Tổng quan về Business Intelligence (BI)
BI là gì? BI đem lại lợi ích gì? Doanh nghiệp nào nên sử dụng BI? Làm thế nào để tìm được một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và triển khai BI uy tín. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
1. Business Intelligence là gì?
Kinh doanh thông minh hay trí tuệ doanh nghiệp (Business intelligence – BI) là thuật ngữ dùng để chỉ các công nghệ, ứng dụng và thực tiễn cho việc thu thập, tích hợp, phân tích và trình bày thông tin doanh nghiệp. BI là công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp truy cập các thông tin quan trọng của doanh nghiệp, phân tích và đưa ra quyết định nhanh chóng. BI tập hợp và xử lý toàn bộ các loại dữ liệu thô trong doanh nghiệp thành các biểu đồ, hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ tương tác, mang đến cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cái nhìn từ tổng thể về bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin chi tiết của tất cả các mảng nghiệp vụ trong doanh nghiệp.
BI bao gồm một loạt các công cụ, ứng dụng và phương thức cho phép các tổ chức thu thập thông tin từ các hệ thống nội bộ và nguồn bên ngoài; chuẩn bị sẵn sàng cho việc phân tích; phát triển và chạy các truy vấn đối với dữ liệu; tạo các báo cáo, bảng điều khiển (dashboard) và hình ảnh hóa dữ liệu để cung cấp kết quả phân tích cho những người sử dụng và những người ra quyết định.
2. Hệ thống của Business intelligence (BI) là gì?
Vấn đề cốt lõi trong hệ thống BI là kho dữ liệu (Data Warehouse) và khai phá dữ liệu (Data Mining) vì dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu tổng hợp (nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán và có tính lịch sử) đó chính là đặc trưng của kho dữ liệu. Đồng thời việc phân tích dữ liệu trong Business intelligence không phải là những phân tích đơn giản (Query, Filtering) mà là những kỹ thuật trong khai phá dữ liệu (Data Mining) dùng để phân loại (Classification) phân cụm (Clustering), hay dự đoán (Prediction). Vì vậy BI có mối quan hệ rất chặt chẽ với Data Warehouse và Data Mining.
Hệ thống BI có thể được xem là sự kết hợp của 3 thành phần chính như sau:
-
Data Warehouse (Kho dữ liệu): Chứa dữ liệu tổng hợp của doanh nghiệp.
-
Data Mining (Khai thác dữ liệu): Các kỹ thuật dùng để khai thác dữ liệu như phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), kết hợp (Association Rule), dự đoán (Prediction),…
-
Business Analyst (Phân tích kinh doanh): Quyết định chiến lược đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Các thành phần chính của BI?
Data Sources
-
Là cơ sở dữ liệu thô (thường là cơ sở dữ liệu quan hệ) đến từ nhiều nguồn khác nhau như các ứng dụng business như Human Resource Management (HRM), Customer Relationship Management (CRM), phần mềm bán hàng, website thương mại điện tử…
-
Có thể là bất cứ hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào như MySQL, Oracle, MSSQL, DB2, …
-
Thường được thiết kế theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ nhưng cũng có thể là dữ liệu lớn, dữ liệu phi quan hệ (như mạng xã hội, NoSQL).
Data Warehouse
-
Là cơ sở dữ liệu được thiết kế theo mô hình khác với CSDL OLTP thông thường (Online Transaction Processings – OLTP là thiết kế CSDL dành cho việc đọc ghi thường xuyên, lượng dữ liệu cho mỗi lần đọc ghi ít) và là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài của tổ chức.
-
Dữ liệu của DWH chỉ có thể đọc, không được sử dụng để ghi hay update bởi ứng dụng thông thường, nó chỉ được cập nhật/ghi bởi công cụ ETL (Extract Transform Load), công cụ chuyển đổi dữ liệu từ Data Sources vào Data Warehouse.
Integrating Server
-
Chịu trách nhiệm trung gian vận hành công cụ ETL để chuyển đổi dữ liệu từ Data Sources vào Data Warehouse.
Analysis Server
-
Chịu trách nhiệm thực thi các cube được thiết kế dựa trên các chiều dữ liệu và tri thức nghiệp vụ.
-
Cube chịu trách nhiệm nhận dữ liệu đầu vào từ DWH và thực thi theo nghiệp vụ định nghĩa sẵn để trả về kết quả.
Reporting Server
-
Thực thi các report với output nhận được từ Analysis Server.
-
Nơi quản trị tập trung các report trên nền web, các report này có thể được attach vào ứng dụng web, hay application.
Data Mining
-
Là quá trình trích xuất thông tin dữ liệu đã qua xử lý (phù hợp với yêu cầu riêng của doanh nghiệp) từ Data Warehouse rồi kết hợp với các thuật toán để đưa ra ( hoặc dự đoán ) các quyết định có lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Đây là một quá trình quan trọng trong BI, thông thường một doanh nghiệp muốn sử dụng giái pháp BI thường kèm theo về Data Mining.
Data Presentation
-
Tạo ra các báo cáo, biểu đồ từ quá trình data mining để phục vụ cho nhu cầu của người dùng cuối.
4. BI có lợi ích gì?
Các lợi ích tiềm năng của BI bao gồm tăng tốc và cải thiện việc ra quyết định, tối ưu các quy trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, mang lại doanh thu mới và có được nhiều lợi thế cạnh tranh về mặt kinh doanh hơn so với đối thủ. Các hệ thống BI có thể giúp các doanh nghiệp xác định được xu hướng thị trường và chỉ ra các vấn đề của kinh doanh cần quan tâm xử lý.
Có thể kể đến một số lợi ích thiết thực doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thông qua việc ứng dụng BI như:
-
Giúp các doanh nghiệp sử dụng thông tin một cách hiệu quả, chính xác để thích ứng với môi trường thay đổi liên tục và cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh.
-
Hỗ trợ nhà quản trị tối đa trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
-
Xác định được vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
-
Phân tích hành vi khách hàng.
-
Xác định mục đích và chiến lược Marketing.
-
Dự đoán tương lai của doanh nghiệp.
-
Xây dựng chiến lược kinh doanh.
-
Giữ chân được khách hàng cũ và dự đoán khách hàng tiềm năng.
-
Đáp ứng nhu cầu thu thập báo cáo của các bộ phận.
-
Cung cấp cái nhìn tổng thể toàn doanh nghiệp.
-
Hỗ trợ tối đa công tác điều hành, tiết kiệm thời gian và chi phí cho quản trị.
-
Góp phần thay đổi kỹ năng điều hành, phục vụ khách hàng tốt hơn.
-
Tạo lợi thế cạnh tranh, gia tăng cơ hội tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội kinh doanh.
-
Hỗ trợ người dùng nội bộ trong đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa khả năng cũng như quy trình hoạt động của tổ chức.
5. Các công nghệ hỗ trợ Business Intelligence (BI)?
-
Kho dữ liệu (Data warehousing)
-
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision support systems)
-
Công cụ khai thác và phân tích dữ liệu (Data mining and analytics tools)
-
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource Planning (ERP) systems)
-
Công nghệ truy vấn và lập báo cáo (Query and report writing technologies)
-
Quản lý quan hệ khách hàng (Customer relation management)
6. Business Intelligence (BI) dành cho ai?
Một số đối tượng sau là những người nhận được nhiều lợi ích nhất từ BI bao gồm:
-
Ban quản trị (Executives)
-
Người ra quyết định kinh doanh (Business Decision Makers)
-
Phân tích viên (Analysts)
-
Khách hàng (Customers)
7. Yếu tố chi phối sự thành công của một dự án BI?
Để triển khai thành công một dự án BI, một trong những điều kiện tiên quyết là đội ngũ dự án phải am hiểu rõ nghiệp vụ và các sản phẩm đầu ra cho dự án. Đội ngũ phát triển phải có kiến thức, kinh nghiệm về phương thức thiết kế, tổ chức dữ liệu cho Data Warehouse. Bên cạnh đó, đội ngũ phát triển cũng cần am hiểu các công cụ của BI để có thể thiết kế và xây dựng hệ thống nhanh chóng, dễ dùng và hiệu quả.
8. Làm thế nào để tìm được một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và triển khai BI uy tín?
Công ty chúng tôi, TA VI CO, luôn tự hào có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật nhiều kinh nghiệm với nền tảng kiến thức BI chuyên sâu và sự sáng tạo không ngừng sẽ là nơi cung cấp dịch vụ tư vấn và triển khai BI đến doanh nghiệp của bạn một cách hiệu quả nhất.
Một số lưu ý:
-
Các ứng dụng ERP nên được kết hợp với BI để đem lại giá trị sử dụng tốt nhất.
-
BI hỗ trợ hầu hết các doanh nghiệp thuộc tất cả các kích cỡ và lĩnh vực khác nhau.
-
Việc tích hợp với các hệ thống khác trong quá trình sử dụng của doanh nghiệp nên được cân nhắc kĩ lưỡng.
Hy vọng nội dung bài viết trên có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích về Business Intelligence.
(Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn)