gọi share bài đăng nhận số may mắn,…

Hình thức mua sắm trên livestream được các chuyên gia đánh giá là đang ngày càng phát triển và sẽ trở thành một ngành công nghiệp với quy mô lớn. Bởi hình thức này thu hút một lượng người tham gia vô cùng lớn.

Livestream không chỉ giúp trải nghiệm mua sắm được nâng cao mà còn là không gian giúp doanh nghiệp và khách hàng dễ dàng tương tác, thấu hiểu nhau hơn. Đó là lý do vì sao livestream đã được áp dụng trên hầu hết các kênh phân phối (Facebook, Shopee, Lazada,…).

Trước những thay đổi trong hành vi mua sắm của khách hàng vừa nêu trên, nhằm giúp bạn kịp thời thích nghi và đáp ứng tốt nhất để thu hẹp khoảng cách với khách hàng mục tiêu. 

GoSELL cũng cung cấp đến bạn tính năng Vận chuyển đã tích hợp sẵn các đơn vị vận chuyển hàng đầu trong nước lẫn quốc tế. Và tính năng Livestream hỗ trợ bạn phát trực tiếp bằng app GoSELLER, hoặc tại trang chủ sàn thương mại điện tử GoMUA. 

Nhờ đó, quy trình lên đơn của khách hàng, xác nhận đơn, giao hàng trở nên nhanh chóng, chuyên nghiệp hơn. Tính năng dành cho mọi lĩnh vực ngành nghề, là cánh tay đắc lực giúp bạn gia tăng đơn hàng và cải thiện doanh số bán hàng đáng kể. Bạn có thể tham khảo chi tiết các tính năng tại đây.

Phân khúc khách hàng rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược bán hàng và marketing phù hợp. Mỗi phân khúc sẽ có đặc điểm, hành vi mua hàng tương ứng và có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Gồm có 6 phân khúc khách hàng chính yếu sau:

Các khách hàng thuộc phân khúc này là những người luôn tìm kiếm giá trị ở một sản phẩm mà họ muốn mua. Giá trị đó có thể là:

Đây là những vị khách khá kiên nhẫn, họ sẽ nghiên cứu kỹ về chất lượng sản phẩm, so sánh giá cả giữa các thương hiệu. Sau đó ra quyết định cuối cùng và chốt sản phẩm mà họ thực sự thấy tốt nhất.

Đây là phân khúc khách hàng được đánh giá là dễ tính trong việc lựa chọn sản phẩm. Tiêu chí của họ thực sự rất đơn giản, chỉ cần sản phẩm có thiết kế bao bì gọn gàng, tối giản, sử dụng dễ dàng thì sẽ nhanh chóng thu hút được chú ý của nhóm khách hàng này.

Khác với Value Seeker, thay vì quan tâm đến giá cả thì phân khúc khách hàng Convenience Seeker lại chú trọng vào sự tiện lợi mà sản phẩm mang lại cho họ. Thậm chí họ sẵn sàng trả thêm chi phí để có được một sản phẩm thật sự tốt và tiện lợi.

Tuy nhiên, dù đây là nhóm khách hàng dễ tính nhưng cơ hội bán được sản phẩm cho nhóm này lại không cao. Vì nhóm khách hàng này rất đề cao sự tiện lợi trong quá trình mua sắm, nên họ sẽ ưu tiên chọn các sản phẩm được trưng bày thuận mắt và dễ lấy.

Nhóm khách hàng Proactive Shopper chính là những vị khách luôn chủ động tìm kiếm thông tin của sản phẩm dựa theo nhu cầu, sở thích cá nhân. Tuy nhiên, nhu cầu mua hàng của họ lại không cao vì đa phần họ sẽ tập trung tìm kiếm, xem xét các sản phẩm nào có thể làm thỏa mãn sự tò mò của họ.

Đây là phân khúc khách hàng có nhiều thời gian rảnh và yêu thích dạo quanh các trung tâm thương mại mua sắm. Khi họ cảm thấy thích thú với sản phẩm bất kỳ, họ sẽ không đắn đo, cân nhắc đến các yếu tố như phân khúc Value Seeker, hay Simplicity Seeker mà quyết định mua ngay để trải nghiệm thử.

Vì có ngân sách chi tiêu cao, nên phân khúc khách hàng này rất chú trọng chất lượng sản phẩm trên tất cả các yếu tố khác. Họ thường bị thu hút bởi một đặc điểm độc quyền của sản phẩm mà không thể tìm thấy ở các thương hiệu khác.

Do đó, các sản phẩm thuộc đại trà sẽ rất khó lọt vào mắt xanh của nhóm khách hàng này.

Sử dụng CRM giúp bạn phân khúc khách hàng để thực hiện chiến lược kinh doanh thành công