Tổng quan kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn
Kỹ thuật nuôi tôm chi tiết từng bước cho người nuôi nhiều kinh nghiệm hoặc người mới bắt đầu đều áp dụng dễ dàng từng bước của kỹ thuật nuôi tôm nói chung và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng
Nghề nuôi tôm vẫn luôn là sự lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều người nhờ mức lợi nhuận lớn mà nó có thể đem lại và điều kiện tự nhiên phù hợp của nước ta. Tuy vậy, nuôi tôm từ lâu đã không còn dễ dàng như những năm đầu. Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chi phí sản xuất cao và yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục đặt ra những áp lực mới, đòi hỏi người nuôi tôm phải đầu tư cao hơn cả về tài chính và kiến thức khoa học công nghệ chú trọng vào kỹ thuật nuôi tôm . Những năm gần đây, dịch bệnh kết hợp thời tiết xấu đã gây nhiều thiệt hại cho nghề nuôi tôm. Nếu chúng ta không chịu thay đồi, điều chỉnh thì thiệt hại sẽ ngày một gia tăng.
Đối với cách nuôi truyền thống thường là sử dụng ao đất có diện tích lớn chỉ nuôi một giai đoạn nên vấn đề môi trường và dịch bệnh là không kiểm soát được tốt nên năng suất rất thấp từ khoảng đầu năm 2018 sự ra đời Ao ương di động giúp bà con lựa chọn được mô hình nuôi hai giai đoạn hiệu quả cao
– giai đoạn 30 ngày đầu của vụ nuôi cần được giám sát, chăm sóc tốt nhất,. Với diện tích nhỏ ao ương, ao vèo sẽ dễ dàng duy trì chất lượng nước và đỡ tốn kém rất nhiều so với thả thẳng tôm post vào ao nuôi thương phẩm diện tích lớn. Đây chính là bước rất quan trọng quyết định cho sự phát triển tốt của tôm mà ao đất chỉ nuôi một giai đoạn khó thực hiện được
– Chuẩn bị Bể nuôi nổi, sau khi ương tôm giai đoạn một lựa chọn được con giống khỏe mạnh sạch bệnh, sức đề kháng cao hơn thích nghi với môi trường lớn hơn thì ta sang tôm giống vào ao nuôi thương phẩm giai đoạn hai là bể nuôi nổi diện tích từ vừa đến lớn giúp người nuôi quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi, sức khỏe tôm phát hiện kịp thời nếu có dịch bệnh
I. CÁCH CHUẨN BỊ AO VÀ XỬ LÝ NƯỚC
1. Chuẩn bị ao:
Trước mỗi vụ nuôi, toàn bộ hệ thống cần được vệ sinh sạch sẽ, loại trừ mầm bệnh. Cụ thể như sau:
+ Tháo cạn nước ao, dùng máy bơm nước cao áp loại dùng để rửa xe máy xịt rửa bờ ao, nền đáy thật sạch. Lưu ý nên rửa ngay khi ao còn ướt. Phơi nắng từ 3 – 5 ngày.
+ Phun chlorine 50ppm các trang thiết bị trong ao, khu vực bờ lân cận. Rửa sạch và ngâm cách dụng cụ trong dung dịch chlorine 50ppm tối thiểu 30 phút, rồi phơi nắng.
+ Vệ sinh hệ thống siphon, đảm bảo các chất thải hữu cơ hoặc nước dơ không nằm trong đường ống, các chất này sẽ phân hủy, gây mùi hôi thôi và có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh.
2. Xử lý nước:
– Nước nguồn phục vụ nuôi tôm nên có trữ lượng đủ lớn, đảm bảo cho toàn vụ nuôi, xa nguồn ô nhiễm và tương đối sạch. Hàm lượng chất hữu cơ và chất lơ lửng thấp, hàm lượng NH3 -/NH4+ hoặc H2S không đáng kể. Độ mặn từ 5 – 35 ppt
– Bơm nước từ nguồn hoặc ao lắng qua túi vải lọc vào bể lọc cát để cấp cho ao xử lý cấp bù hoặc ao ương, ao nuôi. Lưu ý, nước dùng ao nào thì xử lý ao đó để tăng hiệu quả xử lý và giảm chi phí cho việc bơm qua lại.chỉ có ao cấp bù hay dùng để thay mới được xử lý tại ao cấp bù.
