Tổng quan về quản lý chất lượng trong doanh nghiệp
Triết lý về quản lý chất lượng được bắt đầu tại Mỹ vào những năm 50 của thế kỷ trước và được hoàn thiện, phát triển sáng tạo và áp dụng hiệu quả, thành công ở Nhật Bản. Cho đến nay quản lý chất lượng vẫn luôn là hoạt động quan trọng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Trong bài viết này, hãy cùng ATALINK tìm hiểu về quản lý chất lượng, định nghĩa, vai trò, các công cụ cũng như cách thức triển khai quản lý chất lượng hiệu quả cho doanh nghiệp.
1. Đôi nét về về quản lý chất lượng
1.1. Định nghĩa về chất lượng
Chất lượng có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoặc mục đích sử dụng. Chẳng hạn:
- Theo quan điểm của nhà sản xuất:
Chất lượng là sự đáp ứng và phù hợp của sản phẩm / dịch vụ với một tập hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn, chỉ tiêu thiết kế, quy cách được xác định trước.
- Chất lượng xuất phát từ sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm, để đáp ứng những nhu cầu phù hợp với công dụng của sản phẩm.
- Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2015
– Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng (điều khoản 3.6.2): Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một đối tượng đáp ứng các yêu cầu.
1.2. Định nghĩa và vai trò của Quality Management
Quản lý chất lượng (Quality Management) là sự phối hợp các hoạt động xác định chỉ tiêu, hoạch định, kiểm soát, nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng xác định với hiệu quả cao nhất.
Quản lý chất lượng đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ trong sản xuất mà còn được ứng dụng trong mọi lĩnh vực và mọi quy mô của các loại hình tổ chức.
Dưới đây là một số vai trò của Quality Management:
-
Đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng
-
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ không ngừng được cải tiến, đổi mới
-
Giảm các chi phí phát sinh do sai sót, sản phẩm lỗi
-
Tối ưu các nguồn lực sẵn có, tiết kiệm chi phí sản xuất
-
Đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng
-
Tăng độ trung thành của khách hàng, duy trì được nguồn khách hàng thường xuyên
-
Nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Ngoài ra, thực hiện quản lý chất lượng cũng có tác động tích cực đến ý thức của người lao động. Nó có thể truyền cảm hứng cho nhân viên tích cực phối hợp,thực hiện mục tiêu chung của tổ chức là nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.3. Chi phí của chất lượng (CoQ – Cost of Quality)
Chi phí của chất lượng (CoQ – Cos of Quality) là tất cả các chi phí mà nhà sản xuất phải chịu để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, được tính theo công thức sau:
CoQ = CoGQ + CoPQ
Trong đó:
- CoGQ (Cost of Good Quality) là
chi phí chất lượng tốt. Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp dùng để ngăn ngừa hoặc tránh các vấn đề không đảm bảo chất lượng bao gồm:
-
AC – Appraisal Cost: Chi phí thẩm định
-
PC – Prevention Cost: Chi phí dự phòng
-
- CoPQ (Cost of Poor Quality)
là chi phí chất lượng kém. Đây là chi phí liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ kém chất lượng tới tay khách hàng:
-
IFC – Internal Failure Costs: Chi phí tổn thất bên trong
-
EFC – External Failure Costs: Chi phí tổn thất bên ngoài
-
1.4. Hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống chất lượng (Quality management system – QMS) là một hệ thống bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng.
Hệ thống quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp điều phối và định hướng hoạt động của mình, đáp ứng được yêu cầu khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động trên một nền tảng liên tục.
2. Chỉ số trong quản lý chất lượng
Theo triết lý của Peter Drucker – “cha đẻ” của Quản trị Kinh doanh Hiện đại: “Cái gì không đo lường được thì không quản trị được. Cái gì không đo lường được thì cũng không cải tiến được”. Vì vậy việc xây dựng một bộ chỉ số rõ ràng và hoàn chỉnh là tiền đề cho các hoạt động không thể thiếu trong công tác triển khai quản lý chất lượng.
Các chỉ số đo lường giúp nhận định các vấn đề rõ ràng và cung cấp các bằng chứng để làm cơ sở thực hiện cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tùy thuộc vào mô hình sản xuất kinh doanh, mục tiêu, cách thức hoạt động,… mà mỗi doanh nghiệp có một bộ chỉ số đo lường trong quản lý chất lượng khác nhau. Dưới đây là một số chỉ số cơ bản mà doanh nghiệp có thể cân nhắc:
Liên quan đến sự vậtLiên quan đến hành động
Nguyên vật liệu
Thành phần
Tập hợp
Sản phẩm cuối cùng
Hệ thống
Cấu trúc phức tạp
Chức năng
Quy trình
Thủ tục
Dịch vụ
Hiệu suất
3. Công cụ hỗ trợ quản lý chất lượng
3.1. Công cụ quản lý chất lượng
7 công cụ quản lý chất lượng (hay còn gọi là 7 QC Tools) là bộ công cụ thống kê quản lý chất lượng nổi tiếng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với việc ứng dụng các công cụ này, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc nhận diện các vấn đề của mình, tìm ra chính xác các nguyên nhân, xác định được thứ tự ưu tiên cần giải quyết. Từ đó có thể để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn lực và đưa ra được quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề.
7 công cụ quản lý chất lượng bao gồm:
-
Sơ đồ nhân quả (Biểu đồ xương cá) – Cause and Effect Diagram
-
Phiếu kiểm tra – Checksheet
-
Biểu đồ kiểm soát – Control Chart
-
Biểu đồ phân bố (Đồ thị phân tán) – Histogram
-
Biểu đồ Pareto – Pareto Diagram
-
Biểu đồ phân tán – Scatter Diagram
-
Biểu đồ phân lớp – Stratification hoặc Lưu đồ – Flow Chart
3.2. Các phương pháp hỗ trợ quản lý chất lượng
Một số phương pháp cải tiến chất lượng cũng như hỗ trợ quản lý chất lượng hiệu quả:
- Chu trình PDCA (Plan – Do – Check – Act)
Là một kỹ thuật giải quyết vấn đề gồm 4 bước, được sử dụng để đảm bảo việc quản lý đạt được hiệu quả tối ưu.
Plan
Lập kế hoạch
Do
Triển khai
Check
Kiểm tra
Act
Điều chỉnh, tối ưu
- 6 sigma
Six Sigma (6 Sigma hay 6σ) là phương pháp sử dụng số liệu thống kê để phân tích nhằm tìm ra lỗi, xác định nguyên nhân và xử lý lỗi với mục tiêu thực hiện công việc mà không (hay gần như không) có lỗi sai. Mô hình cải tiến chất lượng trong 6 Sigma được thực hiện theo các bước DMAIC:
-
- Define – Xác định:
Xác định vấn đề và mục tiêu cải tiến chất lượng và nguồn lực thực hiện
- Measure – Đo lường:
Đánh giá được quá trình đang hoạt động ở mức mấy sigma
- Analyze – Phân tích:
Đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng để tìm cách cải tiến
- Improve – Cải tiến:
Thiết kế và triển khai các giải pháp cải tiến
- Control – Kiểm soát:
Duy trì, chuẩn hóa vào quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp
- Define – Xác định:
Tìm hiểu thêm về Phương pháp 6 sigma ở bài viết trước của Atalink.
- Kaizen
Đây là triết lý “cải tiến không ngừng” nổi tiếng của Nhật Bản, áp dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới. 7 bước Kaizen để triển khai cho quản lý chất lượng như sau:
-
Bước 1: Đánh giá thực trạng, xác định vấn đề và xây dựng mục tiêu
-
Bước 2: Xác định nguyên nhân chính mà vấn đề đang gặp phải
-
Bước 3: Xác định giải pháp khả thi nhất
-
Bước 4: Triển khai giải pháp
-
Bước 5: Phân tích kết quả sau khi thực hiện giải pháp
-
Bước 6: Rút kinh nghiệm, chuẩn hóa và tối ưu giải pháp
-
Bước 7: Lặp lại chu trình đã được chuẩn hóa
3.3. Hệ thống quản lý chất lượng
Hiện nay có rất nhiều hệ thống quản lý chất lượng được các doanh nghiệp áp dụng như:
3.3.1. ISO 9001
ISO 9001 được định nghĩa là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Các tổ chức sử dụng tiêu chuẩn để chứng minh khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ một cách nhất quán đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và quy định. Đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong bộ ISO 9000 và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ mà các tổ chức có thể chứng nhận.
Bộ tiêu chuẩn của ISO 9001 bao gồm các phiên bản sau:
- ISO 9001:1987:
Là phi
ên bản được ban hành đầu tiên bởi ISO về mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9001:1994:
Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật
- ISO 9001:2000
: Quản lý chất lượng – Các yêu cầu
- ISO 9001:2008
Quản lý chất lượng – Các yêu cầu
- ISO 9001:2015
: Quản lý chất lượng – Các yêu cầu. Đây là phiên bản mới nhất thay thế cho phiên bản hiện hành ISO 9001:2008
Sau hơn một năm tích cực xây dựng, triển khai và áp dụng, ngày 11/10/2019 ATALINK chính thức nhận Chứng chỉ ISO 9001:2015 cho Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system – QMS) từ TUV Rheinland Việt Nam.
Thông qua chứng nhận này, công ty ATALINK thể hiện cam kết mạnh mẽ với đối tác kinh doanh và khách hàng rằng: ATALINK không ngừng củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức, chuẩn hóa quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ, bảo đảm tuân thủ các chuẩn mực theo quy định của pháp luật và hơn hết là sự cam kết về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng.
3.3.2. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM – Total Quality Management)
Quản lý chất lượng toàn diện (TQM – Total Quality Management) là một phương thức quản lý chất lượng có tính chất đồng bộ và tính hệ thống dành cho một tổ chức sản xuất, kinh doanh trên những lĩnh vực khác nhau, trước hết là cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng toàn diện:
-
Chất lượng là số 1, luôn đảm bảo thỏa mãn yêu cầu của mọi khách hàng
-
Mỗi nhân sự trong doanh nghiệp phải thỏa mãn được khách hàng nội bộ của mình
-
Liên tục cải tiến công việc bằng áp dụng quy trình PDCA
-
Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để kiểm soát chất lượng và xác định tổn thất chất lượng
TQM là một phương pháp quản trị nhằm đáp ứng tốt hơn mọi nhu cầu của khách hàng. TQM giúp cho việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn dựa trên phương châm hành động như sau:
-
Ưu tiên số 1 là chất lượng
-
Tiếp đến là khách hàng
-
Thông tin được thể hiện cụ thể bằng sự kiện, dữ liệu
-
Ngăn ngừa sai sót tái diễn
-
Kiểm soát chặt chẽ ngay từ bước đầu
-
Tôn trọng nhân cách con người
Nhờ thực hiện nghiêm túc phương châm trên nên doanh nghiệp thu được những lợi ích sau:
-
Thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao dịch vụ khách hàng
-
Cắt giảm giảm chi phí, lãng phí trong sản xuất
-
Đem lại hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp hơn
-
Thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp gia tăng
-
Khách hàng của doanh nghiệp được thỏa mãn nhiều hơn
-
Đội ngũ lao động cam kết thực hiện đúng chính sách chất lượng của doanh nghiệp
-
Mở rộng các mối quan hệ quốc tế, liên doanh cho doanh nghiệp
-
Hoạt động quản lý thuận lợi hơn
4. Các bước thực hiện quản lý chất lượng tại doanh nghiệp
4.1. Lập kế hoạch quản lý chất lượng (QP – Quality Planning)
Lập kế hoạch chất lượng (QP – Quality Planning) là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp thực hiện, nguồn lực, thông số kỹ thuật và quy trình có thể đáp ứng các mục tiêu đã thiết lập.
Quality Planning cần xác định:
-
Các mục tiêu cần đạt được (ví dụ: đặc điểm hoặc thông số kỹ thuật, tính đồng nhất, hiệu quả, tính thẩm mỹ, thời gian chu kỳ, chi phí, tài nguyên thiên nhiên, sử dụng, năng suất, độ tin cậy, …)
-
Các bước trong các quy trình cấu thành quy trình hoặc thủ tục điều hành của tổ chức Phân bổ trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực trong các giai đoạn khác nhau của quy trình hoặc dự án
-
Các tiêu chuẩn, thông lệ, thủ tục và hướng dẫn được lập thành văn bản cụ thể sẽ được áp dụng
-
Các chương trình kiểm tra, thanh tra, kiểm tra, đánh giá phù hợp ở các giai đoạn phù hợp
-
Thủ tục dạng văn bản đối với các thay đổi và điều chỉnh đối với kế hoạch chất lượng khi quá trình được cải tiến
-
Phương pháp đo lường của việc đạt được các mục tiêu chất lượng
-
Các hành động khác cần thiết để đáp ứng các mục tiêu
4.2. Đảm bảo chất lượng (QA – Quality Assurance)
Đảm bảo chất lượng (QA – Quality Assurance): Bao gồm những hoạt động nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp các yêu cầu chất lượng đã đề ra sẽ được đáp ứng, đồng thời các nguy cơ, rủi ro về chất lượng được phòng ngừa không xảy ra.
QA còn bao gồm cả các hoạt động về xây dựng nguồn lực (nhân lực, trí lực, tài lực, vật lực) cho hoạt động chất lượng, truyền thông chất lượng, giải quyết kiếu nại,… để khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Các nhiệm vụ chính của QA bao gồm:
-
Xây dựng và triển khai tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho với từng sản phẩm, ngành nghề
-
Lên các chính sách và triển khai các chính sách đảm bảo chất lượng
-
Triển khai các hoạt động kiểm tra chất lượng định kỳ
-
Phối hợp cùng bộ phận kiểm soát chất lượng để giám sát quá trình kiểm định chất lượng có đúng với tiêu chuẩn đưa ra hay không
-
Tạo hồ sơ kiểm định chất lượng và báo cáo kiểm toán
-
Xây dựng tài liệu hướng dẫn vận hành
-
Tham gia đào tạo các tiêu chuẩn chất lượng cho các bộ phận liên quan
-
Giám sát các hoạt động sản xuất thực tế
-
Thảo luận và đưa ra điều chỉnh phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan
-
Đề xuất phương án cải tiến hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, dịch vụ
4.3. Kiểm soát chất lượng (QC – Quality Control)
Kiểm soát chất lượng (QC – Quality Control) là việc kiểm tra, kiểm soát và đánh giá sản phẩm / dịch vụ đã thực sự hoàn thiện hay chưa trước khi nó được đưa ra thị trường phục vụ khách hàng.
Công việc này thường được tiến hành xen kẽ cùng với quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng đầu ra và giảm thiểu các chi phí phát sinh.
Kiểm soát chất lượng bao gồm các yếu tố sau đây:
Con người
Được đào tạo
Có kỹ năng thực hiện
Có đủ thông tin về nhiệm vụ được giao
Có đủ tài liệu, hướng dẫn cần thiết
Có đủ điều kiện, phương tiện làm việc
Phương pháp và quy trình
Lập quy trình sản xuất
Hướng dẫn phương pháp thao tác, cách thức vận hành
Theo dõi và kiểm soát quá trình
Đầu vào
Nguồn cung cấp phải được lựa chọn
Dữ liệu mua hàng phải đầy đủ
Sản phẩm nhập vào phải được kiểm soát
Thiết bị
Phù hợp với yêu cầu sản xuất
Được kiểm tra, bảo dưỡng
Môi trường
Môi trường sản xuất (ánh sáng, nhiệt độ)
Đáp ứng an toàn lao động
4.4. Cải tiến chất lượng (QI – Quality Improvement)
Cải tiến chất lượng là những các hoạt động, quy trình được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp.
Có 2 phương pháp cải tiến chất lượng phổ biến là cải tiến từ từ và cải tiến nhảy vọt. Một số điểm khác biệt của 2 phương pháp này như sau:
Tiêu chíCải tiến từ từCải tiến nhảy vọt
Hiệu quả
Có tính chất dài hạn
Ngắn hạn, có tác động đột ngột
Tốc độ
Bước đi nhỏ
Bước đi lớn
Tiến độ
Liên tục và tăng dần
Gián đoạn và không tăng dần
Thay đổi
Từ từ, liên tục
Đột ngột, hay thay đổi
Cách tiến hành
Có tính hệ thống. Có sự tham gia của tập thể
Ý kiến của các nhân sự xuất sắc
Cách thức
Duy trì và cải tiến dần
Phá bỏ và xây dựng mới
Yêu cầu thực tế
Đầu tư ít và nỗ lực nhiều
Đầu tư nhiều và nỗ lực ít hơn
Hướng đầu tư
Con người
Công nghệ
Tiêu chuẩn đánh giá
Quá trình
Kết quả
Phù hợp
Nền kinh tế phát triển chậm
Nền công nghiệp phát triển nhanh
5. Lưu ý triển khai quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng phải được kết hợp giữa tầm nhìn của nhà lãnh đạo với sự đồng thuận tham gia của toàn bộ nhân viên các cấp. Điều này không chỉ đem đến lợi ích cho nội bộ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển mà còn giúp doanh nghiệp duy trì chăm sóc kết nối khách hàng tạo ra sự phát triển bền vững.
Nguyên tắc 1: Tập trung hướng vào khách hàng
Cần hiểu các nhu cầu hiện tại và sự mong đợi tương lai của khách hàng, để không những đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự kỳ vọng của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm / dịch vụ của một doanh nghiệp phải được xuất phát từ định hướng của khách hàng. Doanh nghiệp phải sản xuất, mang đến cái mà khách hàng cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có.
Nguyên tắc 2: Vai trò quan trọng của lãnh đạo
Đội ngũ lãnh đạo cần tạo ra được sự thống nhất giữa mục đích quản lý chất lượng và mục tiêu chung của doanh nghiệp. Lãnh đạo đảm bảo toàn bộ con người trong nội bộ trong doanh nghiệp đều cam kết để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: Sự thống nhất tham gia của mọi người
Quá trình quản lý và cải tiến chất lượng cần có sự tham gia đồng lòng của tất cả thành viên ở mọi cấp bậc trong doanh nghiệp. Nhân sự cần được đánh giá đúng về năng lực và trao quyền để làm việc hiệu quả hơn.
Nguyên tắc 4: Xây dựng quy trình khoa học
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, quản lý chất lượng cần được triển khai với một quy trình khoa học và rõ ràng. Tức là doanh nghiệp cần quản lý quy trình một các toàn diện từ khâu đầu vào, các công đoạn sản xuất đến đầu ra của một sản phẩm. Đảm bảo chất lượng nhất quán trong từng bước của quy trình, đáp ứng được các mục tiêu như dự kiến. Điều này cũng giúp tối ưu nguồn lực, giảm sự lãng phí.
Nguyên tắc 5: Không ngừng đổi mới, cải tiến
Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và không ngừng thay đổi theo xu hướng. Do vậy, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các hoạt động cải tiến để chất lượng của sản phẩm được đổi mới nâng cao từng ngày.
Nguyên tắc 6: Quyết định đưa ra dựa trên dữ liệu
Dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin của các nền tảng công nghệ hiện đại, các quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh chính xác và thực tế hơn
Nguyên tắc 7: Xây dựng mối quan hệ Win – Win với nhà cung ứng
Việc tạo lập và duy trì mối quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp giúp nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.
6. Tổng kết
Áp dụng quản lý chất lượng cho doanh nghiệp là việc làm cần thiết nhằm hướng đến một quy trình vận hành có hệ thống, nguồn lực được kiểm soát dễ dàng, tiết kiệm thời gian, chi phí. Và quan trọng nhất là gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời, dựa vào những chỉ số của quản lý chất lượng toàn diện, các nhà quản lý có thể điều chỉnh kịp thời doanh nghiệp khắc phục hậu quả và đưa ra những phương án cải tiến để phát triển toàn diện hơn.
Hy vọng rằng, cuốn sách đáp ứng đƣợc yêu cầu về cung cấp kiến thức, nội dung cơ bản và cách thức thức áp dụng quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp tham khảo.
Để quản lý chất lượng đạt hiệu quả, tiết kiệm sức lực, thời gian, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự hỗ trợ đắc lực của các giải pháp công nghệ.
ATALINK là giải pháp quản trị chuỗi cung ứng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. ATALINK giúp mỗi doanh nghiệp cũng như các ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam có cơ hội truy cập, thấu hiểu nhiều bức tranh đa chiều khác nhau về chuỗi cung ứng, liên quan mật thiết đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trải nghiệm ngay các tính năng của ATALINK tại đây: https://vietnam.atalink.com/