Tổng quan ngành marketing dược – Định nghĩa, đặc điểm và mục tiêu
Thị trường dược phẩm Việt Nam ngoài các loại thuốc đặc trị đã có thêm rất nhiều các thực phẩm bổ trợ. Trong khi khách hàng ngày một khó tính hơn, quyền lực ngày càng lớn. Nhất là trong mảng thuốc không kê toa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nó luôn đòi hỏi việc truyền thông tiếp thị, xây dựng thương hiệu. Từ đó, tạo niềm tin khách hàng, lợi thế cạnh tranh đang được các doanh nghiệp Dược đầu tư, chú trọng.
Do đó, nhiều năm gần đây, Marketing đang trở thành một môn học mới. Được giảng dạy chính thức song song với những môn học chuyên ngành tại các trường đại học Dược trên cả nước. Tuy nhiên, các sinh viên đang áp dụng cứng nhắc các lý thuyết và bị đóng khung trong hệ tư tưởng nghiên cứu. Vậy đặc điểm của marketing dược có gì khác biệt?
Định nghĩa marketing dược?
Phần lớn các bạn đều biết Marketing dược là một quá trình tiếp thị ngành dược phẩm nhằm phục vụ cho việc xác định. Đồng thời đáp ứng nhu cầu điều trị của bác sĩ và bệnh nhân. Tuy nhiên nó vẫn duy trì lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp hay nhà sản xuất.
Đặc điểm marketing dược?
Nói dễ hiểu, đặc điểm của marketing dược không phải là hai miếng ghép hình chỉ gắn vào nhau là thành một thể thống nhất. Nếu bạn nắm vững thủ pháp Marketing mà thiếu hiểu biết về bệnh học, sức khỏe người tiêu dùng, thông tin thuốc thì không khác gì lang băm quảng cáo.
Đặc biệt, dược phẩm là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Thậm chí là đến tính mạng của người tiêu dùng. Vì vậy dù bạn là người mới hay dân chuyên thì điều cơ bản nhất là bạn cần hiểu kỹ về bệnh học liên quan và thành phần, công dụng của sản phẩm. Có thể bạn không cần là một dược sĩ giỏi. Nhưng ít nhất bạn phải hiểu rõ sản phẩm mình phụ trách.
Ngược lại, nếu Marketer Dược chỉ nắm vững tính khoa học, thông tin khô cứng của sản phẩm mà không biết cách tạo cảm xúc cho khách hàng thì chiến dịch Marketing cũng khó thành công.
Tóm lại, điểm cốt yếu đầu tiên khi muốn làm Marketing Dược đó là sự hài hòa giữa những mong muốn của marketing với đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra còn tính chính xác và quy định quảng cáo trong ngành Dược, tùy thuộc từng nhóm sản phẩm.
Để hiểu hơn về tính chính xác, thì marketer Dược phải tuân thủ đầy đủ yêu cầu 5 đúng (5R). Bao gồm đúng thuốc (Right drug), đúng liều lượng và số lượng (Right dose), đúng cách dùng và đường dùng (Right route), đúng bệnh nhân (Right patient), đúng thời điểm (Right time). Cùng với đó là chiến lược content khéo léo để đánh vào tâm lý khách hàng, tạo sự thu hút.
Mục tiêu của marketing dược là gì?
Mục tiêu của marketing Dược phẩm là quảng bá sản phẩm dược đến bác sĩ, bệnh nhân. Cũng như xây dựng hình ảnh và uy tín của nhà sản xuất dựa trên niềm tin vào hiệu quả và chất lượng thuốc cùng với phong cách hoạt động quảng bá chuyên nghiệp.
Cụ thể, đặc điểm của marketing dược hướng đến các mục tiêu sau:
-
Xây dựng nhận thức và nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất. Qua đó, khẳng định mình như một đối tác cung cấp giải pháp sức khỏe đáng tin cậy.
-
Giáo dục nhân viên y tế về các phương pháp điều trị hiện có và bệnh lý liên quan. Giáo dục cộng đồng bệnh nhân về tình trạng bệnh, các triệu chứng liên quan và các phương pháp điều trị hiện có.
-
Phổ biến thông tin quan trọng trong quá trình ra mắt thuốc hoặc giải pháp điều trị.
-
Tăng khả năng hiển thị trang web và hoàn thành các hành động chính trên website. Để từ đó tăng lợi tức đầu tư tiếp thị.
-
Tăng doanh số bán các sản phẩm dược để tối đa hóa lợi nhuận trên giá thành sản phẩm và đầu tư quảng cáo.
-
Tập trung vào việc hỗ trợ bệnh nhân trong suốt thời gian ra mắt sản phẩm.
Mục tiêu sức khỏe
Là nhà phát minh và phát triển các loại thuốc mới, ngành công nghiệp dược phẩm chắc chắn ảnh hưởng đến quá trình xác định bệnh tật. Ảnh hưởng này có thể tích cực, khi marketing ngành Dược được sử dụng để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh tật, thái độ và hành vi đúng đối với bệnh cũng như các biện pháp phòng ngừa.
Hoạt động này nhằm vào việc nâng cao sự nhận biết về loại bệnh lý và giải pháp điều trị, trước khi đưa sản phẩm vào thị trường.
Chúng bao gồm hiệu quả của thuốc, tác dụng phụ và chi phí thông qua các chiến dịch tiếp thị chiến lược. Các nỗ lực tập trung vào việc nâng cao nhận thức xung quanh và giáo dục về phương pháp điều trị mới để giúp bệnh nhân và nhân viên y tế đưa ra quyết định sáng suốt.
Việc hỗ trợ bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị là một hoạt động nhằm giữ chân bệnh nhân tuân thủ với phác đồ điều trị. Đặc biệt là với những bệnh mãn tính.
Cuối cùng, việc theo dõi báo cáo tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc sau khi tung sản phẩm cũng là một hoạt động bắt buộc của marketing Dược phẩm. Việc này nhằm bảo đảm sự an toàn cho bệnh nhân khi tham gia điều trị.
Mục tiêu kinh tế
Mục tiêu kinh tế cho marketing ngành Dược là một mục tiêu rất thử thách cho các nhà phát minh các sản phẩm mới. Các tập đoàn Dược phẩm phải cân đối giữa cho phí cao do nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chi phí sản phẩm, lợi nhuận hợp lý và chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Trong khi các tập đoàn phát minh sản phẩm mới phải đầu tư rất nhiều vào giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì chi phí điều trị vẫn là một thách thức trong ngành dược phẩm.
Ngân sách cần thiết trong giai đoạn trước khi phát triển, thử nghiệm lâm sàng và tiếp tục nghiên cứu sau phát triển có thể lên tới xấp xỉ 2,6 tỷ đô la cho một loại dược phẩm – và những loại thuốc này có tỷ lệ chấp thuận đưa vào thị trường dưới 12%.
Nếu không có bảo hiểm hoặc một hình thức hỗ trợ tài chính, giá sản phẩm có thể tương đối không thực tế đối với những người bình thường có thể mua được. Các nhà tiếp thị dược phẩm phải tập trung vào tiếp thị người trả tiền, nhắm mục tiêu vào các công ty bảo hiểm để vận động hành lang bảo hiểm cho một số phương pháp điều trị nhất định
Có thể thấy đặc điểm của marketing dược có những đặc thù riêng so với marketing của các ngành khác. Vậy nên các marketer dược cần phải tìm hiểu kỹ về ngành. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về marketing dược tại đây. Hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 0342.966.766 để được giải đáp.