+ Để nước trong ao 2-3 ngày mới tiến hành diệt tạp bằng saponin, liều lượng tối thiểu là 50kg/ao. Tiếp theo, diệt khuẩn bằng Chlorine của Ấn Độ hoặc Nhật với liều lượng 25 – 30 kg Ca(ClO)2 70% cho mỗi 1000m3 nước cần xử lý tùy theo độ dơ của nước. Thời điểm diệt khuẩn là vào buổi chiều (15 – 16h) khi nhiệt độ nước thường đạt mức cao nhất. Độ pH của nước càng thấp, hiệu quả diệt khuẩn của Chlorine càng cao, cao nhất ở pH<7.5. Vì thế, không nên nâng pH của nước ao trước khi xử lý. Hòa Chlorine trong nước ngọt, khuấy đều cho tan hết, tạt đều khắp mặt ao. Chạy quạt nước để đảm bảo Chlorine phát tán tốt.
+ Chạy quạt mạnh liên tục trong 3 ngày để loại bỏ hết dư lượng Chlorine trong nước. Nếu trời ãm u có thể kéo dài thời gian thêm 1-2 ngày cho đến khi hết hẳn Chlorine.
+ Tiếp theo dùng Dolomite CaMg(CO3)2 để tạo độ kiềm tối thiểu là 100mg – 120mg. Chạy quạt để dolomite phát tán đều trong ao.
+ Tiến hành chà bạt toàn bộ bờ ao và đáy ao sau khi đã xử lý bằng dolomite để loại bỏ các chất lắng cạn hoặc không tan. Chạy quạt để gom chúng lại khu vực giữa ao rồi siphon ra để loại bỏ. Kiểm tra độ kiềm, độ mặn, pH và nhiệt độ. Nếu tất cả nằm trong khoản phù hợp thì có thể sử dụng cấp bù, thay, thả tôm
3. Gây màu nước:
– Màu nước là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của tảo cũng như sự sinh trưởng và tăng trưởng của tôm nuôi, gây ảnh hưởng ít nhiều đến các yếu tố như:
– Ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước, ổn định môi trường ao nuôi.
– Tạo điều kiện cho phiêu sinh vật phát triển tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, đồng thời có thể che bớt ánh sáng làm cho tảo độc dưới đáy chậm phát triển.
– Đặc biệt, nếu màu nước tốt sẽ tạo nguồn thức ăn có lợi cho tôm, giảm lượng thức ăn hữu cơ, giảm được mầm bệnh phát triển trong quá trình nuôi.
– Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng sự phát triển của phiêu sinh vật phù du giúp giảm các chất độc hại, giảm stress cho tôm.
Cách gây màu nước trong ao nuôi tôm
Qua thử nghiệm thực tế các vùng nuôi tôm tại Bạc Liêu chúng tôi đã tìm ra được 3 cách gây màu nước an toàn và hiệu quả nhất, cụ thể như sau:
• Cách 1: Gây màu nước bằng chất vô cơ
+ Bón phân hóa học cho ao nuôi như phân urê phosphate (N-P-K = 16: 2:0); urê (N2H4CO); N-P-K (46:0:0) hay super phosphate (N-P-K = 16:16:16). Trong đó, urê phosphate được bà con sử dụng nhiều nhất với lượng bón từ 40 – 50 kg/ha (bón trong 20 – 25 ngày).
+ Cách bón phân: Hòa tan phân với nước theo liều lượng quy định của nhà sản xuất rồi tạt đều quanh ao.
+ Khi gây màu nước thành công, tảo phát triển tốt, độ trong đạt mức từ 30 – 40 cm thì có thể tiến hành thả giống được.
• Cách 2: Gây màu nước bằng cám gạo, phân xanh và bột đậu nành
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại phân hữu cơ như phân xanh, bột đậu nành và cám gạo có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các loại tảo có lợi. Bà con tiến hành rải khắp ao với liều lượng 25 – 50 kg/ha/ngày sẽ kích thích tảo phát triển sau 4 – 5 ngày.
Bà con lưu ý: không nên sử dụng phân chuồng, phân gà để gây màu nước, vì các loại phân này rất dễ mang theo những mầm bệnh nguy hiểm.
• Cách 3: Gây màu nước bằng chế phẩm sinh học
Gây màu nước bằng các chế phẩm sinh học trên thị trường
Bên cạnh đó, việc điều tiết lượng thức ăn cho tôm phù hợp, tránh dư thừa, tích tụ nơi đáy ao, tạo điêu kiện cho vi khuẩn có hại và tảo độc sinh trưởng phát triển mạnh khó gây màu nước. Sử dụng sàng vuông hoặc tròn để cho tôm ăn. Trong trường hợp tảo độc phát triển quá mức kết hợp với nồng độ khí độc trong ao nuôi tăng cao, bà con sử dụng chế phẩm vi sinh để giảm tảo và nồng độ khí độc, ổn định màu nước cho ao nuôi tôm.
II. CÁCH CHỌN GIỐNG VÀ THẢ GIỐNG
1. Cách chọn giống tôm thẻ chân trắng chất lượng tốt:
a. Chọn bằng cảm quan qua các đặc điểm như:
– Đầu nhỏ, đuôi mập, tỉ lệ giữa bề rộng của bụng với bề rộng của ruột xấp xỉ 4:1
– Tôm khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, thích bơi ngược dòng, tôm không dị hình, ruột và dạ dày no, cơ thể có màu sắc tươi sáng.
– Tôm không nhiễm bệnh, cơ thể nguyên vẹn.
Chú ý khi chọn giống tôm thẻ chân trắng nên tránh:
– Tôm giống có cơ thể không cân đối: đầu to, ngực nở, đuôi quắt.
– Con giống có ruột màu đen, lưng cong.
– Hoạt động chậm chạp.
b. Sốc: sốc formol 70 – 100 ppm, thời gian 30 phút, hoặc sốc độ mặn bằng cách giảm đột ngột độ mặn xuống 50%, nếu tỉ lệ chết < 10% là đạt yêu cầu.
c. Chọn qua xét nghiệm: để phát hiện, loại bỏ mẫu tôm yếu, nhiễm virus đốm trắng, đầu vàng, MBV…
2. Cách thả tôm:
– Trước khi thả một đêm nên mở mạnh máy quạt nước làm tăng hàm lượng oxy ao nuôi.
– tạt C để giảm stress và sốc cho tôm
– Tôm thẻ chân trắng khi bắt giống về có thể thả vào thùng lớn, sau đó múc một ít nước dưới ao cho vào thùng, để khoảng 40 đến 60 phút cho tôm quen dần với môi trường ao nuôi. Khi tôm hồi sức khuấy tạo dòng nước trong thùng, tôm yếu tập trung giữa thùng ta tiến hành siphon để loại bỏ tôm yếu ra ngoài, còn lại tôm khoẻ bơi ngược dòng nước thả từ từ xuống ao.
– Thả tôm vào buổi sáng sớm
–Chú ý: Khi thả tôm nên thả đầu gió, thả vào sáng sớm trời mát, giảm stress cho tôm, tỉ lệ sống cao.
III. CHĂM SÓC, QUẢN LÝ
1. Thức ăn và cách cho ăn
Giai đoạn từ ngày 1 đến ngày thứ 14 cho tôm ăn thức ăn 40-45% đạm:
–Từ ngày thứ 1 – 7: Cho tôm ăn 1kg thức ăn cho 10.000 con tôm/ngày, cho ăn 2 bữa/ngày (bữa sáng và bữa tối).
– Từ ngày thứ 8 – 14:. Giai đoạn này nên bổ sung vi sinh vật có lợi cho ao nuôi tôm đồng thời duy trì nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.
Giai đoạn từ 15 đến 30 ngày sau khi thả tôm:
– Giai đoạn này tăng lên 3 bữa/ngày, thường xuyên kiểm tra khả năng bắt mồi của tôm bằng nhá nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. bắt đầu chuyển tôm sang ao nuôi thông thường thì 30 ngày tôm đạt cỡ 600-800con/kg.
Giai đoạn từ ngày thứ 30 đến khi thu hoạch:
– Giai đoạn này cho tôm ăn thức ăn có độ đạm 30%-35%, cho ăn 3 bữa/ngày, hoặc có thể điều chỉnh tăng bữa tuỳ thuộc nhu cầu của tôm. Giai đoạn này nên sử dụng thức ăn bổ sung , cho ăn tất cả các bữa trong ngày kích thích tôm bắt mồi, mau lớn. Đồng thời có thể cho tôm ăn thêm men đường ruột giúp nong to đường ruột, kích thích tiêu hoá, thúc đẩy sự tăng trưởng của tôm (nên sử dụng đến khi thu hoạch).
– Chú ý trong quá trình nuôi nên cho ăn kết hợp với sản phẩm chứa vitamin C theo tỷ lệ 3-5 g/kg thức ăn, sản phẩm chuyên dùng cho gan để bảo vệ gan tôm, phòng các bệnh về gan, làm tăng tỉ lệ sống, sản phẩm chứa khoáng 3-5 g/kg thức ăn giúp tôm thẻ chân trắng tạo vỏ nhanh, mau lớn, tỉ lệ sống cao.
Cách điều chỉnh thức ăn trong quá trình nuôi tôm:
Kỹ thuật điều chỉnh thức ăn:
– Nếu tôm thẻ chân trắng ăn hết thức ăn trong 2 ngày liền thì tăng lượng thức ăn lên 10-20 %.
– Nếu tôm không sử dụng hết thức ăn, hoặc trong trường hợp thay bằng thức ăn khác nên kiểm tra ruột tôm, phân tôm, giảm thức ăn từ 30-50%.
– Khi tôm chưa lột vỏ định kỳ 10-15 ngày nên ngừng cho tôm ăn để tôm ăn thức ăn rơi vãi dưới đáy hồ. Do đó sẽ giảm lượng thức ăn thừa dưới đáy hồ, cải thiện được chất lượng nước. Đặc biệt trong giai đoạn 30-80 ngày tuổi.
– Trong trường hợp trời nắng đẹp, tảo phát triển mạnh, thức ăn tự nhiên phong phú kiểm tra ruột tôm thấy có nhiều thức ăn tự nhiên. Hoặc trong những trường hợp thấy các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột: xuất hiện khí amonia tăng lên đột ngột nên ngừng cho ăn từ 1-2 ngày, kết hợp với cho thức ăn vào nhá để kiểm tra hoạt động bắt mồi của tôm điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.
– Thường xuyên quan sát ao tôm, nếu thấy tôm quá mập nên ngừng cho ăn một vài bữa hoặc giảm lượng thức ăn còn 70-80% để tôm có hình thể đẹp.
– Giai đoạn tôm từ 1-40 ngày nên dùng thức ăn có hàm lượng prôtein cao 40-50%. Từ ngày 41 trở đi đến lúc bắt bán thì cho ăn thức ăn có hàm lượng protein 30-35%.
– Sau khi thả tôm được 30 ngày nên tiến hành bắt tôm để kiểm tra trọng lượng tôm, so sánh trọng lượng tôm với trọng lượng trong bảng hướng dẫn cho ăn, sau đó định kỳ 10 ngày kiểm tra trọng lượng tôm 1 lần và tiến hành điều chỉnh thức ăn theo bảng hướng dẫn.
– Khi thấy tôm không đồng đều chứng tỏ tôm thiếu thức ăn nên bổ sung thêm thức ăn cho tôm.
IV. Quản lý môi trường ao nuôi
Bảng 6: Các yếu tố môi trường phù hợp để thả tôm thẻ chân trắng
Bảng 7: Các yếu tố môi trường phù hợp trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng
Độ pH: ngoài độ pH ở mức nói trên thì pH trong ao nuôi còn phải đảm bảo độ dao động pH trong ngày không quá 0,5-1 ví dụ như pH buổi sáng 7,8 thì pH buổi chiều lúc 13 giờ không quá 8,8 nhằm điều chỉnh lượng oxy trong ao nuôi và kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật có hại trong ao nuôi tôm. Đồng thời cân bằng hệ đệm cacbonate trong ao.
Cách xử lý khi pH trong ao nuôi cao:
– Khi pH trong ao nuôi tăng cao: Nếu pH trong ao không quá cao ta có thể sử dụng chế phẩm sinh học chứa các vi sinh vật có lợi nhằm tăng cường tốc độ phân huỷ hợp chất hữu cơ trong ao nuôi.
– Nếu pH trong ao nuôi quá cao thì biện pháp xử lý bằng sản phẩm chứa vi sinh vật có lợi không hiệu quả mà ta có thể sử dụng đường cát 3-10 kg/hecta hoặc rỉ mật 3-5 kg/hecta.
– Nếu pH trong ao quá cao do mật độ tảo trong ao dày, chứa nhiều tảo độc ta có thể thay nước hoặc cắt tảo bằng các chế phẩm vi sinh
Khi độ pH thấp: Sử dụng vôi tôi (canxi hydroxyt) để tăng pH ao nuôi với tỷ lệ 10 kg/hecta, mang hoà với nước rồi tạt khắp hồ.
Độ kiềm (alkalinity): Các biện pháp xử lý khi độ kiềm chưa phù hợp:Độ kiềm phù hợp để thả tôm là 80 ppm trở lên. Nếu độ kiềm thấp có thể sử dụng khoáng tăng kiềm. Định kỳ sử dụng 7 ngày một lần sẽ cải thiện độ kiềm trong ao nuôi. Biện pháp này có thể thực hiện vào lúc sáng sớm.
Các biện pháp giảm hàm lượng khí độc trong ao nuôi tôm:
– Dùng chế phẩm sinh học loại chế phẩm sinh học dạng bột gồm nhiều vi sinh vật có lợi như: Bacillus sp, Nitrosomonas sp, Nitrobacter sp,Pedioccus sp giúp phân huỷ chất thải và chuyển hoá amonia, nitrit sang trạng thái Nitrate. Ngoài ra Bacillus subtilis vannamei còn chứa enzyme giúp phân huỷ chất thải, do đó giảm lượng bùn đáy hồ.
– Trong trường hợp có thể thay nước nên tiến hành thay nước 20-30% lượng nước ao, nên sử dụng nước đã qua ao lắng nhằm hạn chế lượng chất hưũ cơ lơ lửng vào ao. Giảm lượng thức ăn cho tôm ăn xuống 10-20 %.
– Tăng cường mở máy quạt nước nhằm tăng hàm lượng oxy trong ao tăng quá trình phân huỷ hiếu khí, giảm khí độc.
– Quản lý tốt pH trong ao không để pH tăng quá cao làm tăng hàm lượng khí amonia. Trong trường hợp ao có nhiều tảo đáy phải tiến hành vớt hết rong đáy nhằm hạn chế lượng hợp chất thối rữa dưới đáy hồ.
Biện pháp xử lý lượng nitrit:
– Nếu có điều kiện nên thay nước 20-30% lượng nước trong ao nuôi, nên sử dụng lượng nước đã qua ao lắng để cho vào ao.
– Sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ 7 ngày sử dụng 1 lần trong suốt quá trình nuôi.
– Giảm lượng thức ăn xuống 10-20% nhằm hạn chế thức ăn thừa, hạn chế khí độc.
– Mở máy quạt nước nhằm tăng hàm lượng oxy trong nước tăng quá trình phân huỷ hiếu khí amonia thành nitrit, nitrate. Hàm lượng oxy nên duy trì lớn hơn 5 ml, độ kiềm nên duy trì lớn hơn 80 mg/lít.
Các biện pháp quản lý tảo:
– Trường hợp rêu hạt sinh sản nhiều nên thay nước ở tầng mặt lúc ban ngày do có tảo nổi trên mặt nước hoặc vớt ra, không nên sử dụng hoá chất vì tảo sẽ chìm xuống đáy hồ và thối rữa đồng thời sẽ bám vào mang tôm là nguyên nhân gây bệnh cho tôm.
– Trường hợp rêu đuôi chồn quá nhiều cũng phải thay nước hay lấy dung dịch xử lý nước loại có thể xử lý tảo đuôi chồn đến khi nào màu nước sáng lên..
1. Nhóm tảo xanh
– Nếu pH trong hồ cao do tảo hạt như Ocystis thì cho thay nước bề mặt lúc buổi trưa giống trường hợp tảo màu xanh tím.- Trong trường hợp cần thiết phải xử lý bằng hoá chất,
2. Nhóm tảo nâu (Diatom)
Nếu gặp Nitric tỷ lệ nhiều làm cho độ pH trong nước cao và bám vào mang tôm thì có thể thay nước hoặc dùng vôi lò 10 kg/ha hoà với nước và tạt sau 12 giờ đêm để không ảnh hưởng do pH quá nhiều. Quan sát màu nước, nếu màu nước sậm có thể xử lý lần nữa cách một ngày
3. Nhóm Dinoflagellate ( Tảo Phát Sáng)
Nếu gặp nhóm tảo loại này mà không thể thay nước được thì có thể dùng thuốc diệt khuẩn
Sau khi xử lý nhóm tảo này nhất thiết phải sử dụng dung dịch xử lý nước để huỷ chất độc của Amoniac.
4. Động vật phù du (Zooplankton)
Trường hợp Cilyatl giai đoạn tăng số lượng trong thời gian rất ngắn, khi hết thức ăn sẽ tự chết làm cho nước có màu nếu có mật độ dày..Cách xử lý nhóm Protozoa gặp nhiều ở nền đáy có nhiều chất hữu cơ, do đó sẽ xử lý bằng vi sinh tiêu huỷ chất thải, để không còn tồn đọng chất thải ở nền hồ hay đặt máy đánh nước ở vị trí phù hợp để tập trung bùn trong nền hồ vào giữa, làm cho nền hồ sạch và đề phòng vấn đề tôm bẩn bùn. Phần xử lý vấn đề Zoothamnium bám thân tôm có thể bằng cách thay nước để thúc cho tôm lột và xử lý bằng vi sinh thường xuyên không để chất thải tồn đọng dưới đáy hồ. Nếu có Zoothamnium nhớt bám nhiều, có thể xử lý bằng thuốc diệt Zoothamnium nhớt vào lúc buổi sáng và mở máy đánh nước mạnh. Khi quan sát thấy tôm có hiện tượng tốt lên, có thể xử lý lại lần nữa để cho chất vi khuẩn còn rơi rớt hết đi.
V. Cách đề phòng và điều trị bệnh
Trong giai đoạn đầu, có thể quan sát từ các bộ phận sau:
– Vỏ thân: Tôm mới bệnh hay đang bệnh, vỏ thân tôm có màu sậm hay xám hơn bình thường, không bóng đẹp, có vết mòn, giòn hay có chất lạ đóng vẩy từng mảng bám vào vỏ hay toàn thân tôm.
– Đuôi: Khi tôm yếu, đuôi tôm rủ xuống, không xoè như tôm bình thường. Nếu bóp nhẹ ở góc đuôi tôm, đuôi sẽ xoè ra một chút.
– Ruột: Tôm mới bệnh sẽ ăn ít đi, khi bệnh nặng thì tôm bỏ ăn. Quan sát ruột tôm bệnh sẽ thấy rỗng hoặc không có thức ăn.
– Mang: Khi quan sát thấy màu mang tôm khác thường, màu mang đổi thành các màu như: màu vàng, màu cam, màu nâu, màu đỏ, màu đen, hơi giòn bẻ thối rữa ngoài ra có trạng thái phù nước.
– Chân bơi, chân bò và đuôi: cần quan sát xem có vết rách, xước mòn hoặc có mảng bẩn bám tại các bộ phận đó hay không.
– Gan và lách: có thể nhìn xuyên qua thân vỏ tôm hay mở phần vỏ đầu ra quan sát màu sắc và kích thước của gan và lách có khác thường hay không. Gan và lách của tôm bệnh sẽ teo nhỏ, có màu sậm hoặc xám hơn bình thường.
VI. THU HOẠCH:
Sau khoảng 03 tháng nuôi, tôm thẻ chân trắng đạt cỡ thương phẩm 60 – 80 con/kg thì tiến hành thu hoạch.
Có thể thu tỉa hoặc thu toàn phần
Ðang ta?i…
GỌI NGAY – 1800 6071 – 0973 99 88 29 (zalo)
TƯ VẤN MIỄN PHÍ HỒ NỔI: NUÔI TÔM, CÁ, LƯƠN, ỐC, CHỨA NƯỚC..
CÔNG TY TNHH AQUA MINA
Địa chỉ: 685 QL 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, Tp.HCM
Hotline: 1800 6071
Email: [email protected]