Tổng quan về Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị – 123docz.net
Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc,
106032 đến 107034 kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Phía Nam giáp huyện Phong Điềnvà A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Đông giáp Biển Đông.
Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào.
Quảng Trị có lợi thế về địa lý – kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung
điểm đất nước, ở vị trí quan trọng – điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính
của hành lang kinh tế Đông – Tây nối với Lào – Thái Lan – Mianmar qua cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà
Nẵng, Vũng Áng… Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác
kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại,
dịch vụ và du lịch.
Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt
và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như
Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc
– Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị
có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một
trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung
chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có
sân bay Phú Bài – Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng
(khoảng 150 km).
Những lợi thế về vị trí địa lý – kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang
tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu,
hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu
vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời
gian tới.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 (GSS2010) ước tính đạt
19.501,5 tỷ đồng, tăng 7,12% so với năm 2017 (Năm 2016 tăng 6,35%, Năm 2017
tăng 7,02%). Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính đạt 3.927,7
tỷ đồng, tăng 5,56%, đóng góp 1,14 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp – xây
dựng ước tính đạt 4.623 tỷ đồng, tăng 9,14%, đóng góp 2,13 điểm phần trăm; khu
vực dịch vụ ước tính đạt 10.186,6 tỷ đồng, tăng 6,77%, đóng góp 3,55 điểm phần
trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tính đạt 764,2 tỷ đồng, tăng 8,01%,
đóng góp 0,3 điểm phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,56%. Khu vực này năm 2018
cây lâu năm, chăn nuôi và thủy sản gặp một số khó khăn nên sản lượng tăng chậm;
tuy nhiên, cây hàng năm sản lượng lương thực có hạt đạt 28,98 vạn tấn, tăng
12,59% cao nhất từ trước đến nay; ngành lâm nghiệp sản lượng gỗ khai thác đạt 850
nghìn m3, tăng 22,10%.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,14%. Ngành công nghiệp tăng
9,88%, đóng góp 1,24% thấp hơn nhiều so với năm 2017; nguyên nhân chủ yếu là
do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp 8,10% (Năm 2017 tăng 15,50%).
Ngành xây dựng tăng 8,26%, đóng góp 0,88 điểm phần trăm (Năm 2017 tăng
6,80%); nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư thực hiện tăng khá. Tình hình đầu tư
trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn do tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt
chẽ của Chính phủ; nguồn vốn ngân sách tỉnh hạn hẹp, năng lực của doanh nghiệp
2.1.1.3. Đặc điểm vềdân cư, nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo
Dân sốlao động
Dựước dân số trung bình năm 2018 là 630.845 người, tăng 0,57% so với năm
2017; trong đó: nam 309.703 người, chiếm 49,09%, tăng 0,48%; nữ 321.142 người,
chiếm 50,81%, tăng 0,66%; thành thị 190.793 người, chiếm 30,24%, tăng 1,49%;
nông thôn 440.052 người, chiếm 69,76%, tăng 0,17%.
Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đượclãnh đạo tỉnh Quảng Trị quan tâm
chỉ đạo chặt chẽ, mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh
sản được tăng cường. Năm 2018 ước tỷ lệ sinh 17,72%, giảm 0,1% so với năm
2017; tỷ lệ chết 8%, giảm 0,04%; tỷ lệtăng tựnhiên dân số 9,72%, giảm 0,06%.
Tình hình việc làm
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 31/12/2018 là 348.750
người, giảm 0,28% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó: nam 177.180 người,
chiếm 50,80%, giảm 0,34%; nữ 171.570 người, chiếm 49,20%, giảm 0,21%. Lực
lượng lao động khu vực thành thị 97.415 người, chiếm 27,93%, giảm 0,18%; khu
vực nông thôn 251.335 người, chiếm 72,07%, giảm 0,31%.
Tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2018 ước tính 2,83%; tỷ lệ thất nghiệp trong độ
tuổi lao động 3,17% (Năm 2017 tỷ lệ này là 2,87% và 3,20%). Nhìn chung năm
2018, tỷ lệ thất nghiệp tuy còn cao nhưng có giảm so với năm 2017; nguyên nhân
chủ yếu là do các ngành kinh tếphát triển khá (GRDP tăng 7,12%), công tác đào tạo
nghềvà giới thiệu việc làm được quan tâm.
Công tác giáo dục đào tạo
Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định và có bước phát triển mới:
Cấp tiểu học có 57.334 học sinh, trong đó: số học sinh hoàn thành chương trình lớp
học là 56.394 em, chiếm 98,36%; số học sinh chưa hoàn thành chương trình là 758
em, chiếm 1,32%; 182 học sinh không đánh giá, xếp loại. Cấp trung học cơ sở có
2,58%, kém 0,08% (năm học trước tương ứng là: 22,38%, 37,42%, 36,40%, 3,14%,
0,11%). Trung học phổ thông có 22.631 học sinh, trong đó: giỏi 11,7%, khá
50,85%, trung bình 33,12%, yếu 3,97%, kém 0,37% (năm học trước tương ứng là:
11,79%, 50,04%, 33,9%, 4,04%, 0,22%).
Công tác phổ cập giáo dục tiếp tục được duy trì vững chắc với nhiều giải pháp
hiệu quả từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trường học. Kết quả có
10/10 huyện, thị xã, thành phố duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS
đạt mức độ1. Các huyện, thịxã, thành phố tiếp tục thực hiện phổ cập bậc trung học
theo Nghị quyết số 17/NQ-HĐND [11].
2.1.2. Tổng quan về Sởgiáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Bên cạnh hệ thống giáo dục công lập, Ngành GD&ĐT và các địa phương đã
huy động các nguồn lực xã hội đa dạng hóa các hình thức giáo dục và các loại hình
nhà trường, phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập. Toàn tỉnh hiện có 15
trường mầm non, 02 trường phổthông đa cấp và 02 trường trung cấp chuyên nghiệp
dân lập, tư thục. Loại hình trường/lớp mầm non độc lập, tư thục phát triển khá mạnh
ởvùng thuận lợi.
Về đội ngũ, so với ngày đầu tái lập tỉnh chỉ có 5.374 cán bộ, giáo viên thì đến
nay, toàn ngành hiện có 13.832 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Về chất lượng, tỷ lệgiáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao ở tất cảcác cấp học,
bậc học (Đạt chuẩn gần 100%, trên chuẩn 80,35%).
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được các cấp, cácngành
và các trường học quan tâm. Tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 280 trường đạt
chuẩn quốc gia (trong đó: mầm non 89 trường, chiếm 52,66%; tiểu học 120 trường,
chiếm 77,92%; trung học cơ sở 62 trường, tỷ lệ 47,69%; trung học phổ thông 9
trường, chiếm 29,03%)
Sở GD&ĐT Quảng Trị đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương Lao động hạng Ba (1995), Huân chương Lao động hạng Nhì(1999), Huân
chương Lao động hạng Nhất năm 2006. Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc
toàn quốc năm 2011 và 2013, Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu toàn
ngành năm 2012. Năm 2010, 2013, 2017 được UBND tỉnh tặng cờ thi đua đơn vị
dẫn đầu toàn tỉnh. Năm 2014 được Bộ GD&ĐT công nhận và tặng Cờ đạt chuẩn
phổ cập GDMN cho trẻem năm tuổi. Năm 2017 được BộGD&ĐT tặng Cờ thi đua
đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
Năm 2018 được BộGD&ĐT tặng Bằng khen có thành tích trong phong trào thi đua
“Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
Sự nghiệp giáo dục của tỉnh Quảng Trị (2010 – 2018) tiếp tục phát triển về
mạng lưới, quy mô trường lớp, đa dạng về các loại hình đào tạo; cơ sở vật chất và
đội ngũ giáo viên được tăng cường; chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến
vượt bậc so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, ngành giáo dục của tỉnh vẫn còn một số
hạn chế: Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn chưa đạt mục tiêu đề ra; năng lực, trách nhiệm
của một số giáo viên, cán bộ quản lý còn hạn chế; tình trạng dạy thêm, học thêm
không đúng quy định vẫn còn tồn tại; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng
dạy, học tập còn thiếu và lạc hậu; tỷ lệ trường mầm non, trường phổ thông đạt
chuẩn quốc gia thấp so với các tỉnh khu vực miền Trung.
2.1.2.2. Cơ cấu bộmáy tổ chức Sởgiáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị
Về tổ chức bộ máy, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Quảng Trị đang thực hiện
theo mô hình tại Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV [13] về việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và
Đào tạo. Sơ đồ bộmáy tổ chức của SởGiáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trịđược thể
hiện cụ thể tại hình 2.1.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân
tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Trách nhiệm cụ thể của Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạolà người giúp Giám đốc Sở phụtrách
một hoặc một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp
luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc
Sởđược Giám đốc Sởủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
SởGiáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý các trường, trung tâm, cơ sởgiáo dục
theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, bao gồm: trường trung học phổ
thông; trường phổthông có nhiều cấp học, trong đó có cấp học trung học phổthông;
trường phổ thông dân tộc nội trú Quảng Trị; trung tâm ngoại ngữ, tin học; trường,
cơ sở thực hành sư phạm và các cơ sởgiáo dục trực thuộc khác (nếu có) thuộc thẩm
quyền quản lý nhà nước của UBND tỉnh.
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý tại SởGiáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị
Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị
Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Văn phòng Sở
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng kế hoạch tài
chính
Phòng chính trịtư
tưởng
Phòng giáo dục mầm
non
Phòng thanh tra sở
Phòng giáo dục tiểu học
Phòng giáo dục trung học
Phòng GD chuyên nghiệp
–GD thường xuyên
Phòng khảo thí & kiểm
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc sở: Văn phòng, thanh tra, phòng tổ
chức cán bộ, phòng kế hoạch – tài chính, phòng chính trị, tư tưởng, phòng giáo dục
mầm non, phòng giáo dục tiểu học, phòng giáo dục trung học, phòng giáo dục
chuyên nghiệp – thường xuyên, phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.
Văn phòng Sở
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước về
GD&ĐT ở địa phương về một số lĩnh vực công tác chủ yếu được phân công: tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, tham mưu, tổng hợp, điều phối
hoạt động các phòng thuộc Sở theo chương trình, kế hoạch công tác của lãnh đạo
Sở, thực hiện công tác hành chính, quản trị, thi đua, khen thưởng, truyền thông và
công tác khác do lãnh đạo Sở phân công.
Phòng thanh tra Sở
Giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành,
giải quyết khiếu nại, tốcáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện và giúp Giám đốc thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về
công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra
tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ; có con dấu và tài
khoản riêng.
Phòng tổ chức cán bộ
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông tác tổ chức
bộ máy, công tác cán bộ; chế độ chính sách, đào tạo bồi dưỡng công chức, viên
chức, nhân viên của ngành GD&ĐT theo phân cấp; công tác bảo vệchính trị nội bộ;
tham gia công tác xây dựng đảng, các tổ chức, đoàn thể quần chúng trong ngành
GD&ĐT.
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng là đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân
sách tỉnh; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, tài
chính, kế toán, đất đai, tài sản công, các dựán và công tác thống kê toàn ngành giáo
dục.
Phòng chính trịtư tưởng
Phòng Chính trị, tư tưởng giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà
nước vềcông tác chính trị, tư tưởng trong ngành giáo dục theo chỉ đạo, hướng dẫn
của BộGD&ĐT và quy định của pháp luật; đồng thời giúp giám đốc thực hiện công
tác học sinh, sinh viên; hoạt động giáo dục thể chất ngoại khoá, phong trào thể dục
thể thao, văn hóa văn nghệ; hoạt động Đoàn, Hội, Đội và công tác y tế học đường,
vệsinh nước sạch trên địa bàn tỉnh.
Phòng giáo dục mầm non
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục mầm
non
Phòng giáo dục tiểu học
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềgiáo dục tiểu học.
Phòng giáo dục trung học
Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềgiáo
dục trung học (gồm cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổthông) và các trường
chuyên biệt (gồm trường chuyên và trường dân tộc nội trú cấp tỉnh).
Tham mưu cho Giám đốc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu
khoa học, ứng dụng khoa học.
Phòng giáo dục chuyên nghiệp –giáo dục thường xuyên
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các hoạt động
thuộc lĩnh vực giáo dục thường xuyên, bao gồm: công tác xoá mù chữ; chương trình
giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; chương trình tin
học ngoại ngữngoài nhà trường; giáo dục kỹnăng sống; bồi dưỡng nâng cao trình
độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng; các hình thức vừa học vừa làm, tự học có hướng
dẫn; hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, bồi dưỡng thường xuyên và xây
dựng xã hội học tập.
Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông tác khảo thí
và kiểm định chất lượng giáo dục trong phạm vi toàn tỉnh theo quy định của Bộ
GD&ĐT và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thực hiện các dịch vụ công về khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
thuộc phạm vi và trách nhiệm của Sở GD&ĐT.
2.1.2.3. Vị trí và chức năng
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Trị; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân