Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về phương pháp xác định người nghèo, hộ nghèo

  1. Quan niệm về nghèo đói trên thế giới

Sự nghèo đói[1], theo từ điển wikipedia, được hiểu là sự thiếu thốn các nguồn lực vật chất như thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, và các điều kiện sống nói chung, nhưng đồng thời cũng là sự thiếu thốn các nguồn lực hữu hình như việc tiếp cận giáo dục, việc làm có giá trị, sự tôn trọng của người khác. Vấn đề nghèo đói nói chung được xem là rất đa dạng, tuy nhiên, thường được xem xét ở phương diện nghèo đói về tiền.

Báo cáo “Phát triển con người” năm 1997, UNDP đã đề cập đến khái niệm nghèo đói về năng lực khi đề cập đến các yếu tố nguồn lực của cá nhân hoặc của hộ gia đình (bao gồm cả nguồn lực vật chất: tài chính, các công cụ phục vụ sản xuất và phi vật chất: các quan hệ xã hội/vốn xã hội, vốn con người,…). Theo quan niệm này, một cá nhân hay một hộ gia đình được xác định là nghèo khi họ thiếu các cơ hội tiếp cận các nguồn lực đảm bảo cho cá nhân hoặc hộ gia đình có được một cuộc sống cơ bản nhất “có thể chấp nhận được”.

Báo cáo “Đánh giá về tiến bộ của phụ nữ – évaluation des progrès des femmes” (1996) đã khái quát hoá quá trình chuyển biến về nhận thức đối với vấn đề nghèo đói theo sơ đồ hình chóp như sau:

Hình 1. Sơ đồ hình chóp quan niệm về nghèo đói

 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 

 

 
 
 

 

 
 
 

 

 
 
 

 

 
 
 

 

 
 

1. 

Tiêu dùng cá nhân

2. Tiêu dùng cá nhân + 

Hưởng và sở hữu các nguồn lực

 

3.     Tiêu dùng cá nhân + Hưởng và sở hữu các nguồn lực + Tiếp cận các dịch vụ do Nhà nước cung cấp

4. Tiêu dùng cá nhân + Hưởng và sở hữu các nguồn lực + Tiếp cận các dịch vụ do Nhà nước cung cấp + Việc làm

5.   Tiêu dùng cá nhân + Hưởng và sở hữu các nguồn lực+ Tiếp cận các dịch vụ do Nhà nước cung cấp + Việc làm + Nhân cách

6. Tiêu dùng cá nhân + Hưởng và sở hữu các nguồn lực+ Tiếp cận các dịch vụ do Nhà nước cung cấp      + Việc làm + Nhân cách + Quyền tự chủ

7. Tiêu dùng cá nhân + Hưởng và sở hữu các nguồn lực+ Tiếp cận các dịch vụ do Nhà nước cung cấp + Việc làm + Nhân cách + Quyền tự chủ + Giải trí

Theo sơ đồ trên, đánh giá về nghèo đói đã có chuyển biến theo xu hướng tăng dần các yếu tố phản ánh về nhu cầu cần thiết của mỗi cá nhân để có thể tồn tại và thích ứng với đời sống xã hội trong xu thế phát triển kinh tế – xã hội chung của mỗi quốc gia. Ban đầu, người nghèo được xác định theo một tiêu chí đơn giản là những người có khó khăn về kinh tế, không đủ khả năng về tài chính để chi cho sinh hoạt tối thiểu của cá nhân. Dần dần, tương ứng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội chung, vấn đề nghèo đói đã được nhìn nhận, đánh giá bao quát hơn đến mọi mặt của đời sống, tức là xem xét tổng hợp các yếu tố: tiêu dùng cá nhân, tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ xã hội, việc làm, khả năng tự khẳng định của cá nhân (nhân cách) và các nhu cầu văn hoá tinh thần. Cụ thể:

– Tiêu dùng cá nhân: Được thể hiện thông qua thu nhập và chi tiêu của mỗi cá nhân hoặc của hộ gia đình.

– Hưởng và sở hữu các nguồn lực: Nguồn lực ở đây được hiểu gồm nguồn lực kinh tế (vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất) và nguồn lực phi kinh tế (vốn con người, vốn xã hội). Nguồn lực này là cần thiết cho mỗi cá nhân/hộ gia đình để có thể tồn tại.

– Tiếp cận các dịch vụ do Nhà nước cung cấp: Mỗi cá nhân có cơ hội, khả năng tiếp cận được các dịch vụ xã hội công cơ bản như giáo dục, y tế, …

– Việc làm: Mỗi cá nhân có được cơ hội có việc làm tạo thu nhập để có thể ổn định cuộc sống, hoà nhập xã hội.

– Nhân cách: Mỗi cá nhân có quyền và cơ hội khẳng định vị trí, vai trò, nhân cách của mình trong xã hội.

– Quyền tự chủ: Mỗi cá nhân có quyền tự do, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội.

– Giải trí: Mỗi cá nhân có quyền nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tham gia các sinh hoạt xã hội, … phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội.

  1. Phương pháp xác định người nghèo/hộ nghèo tại các nước đang phát triển

    [2]

Trong bối cảnh nghèo đói diễn ra phổ biến và việc xác định ai là người nghèo thực sự có thể được xem là một thách thức lớn đối với mọi quốc gia trên thế giới. Báo cáo “Les critères et les processus d’identification des pauvres en tant que bénéficiaires de programmes dans les pays en développement” của nhóm các tác giả Florence Morestin, Patricia Grant & Valéry Ridde- Trường Đại học Tổng hợp Montréal, Canada, 2009, đã đề cập đến quy trình xác định người nghèo/hộ nghèo bao gồm: (i) Quy trình xác lập các tiêu chí xác định người nghèo/hộ nghèo; và (ii) Xác định các tiêu chí được sử dụng xác định người nghèo/hộ nghèo;

  • Quy trình xác lập các tiêu chí xác định người nghèo/hộ nghèo

Quy trình xác lập các tiêu chí xác định hộ nghèo bao gồm:

– Quy trình hành chính: Đây là quy trình được thực hiện trực tiếp bởi các các cơ quan/đơn vị (có thể là Chính phủ hoặc một Bộ/ngành hoặc cũng có thể là một tổ chức phi chính phủ) quản lý các chương trình dành cho người nghèo. Các cơ quan/đơn vị quản lý nghiên cứu xác lập bộ tiêu chí đánh giá xác định người nghèo/hộ nghèo. Ví dụ, tại Ấn Độ, các tiêu chí xác định hộ nghèo được một nhóm chuyên gia xây dựng và đề xuất Chính phủ ban hành.

– Quy trình cộng đồng: Một số quốc gia sử dụng quy trình xác lập các tiêu chí xác định hộ nghèo có sự tham gia của cộng đồng. Vì vậy các tiêu chí xác định hộ nghèo được xây dựng trong quá trình tham vấn ý kiến của người dân. Ví dụ, để xây dựng các tiêu chí xác định hộ nghèo, người ta đã tổ chức các cuộc thảo luận với nhóm người dân (tại Bangladesh), hoặc thực hiện nhiều phương pháp khác nhau như thảo luận nhóm người dân, phỏng vấn sâu, điều tra hộ gia đình,.v.v. (tại Tanzania).

– Quy trình tổng hợp: Đây là quy trình xác lập các tiêu chí xác định người nghèo có sự kết hợp giữa quy trình hành chính và quy trình cộng đồng.

  • Xác định các tiêu chí được sử dụng để xác định người nghèo/hộ nghèo

Theo xu hướng phát triển chung trên thế giới, vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững ngày càng được các quốc gia chú trọng quan tâm. Đặc biệt, vấn đề nghèo đói không chỉ được nhìn nhận ở khía cạnh nghèo đói về tiền (chủ yếu quan tâm đến thu nhập và chi tiêu) như trước kia nữa, mà giờ đây nghèo đói được nhìn nhận theo nghĩa rộng hơn, theo nhiều chiều cạnh khác nhau liên quan đến cuộc sống con người như: điều kiện sống, an ninh lương thực, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, sở hữu tài sản và công cụ sản xuất, tình trạng phát triển kinh tế – xã hội,… Xuất phát từ quan điểm nhìn nhận vấn đề nghèo đói theo khía cạnh nghèo đói đa chiều, các quốc gia đang phát triển đã sử dụng 261 tiêu chí đánh giá xác định hộ nghèo, được phân chia thành 11 nhóm chỉ tiêu đo lường. Cụ thể:

Bảng 1. Tiêu chí đánh giá nghèo đói

TT

Phân nhóm chỉ tiêu

Các tiêu chí đánh giá

1
Sở hữu tài sản và phương tiện sản xuất
Chủ yếu xem xét đến tài sản và phương tiện sản xuất có giá trị lâu bền như: Tài sản sinh hoạt (đệm, quạt máy, tivi, đài, phương tiện vận chuyển,…); Đất đai (hình thức sở hữu, diện tích, mục đích sử dụng, loại đất,…); Phương tiện sản xuất (thiết bị máy móc, gia súc, gia cầm,….).

2
Thành phần gia đình
Gồm các tiêu chí liên quan đến số lượng thành viên của hộ; số lượng người sống phụ thuộc; chủ hộ (tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn,…).

3
Thu nhập
Các tiêu chí liên quan đến việc xác định: Khoản thu nhập của cá nhân hoặc của hộ gia đình được nhận hàng ngày/hàng tháng/hàng năm; lực lượng lao động của hộ,…

4
Điều kiện nhà ở
Các tiêu chí liên quan đến: Tình trạng sở hữu nhà ở của hộ gia đình; chất lượng nhà ở (vật liệu xây dựng, tường, nền, mái); diện tích sử dụng,…

5
Nghề nghiệp
Gồm các tiêu chí về: tình trạng việc làm, thu nhập từ việc làm,… của các thành viên trong gia đình. Ví dụ, tại Mexico thực hiện kiểm tra số ngày làm việc trong tuần trước đó của từng thành viên của hộ có tham gia hoạt động kinh tế[3].

6
An ninh lương thực
Tình trạng nghèo đói của hộ gia đình được đánh giá trên cơ sở đo lường: tình trạng dinh dưỡng của các thành viên, tần suất bữa ăn trong ngày, thành phần và chất lượng bữa ăn, chế độ ăn uống,…

7
Tình trạng sức khỏe
Có thể bao gồm : Tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe; Tình trạng ốm đau, bệnh tật của các thành viên trong hộ gia đình; Tình trạng khuyết tật, tàn tật (về thể chất và tinh thần) ảnh hưởng đến khả năng lao động của các thành viên trong hộ gia đình,…

8
Giáo dục
Gồm các tiêu chí về: Trình độ văn hóa, trình độ đào tạo của chủ hộ và các thành viên của hộ; Số trẻ em bỏ học,…

9
Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và tín dụng
Các tiêu chí thuộc nhóm này liên quan đến việc đánh giá: Tình trạng sử dụng các dịch vụ về điện, nước sạch, vệ sinh tại hộ gia đình; Khả năng vay tín dụng của hộ, khả năng gửi tiền tiết kiệm,… của hộ gia đình.

10
Chi tiêu
Đánh giá trên cơ sở tỷ lệ % chi tiêu của hộ cho dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, mua sắm tài sản,… trong tổng chi của hộ. Ví dụ, tại Sri Lanka, các hộ nghèo là những hộ có phần chi tiêu cho ăn uống của hộ chiếm trên 50% trong tổng chi của hộ[4]

11
Thể hiện bề ngoài về thể chất và quần áo
Thể hiện bề ngoài về thể chất và quần áo có thể được dễ dàng quan sát trực tiếp trên người. Tuy nhiên, cũng có thể đánh giá theo tiêu chí về số lượng quần áo, giày dép và trang sức của mỗi cá nhân.

 

Bảng 2. Các tiêu chí được sử dụng để xác định người nghèo/hộ nghèo tại tiểu vùng Sahara Châu Phi[5]

Chiều cạnh nghèo đói

Các tiêu chí đánh giá

Quốc gia áp dụng

1. Sở hữu tài sản và phương tiện sản xuất
Không có tài sản sở hữu
CHDC Công-gô

Không sở hữu bất kỳ tài sản có giá trị lớn nào
Malawi

Số lượng radio thuộc sở hữu
Ouganda

Sở hữu 1 điện thoại di động

Số lượng gà thuộc sở hữu

Số lượng cuốc thuộc sở hữu

Không có cuốc
Tanzanie

Không có đất, hoặc có rất ít đất

Không có bò để dùng cho sản xuất nông nghiệp
Éthiopie

Cách thức vận chuyển
Kenya

2. Thành phần gia đình
Góa vợ/chồng, không có sự hỗ trợ nào
Cộng hoà dân chủ Công-gô

Góa vợ/chồng, không có thu nhập

Người cao tuổi sống cô đơn

Trẻ em mồ côi không có người hỗ trợ

Phụ nữ đơn thân không có con
Tanzanie

Sống phụ thuộc vào gia đình

Hộ gia đình không có người nào trong độ tuổi 19 – 64 đang làm việc.

Hộ gia đình có 1 thành viên trong độ tuổi 19 – 64 và có hơn 3 người sống phụ thuộc.
Malawi

Số người sống phụ thuộc trên tổng số thành viên của hộ gđ.
Kenya

Số lượng đàn ông trưởng thành trong hộ gia đình
Ouganda

Người trên 60 tuổi
Mozambique

3. Thu nhập
Thu nhập hàng tháng thấp hơn 32 000 MT
Mozambique

Thu nhập hàng tháng thấp hơn 105 birr
Éthiopie

Thu nhập hàng tháng thấp hơn 400 Z$
Zimbabwe

Sống nhờ vào khoản tiền đi ăn xin
Tanzanie

4. Điều kiện nhà ở
Tường nhà có nhiều lỗ thủng
Tanzanie

Không có nhà ở

Số lượng phòng so với tổng số người trong hộ gia đình
Ouganda

5. Tình trạng nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Kenya

Không có việc làm từ 2 năm trở lên
Mozambique

6. An ninh lương thực
Chỉ có 1 bữa ăn trong ngày
Malawi

Người có các dấu hiệu suy dinh dưỡng
CHDC Công-gô

Hộ gia đình có 1 phụ nữ mang thai hoặc có nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng
Mozambique

7. Tình trạng sức khỏe
Bị mắc bệnh mãn tính
CHDC Công-gô

Có 1 người bị khuyết tật, tàn tật về thể chất hay tâm thần

Có nhiều người tàn tật và cao tuổi
Tanzanie

Có nhiều người có vấn đề về sức khỏe tâm thần

Là người tàn tật trên 18 tuổi không có khả năng lao động
Mozambique

8. Giáo dục
Số lượng người trưởng thành trong hộ không biết đọc
Ouganda

Số lượng phụ nữ trong hộ biết đọc và biết viết

Trình độ học vấn của chủ hộ
Ouganda và Éthiopie

9. Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và tín dụng
Nguồn năng lượng chiếu sáng (đèn dầu/ga hoặc điện)
Ouganda

Nhiên liệu được sử dụng nấu ăn

Hộ gia đình có một tài khoản tiết kiệm

Chủ hộ đã từng được nhận một khoản vay tín dụng

10. Chi tiêu
Không có khả năng mua các loại thức ăn cơ bản
Malawi

11. Thể hiện bề ngoài về thể chất và qua cách ăn mặc
Phong cách ăn mặc và đầu tóc
Kenya

Chủ hộ gia đình có giầy để đi lại
Ouganda

Hai vợ chồng cùng có giầy để đi lại

Sở hữu giầy da

Số lượng những đôi giầy cũ

 

  1. Phương pháp xác định hộ rất nghèo thuộc chương trình hỗ trợ tín dụng vi mô

    [6]

Tín dụng vi mô thể hiện là một cơ chế mang tính kinh tế và có hiệu quả để đấu tranh chống đói nghèo trên thế giới, chính vì vậy, việc xác định đúng đối tượng được hưởng lợi là rất quan trọng. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về tín dụng vi mô được tổ chức tại Abidjan, Côte d’Ivoire – Pháp năm 2000, tác giả Anton Simanowitz[7] đã đề cập đến vấn đề “Làm thế nào để loại bỏ những rào cản trong việc xác định các hộ gia đình nghèo nhất”. Tác giả này đã đưa ra 2 phương pháp xác định nghèo đói cho phép xác định một cách có hiệu quả những hộ rất nghèo. Đó là :

  • Thứ nhất, xác định hộ nghèo bằng cách sử dụng chỉ số về Nhà ở của CASHPOR (CASHPOR Housing Index – CHI) và Phương pháp xác định hộ nghèo bằng cách sử dụng bảng xếp hạng, bao gồm các chỉ số về sự giàu có (Participatory Wealth Ranking – PWR). Cả hai phương pháp trên đều căn cứ trên các thông tin sẵn có, thu thập các dữ liệu tối thiểu cần thiết để phục vụ cho quá trình đánh giá và khuyến khích những cá nhân/hộ gia đình rất nghèo cùng tham gia vào quá trình đánh giá. Để kiểm chứng kết quả xác định hộ nghèo theo phương pháp CHI và PWR, người ta sử dụng một công cụ khác được gọi là “danh mục các chỉ số kiểm chứng” để đánh giá lại tình trạng của những hộ được xác định là hộ nghèo theo 2 phương pháp trên và từ đó phân loại được nhóm hộ gia đình rất nghèo. Danh mục chỉ số kiểm chứng này được thiết lập dựa trên sự hiểu biết về nghèo đói ở cấp địa phương. Mỗi chỉ số được gán với một mức điểm và như vậy cần xác định một ngưỡng điểm chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo có thể được tính toán trên cơ sở tổng số điểm hoặc số lượng các chỉ số đạt được của hộ gia đình.
    • Xác định hộ nghèo bằng cách sử dụng chỉ số về nhà ở của CASHPOR

Chỉ số về nhà ở (CHI) được phát triển bởi tổ chức tín dụng vi mô CASHPOR để cho phép các thành viên của mình đạt được đồng thời 2 mục tiêu là tăng trưởng và tăng cường các dịch vụ cung cấp cho các hộ gia đình nghèo. Chỉ số này có thể sẽ rất hiệu quả trong việc đánh giá tình trạng nghèo đói của cá nhân/hộ gia đình khi có mối quan hệ giữa nghèo đói và điều kiện nhà ở. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nghèo đói và điều kiện nhà ở không phải là mối quan hệ phố biến, nó phụ thuộc rất nhiều vào từng bối cảnh cụ thể.

Chỉ số về nhà ở cũng có thể thay đổi theo các tiêu chuẩn về nhà ở tại mỗi địa phương. Khi chỉ số về nhà ở (CHI) thích ứng với điều kiện ở địa phương, bao gồm cả các chỉ số khác không gắn với nhà ở và có thể dễ dàng nhìn thấy được từ bên ngoài thì chỉ số CHI này có thể được áp dụng trong một phạm vi lớn hơn.

Phương pháp này được thực hiện theo 3 giai đoạn như sau : (1) Xác định các khu vực có tỷ lệ nghèo cao; (2) Sử dụng yếu tố nhà ở của hộ gia đình như là một chỉ số proxy để loại trừ các hộ gia đình không có biểu hiện của nghèo đói; (3) Tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình còn lại, hoặc đánh giá tài sản thực của hộ để xác định các tài sản của hộ theo các tiêu chí đề ra.

Khi sử dụng phương pháp này, cần xác định các chỉ số liên quan đến điều kiện nhà ở và điểm số cho mỗi chỉ số liên quan để tính điểm cho hộ gia đình. Ngưỡng điểm chuẩn để phân loại hộ: (1) Từ 3 điểm trở xuống: Hộ chắc chắn rất nghèo. (2) Từ 4 đến 6 điểm: Hộ nghèo. (3) Trên 6 điểm: Hộ chắc chắn không nghèo.

Như vậy, tổng số điểm của hộ gia đình sẽ được so sánh với ngưỡng điểm chuẩn đã xác định để phân loại hộ. Có thể áp dụng 2 mức chuẩn để phân biệt loại hộ: (1) Phân biệt giữa hộ nghèo và hộ không nghèo; (2) Trong số những hộ được xác định là hộ nghèo, tiếp tục phân loại giữa hộ rất nghèo và hộ tương đối nghèo. Trường hợp khi so sánh tổng điểm mà hộ gia đình có với ngưỡng điểm chuẩn mà không chắc chắn phân loại hộ được, hộ gia đình đó có thể được đánh giá tiếp qua thu nhập của hộ.

Bảng 3. Chỉ số nhà ở của CASHPOR này đã được sử dụng trong xác định hộ nghèo tại Trung Quốc và khu vực miền Nam Ấn Độ[8]

Chỉ số nhà ở của CASHPOR

Áp dụng tính ở khu vực miền Nam Ấn Độ

Áp dụng tại Trung Quốc

Loại
Điểm
Loại
Điểm
Loại
Điểm

Diện tích nhà ở

 

Diện tích nhà ở

 

Diện tích nhà ở

 

Nhỏ
0
Nhỏ < 20 m

0
Nhỏ
0

Trung bình
2
Trung bình 20-29 m

2
Trung bình
2

Lớn
6
Lớn > 29 m

4
Lớn
4

Xây d

ựng

 
 
 

Xây d

ựng

 

Hư nát
0
 
 
Hư nát
0

Bình thường
2
 
 
Bình thường
2

Tốt, kiên cố
6
 
 
Tốt, kiên cố
6

Chất lượng tường

 

Độ cao và vật liệu

 

Chất lượng tường

 

Nghèo nàn
0
< 1,2 m, bùn
0
Nghèo nàn
0

Trung bình
2
> 1,2 m, bùn
2
Trung bình
2

Tốt
6
> 1,5 m
6
Tốt
6

Chất lượng vật liệu lợp mái

 

Chất lượng vật liệu lợp mái

 

Chất lượng vật liệu lợp mái

 

Gốc rạ, lá
0
Gốc rạ, lá
0
Không có mái/bùn
0

Tấm sắt
2
Tấm sắt
2
Đá (một phần)
2

Mái nhà kiên cố
6
Ngói hoặc vật liệu có chất lượng tốt khác
6
Xi măng / bê tông
6

Chỉ số về nhà ở là công cụ mạnh và có hiệu quả kinh tế cao trong việc xác định hộ nghèo, đặc biệt đối với trường hợp có mối quan hệ giữa nghèo đói và nhà ở. Tuy nhiên, công cụ này sẽ không giúp phân loại được chính xác hộ nghèo khi người nghèo đã được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ nhà ở.

  • Xác định hộ nghèo bằng cách sử dụng bảng xếp hạng (PWR)

Phương pháp xác định hộ nghèo bằng cách sử dụng bảng xếp hạng (PWR) sử dụng những hiểu biết của người dân và tiêu chuẩn của địa phương để đánh giá tình trạng nghèo đói. Phương pháp này được thực hiện theo 3 phần: (i) vẽ bản đồ; (ii) xác lập nhóm đối chứng; và (iii) phân tích. Cụ thể theo từng bước như sau:

  • Vẽ bản đồ
  • Tổ chức một cuộc họp tại cộng đồng (xã/thôn) với đầy đủ đại diện của các thành phần trong cộng đồng (chính quyền, hộ gia đình).
  • Vẽ bản đồ của cộng đồng (xã/thôn).
  • Viết tên (chủ hộ hoặc thành viên của hộ) của tất cả các hộ gia đình trong cộng đồng (xã/thôn) vào một thẻ/mảnh giấy.
  • Sắp xếp các thẻ hộ gia đình ứng vào vị trí trên bản đồ để làm cơ sở phân chia nhóm đối chứng.
    • Xác lập nhóm đối chứng
  • Các thành viên tham gia cuộc họp được chia thành 3 – 5 nhóm. Mỗi nhóm có khoảng 3 – 5 thành viên, tùy theo số lượng thành viên tham dự cuộc họp.
  • Từng nhóm tiến hành bình xét để phân loại tạm thời toàn bộ các hộ gia đình trong cộng đồng theo 5 nhóm hộ : nhóm hộ nghèo nhất, nhóm hộ nghèo, nhóm hộ cận nghèo, nhóm hộ trung bình và nhóm hộ không nghèo. Trong quá trình bình xét phân loại này có thể có nhiều quan niệm khác nhau về giàu, nghèo.
  • Trong trường hợp có những sai sót (khoảng trên 10%) hoặc thiếu thông tin phục vụ đánh giá đối với hộ gia đình thì có thể tiếp tục tiến hành đánh giá bổ sung.
  • Từng nhóm tổng hợp kết quả phân loại hộ gia đình theo 5 nhóm hộ gia đình (hộ nghèo nhất, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ trung bình, hộ không nghèo)
    • Phân tích
  • Tính điểm cho hộ gia đình được tính theo công thức [100/tổng số nhóm hộ * nhóm hộ] và như vậy, nhóm hộ nghèo nhất luôn luôn có số điểm là 100. Ví dụ : các hộ gia đình được phân chia thành 5 nhóm. Điểm số của mỗi nhóm được tính như sau :
    • Nhóm hộ nghèo nhất (nhóm 5): 100 / 5 * 5 = 100.
    • Nhóm hộ nghèo (nhóm 4): 100 / 5 * 4 = 80.
    • Nhóm hộ cận nghèo (nhóm 3) : 100 / 5 * 3 = 60.
    • Nhóm hộ trung bình (nhóm 2) : 100 / 5 * 2 = 40.
    • Nhóm hộ không nghèo (nhóm 1): 100 / 5 * 1 = 20.

Điểm số cuối cùng của mỗi hộ gia đình là điểm số trung bình của các nhóm họp bình xét.

Ví dụ: Một hộ gia đình được 3 nhóm họp bình xét cho 3 mức điểm khác nhau là 100, 80 và 60. Như vậy, điểm cuối cùng của hộ đó là: [(100 + 80 + 60) : 3] = 80

  • Căn cứ vào điểm số cuối cùng của từng hộ gia đình, các thành viên tham gia cuộc họp tổng hợp phân loại chính thức các hộ gia đình theo 5 nhóm: (i) Nhóm hộ nghèo nhất; (ii) Nhóm hộ nghèo; (iii) Nhóm hộ cận nghèo; (iv) Nhóm hộ trung bình; (v) Nhóm hộ không nghèo.

Tóm lại, phương pháp PWR là một phương pháp đơn giản, cung cấp kết quả một cách minh bạch. Phương pháp này có khả năng giúp so sánh trong một khu vực có các điều kiện tương đối giống nhau và các tiêu chí đánh giá cũng tương đối đồng nhất. Phương pháp này về ứng dụng thực hành là phức tạp hơn so với lý thuyết, đòi hỏi những người áp dụng phương pháp này phải có năng lực đánh giá nhất định và có tính nhạy cảm. Việc xếp hạng phân loại hộ gia đình được căn cứ theo quan điểm chủ quan của các thành viên trong cộng đồng về các tiêu chí xếp hạng nghèo hay không nghèo. Việc phân loại hộ gia đình có thể được thực hiện bởi các thành viên trong cộng đồng và họ có thể tự do lựa chọn các tiêu chí đánh giá theo quan điểm của mình.

  • Công cụ xác định hộ rất nghèo

     

    (danh mục các chỉ số kiểm chứng)

Việc lựa chọn danh mục các chỉ số kiểm chứng tình trạng nghèo đói của các hộ gia đình phụ thuộc nhiều vào quan niệm, cách nhìn nhận về nghèo đói của từng địa phương. Đồng thời, việc xác định những đặc trưng chủ yếu riêng của địa phương trong mọi trường hợp đều có thể đo lường được qua các chỉ tiêu gián tiếp đơn giản. Các chỉ tiêu này có thể được phân thành 4 lĩnh vực chính như sau :

  • Các chỉ tiêu về thu nhập và chi tiêu

Để đo lường mức độ nghèo đói về kinh tế, phần lớn các quốc gia/tổ chức hỗ trợ người nghèo đều xây dựng bộ câu hỏi đối với các hộ gia đình liên quan đến các khoản thu nhập và chi tiêu thực tế của hộ, hoặc liên quan đến các nguồn thu nhập của hộ. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về thu nhập và chi tiêu không phải là những chỉ tiêu đánh giá đáng tin cậy bởi phần trả lời của các hộ gia đình không bao giờ là chính xác, có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với thực tế của hộ. Nói chung, phương pháp đo lường thu nhập gián tiếp sẽ đáng tin cậy hơn so với việc đưa ra những câu hỏi trực tiếp về thu nhập.

  • Các chỉ tiêu về điều kiện kinh tế

Tình trạng kinh tế phản ánh rõ nét nhất tình trạng nghèo đói của hộ gia đình. Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá phù hợp sẽ cho phép đo lường được chính xác và có hiệu quả tình trạng nghèo đói của hộ. Hơn nữa, do không thể đo lường được chính xác về thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình bằng phương pháp đo lường trực tiếp, nhiều quốc gia / tổ chức hỗ trợ người nghèo đã sử dụng các phương pháp đo lường gián tiếp để đánh giá mức thu nhập của hộ.

Phương pháp đo lường gián tiếp được thực hiện thông qua việc đánh giá tài sản của hộ như: (i). Tài sản sinh hoạt : nhà ở, đồ gỗ, tủ lạnh, vô tuyến,…; (ii). Tài sản sản xuất: đất đai, các trang thiết bị sản xuất có giá trị; Tuy nhiên, cũng có một vài quốc gia đã sử dụng các tiêu chí đo lường nghèo đói rộng hơn thông qua đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của hộ gia đình.

  • Các chỉ tiêu về xã hội

Các dữ liệu phản ánh tình trạng nghèo đói không chỉ giới hạn ở tình trạng kinh tế mà còn thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội. Các tiêu chí được sử dụng có thể gồm các thông tin về chủ hộ và thành viên của hộ gia đình : giới tính, tuổi, tình trạng hộ nhân, trình độ văn hóa, trình độ đào tạo, tình trạng làm việc,…

  • Các chỉ tiêu về các yếu tố nghèo theo nghĩa rộng

  Nhóm chỉ tiêu này phổ biến được dùng đánh giá ở cấp độ cộng đồng và liên quan đến khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình: tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch, điều kiện tự nhiên,…

  1. Các đặc trưng phân loại hộ gia đình tại Bungeni – Nam Phi 

    [9]

    .

  2. Rất nghèo: (i) Hai bố mẹ sống với nhau và không có việc làm, hoặc gia đình có hai bố mẹ không có việc làm; (ii) Gia đình đông con; (iii) Những người không lập gia đình và không có sự hỗ trợ từ gia đình; (iv) Chỉ có những công việc làm tạm thời; (v) Không có bất kỳ nguồn sống nào khác ngoài việc đi ăn xin; (vi) Những người góa chồng đang nuôi nhiều con; (vii) Nguồn dinh dưỡng không đủ và có chất lượng kém – những người thường xuyên phải đi ăn xin; (viii) Không có chỗ để ngủ – nhà ở kém chất lượng; (ix) Mồ côi; (x) Không có khả năng dạy dỗ con cái; (xi) Có ít quần áo – gần như không bao giờ mua quần áo; (xii) Không có bất cứ tài sản gì; (xiii) Thiếu lòng tự trọng, hoặc không được người khác tôn trọng.
  3. Nghèo: (i) Chỉ có những công việc làm tạm thời (ví dụ: công nhân nông nghiệp) ; (ii) Có khó khăn trong việc tự nuôi sống bản thân ; (iii) Những người đang làm việc và đã nghỉ hưu đang nuôi nhiều con ; (iv) Bố mẹ sống dựa vào những người con cũng đang có gia đình cùng sống chung trong một nhà và cùng chia sẻ nguồn thu nhập của họ ; (v) Những người đang làm việc cho một chương trình nông nghiệp ; (vi) Gia đình đông con ; (vii) Hộ gia đình có hoặc không có lương hưu đông con ; (viii) Những người không lập gia đình ; (ix) Nhà ở thô sơ, nhà được xây dựng bằng bùn, có những vết rạn nứt ; (x) Những người có thể tạo ra thu nhập từ việc làm tạm thời của mình ; (xi) Có trẻ em không đi học thường xuyên.
  4. Tương đối nghèo: (i) Kiếm đủ tiền để sống – chủ yếu từ việc làm tạm thời ; (ii) Những người có con cái sống phụ thuộc ; (iii) Những người đã nghỉ hưu có ít con ; (iv) Những người góa chồng được nhận tiền trợ cấp tuất của chồng ; (v) Có nhà ở ; (vi) Những người không kết hôn ; (vii) Có các nguồn thu nhập từ những việc làm trước đây ; (viii) Trẻ em hoàn thành bậc tiểu học ; (ix) Có thể mua cái gì đó để nuôi sống bản thân.
  5. Có thể vượt qua ngưỡng nghèo: (i) Những người nghỉ hưu không có người sống phụ thuộc ; (ii) Có ít con ; (iii) Có đủ và đa dạng nguồn dinh dưỡng ; (iv) Hộ gia đình trong đó có ít nhất một bố/mẹ có việc làm ổn định ; (v) Trẻ em đi học thường xuyên ; (vi) Có nhà ở tốt.
  6. Giàu có: (i) Chủ doanh nghiệp ; (ii) Thu nhập đủ để chu cấp đầy đủ các nhu cầu của gia đình ; (iii) Con cái đi học đầy đủ ; (iv) Nhà ở có sử dụng điện ; (v) Có ti vi ; (vi) Gia đình ít con ; (vii) Có ô tô ; (viii) Ăn bánh mì với bơ ; (ix) Trẻ em được ăn mặc phù hợp ; (x) Có con đi học đại học ; (xi) Được doanh nghiệp chu cấp tiền học ; (xii) Nguồn dinh dưỡng dồi dào, phong phú; (xiii) Nhà ở đẹp; (xiv) Có trà để uống hàng ngày.
  7. Cách xác định hộ nghèo của tổ chức LAPO (Lift Above Poverty Organization), Uwa Izekor tại Nigeria

    [10]

    .

Tổ chức LAPO tại Nigeria đã phát triển công cụ đánh giá nghèo đói sau chuyến đi học tập kinh nghiệm tại Grameen Bank vào năm 1990. Công cụ này là một hệ thống phân loại các mức điểm số từ 25 đến 100. Điểm số cao nhất thể hiện tình trạng đặc biệt nghèo đói. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá gồm:

  1. Đối với cá nhân:
  2. Trình độ học vấn: Tính điểm theo từng bậc học phổ thông. Cụ thể: Không đi học = 12 điểm; Chưa học hết tiểu học = 8 điểm; Tốt nghiệp tiểu học = 6 điểm; Chưa tốt nghiệp THCS = 4 điểm; Tốt nghiệp THCS = 2 điểm.
  3. Số người dưới 20 tuổi sống phụ thuộc: Trên 9 người = 10 điểm; Từ 6 đến 9 người = 8 điểm; Từ 3 đến 5 người = 5 điểm ; từ 1 đến 2 người = 3 điểm; không có người nào = 2 điểm.
  4. Hoàn cảnh gia đình: Điểm số được tính căn cứ theo tình trạng hôn nhân của nữ chủ hộ gia đình. Cụ thể: Góa chồng = 10 điểm ; ly hôn hoặc ly thân = 6 điểm; có vợ/chồng = 5 điểm ; độc thân = 4 điểm.
  5. Đối với hộ gia đình:
  6. Nhà ở: Tính điểm căn cứ theo tình trạng sở hữu nhà ở. Cụ thể: Nhà thuê = 12 điểm; Nhà được thừa kế = 6 điểm; Nhà thuộc sở hữu riêng = 3 điểm.
  7. Kích cỡ nhà ở: Tính theo số lượng phòng ngủ. Nhà có 1 phòng ngủ = 7 điểm; 2 phòng ngủ = 5 điểm; 3 phòng ngủ = 3 điểm ; căn hộ chung cư/nhà có tầng lầu = 2 điểm.
  8. Hình thức giải trí tốt nhất: Tính đến tài sản được dùng cho sinh hoạt giải trí của hộ gia đình. Không có = 12 điểm ; đài radio = 6 điểm ; tivi = 1 điểm.
  9. Về hoạt động kinh doanh và nghề nghiệp:
  10. Giá trị của hoạt động kinh doanh:
  • (Tính theo đơn vị tiền: naira; 1 USD = 88 nairas) Không có hoạt động kinh doanh hoặc có hoạt động kinh doanh ở mức 1000 – 5000 nairas = 15 điểm; Hoạt động kinh doanh ở mức 6000 – 10000 nairas = 10 điểm ; 11000 – 20000 nairas = 8 điểm ; 21000 – 50000 nairas = 5 điểm; từ 51000 nairas trở lên = 3 điểm.
  • Hoặc tính theo quy mô kinh doanh: Quy mô nhỏ = 15 điểm; quy mô trung bình = 9 điểm ; quy mô lớn = 3 điểm.
  1. Thu nhập hàng tháng: Căn cứ theo mức lương tối thiểu chung của quốc gia. Thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu quốc gia = 12 điểm ; Thu nhập cao hơn mức lương tối thiểu quốc gia = 5 điểm.
  2. Nguồn gốc xuất thân:
  3. Nguồn gốc xuất thân: Ở khu vực nông thôn = 10 điểm ; Ở khu vực bán đô thị = 6 điểm; Ở khu vực đô thị hoặc thủ đô trung tâm = 3 điểm.

Như vậy, điểm số của hộ gia đình ở mức tối đa là 100 điểm và mức tối thiểu là 25 điểm. Tổ chức LAPO đã đưa ra mức chuẩn để xác định đối tượng thụ hưởng chương trình hỗ trợ tín dụng là những hộ gia đình có mức điểm từ 50 điểm trở lên vì hoàn cảnh kinh tế của những hộ này tương ứng với hoàn cảnh kinh tế của người dân Nigéria sống dưới mức chuẩn nghèo chính thức của quốc gia.

  1. Cách xác định hộ nghèo của tổ chức RHUNO UNESCO, M.C.A Samaradivakara tại Sri Lanka

    [11]

    .

Tổ chức RHUNO UNESCO tại Sri Lanka đã tiến hành xác định hộ nghèo thông qua việc tính điểm từ các chỉ tiêu được xác định từ một cuộc điều tra tổng thể về hoàn cảnh của gia đình. Mỗi chỉ tiêu được gán một mức điểm nhất định trong phạm vi từ 0 đến 10. Tổng điểm của hộ gia đình càng thấp thì mức độ nghèo đói của hộ gia đình càng trầm trọng. Các hộ gia đình đạt từ 30 điểm trở xuống được xếp vào hộ sống dưới mức chuẩn nghèo ở Sri Lanka. Các yếu tố được sử dụng để đánh giá tình trạng nghèo đói của các hộ gia đình gồm:

  1. Thu nhập hàng tháng của hộ gia đình:

Hộ gia đình có mức thu nhập: 50 USD/tháng = 10 điểm ; 40 USD/tháng = 8 điểm ; 30 USD/tháng = 6 điểm ; 20 USD/tháng = 4 điểm ; 10 USD/tháng = 2 điểm)

  1. Chất lượng nhà ở:

Nhà được xây kiên cố = 10 điểm ; bán kiên cố = 5 điểm ; nhà tạm = 0 điểm.

  1. Sức khỏe
  • Hộ gia đình có sử dụng nước sạch trong phạm vi bán kính 100m (thuộc sở hữu của gia đình hoặc tiếp cận nguồn nước sạch) = 2,5 điểm; Không sử dụng nước sạch = 0 điểm;
  • Hộ có sử dụng các công trình vệ sinh phù hợp trong phạm vi bán kính 100 m: nhà vệ sinh kiên cố =2,5 điểm; nhà vệ sinh tạm = 1 điểm; không có nhà vệ sinh = 0 điểm.
  • Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em (đạt được mức chuẩn theo tiêu chuẩn phát triển của trẻ em) = 2,5 điểm.
  • Tình trạng tiêm chủng của trẻ em (Được tiêm chủng đầy đủ theo tiêu chuẩn phát triển của trẻ em) = 2,5 điểm.
  • Số trẻ em đi học: Mức điểm tối đa = 10 điểm. Cứ mỗi trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 18 tuổi không đi học sẽ bị trừ 2 điểm.
  1. Sử dụng điện sinh hoạt: Có sử dụng điện=10 điểm; không sử dụng điện=0 điểm.

  1. Kết luận

  • Về các tiêu chí xác định hộ nghèo

    : Thực tế là không thể liệt kê được hết các tiêu chí phản ánh được đầy đủ các khía cạnh cuộc sống của mỗi cá nhân/hộ gia đình. Việc lựa chọn và tối đa hóa các tiêu chí đánh giá căn cứ vào bối cảnh kinh tế – xã hội đặc trưng của mỗi vùng, mỗi quốc gia là vô cùng cần thiết để có thể phản ánh được rõ nét nhất các điều kiện và tính đa chiều của tình trạng nghèo đói. Chính vì vậy, các tiêu chí đánh giá được lựa chọn cần thiết phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Các tiêu chí để xác định cần phải được rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu.
  • Các tiêu chí cần phải mang tính đại diện, phổ biến và đảm bảo có sự tương quan với nghèo đói và đảm bảo phản ánh nhiều chiều cạnh khác nhau của nghèo đói.
  • Các tiêu chí phải đảm bảo tính chính xác và có thể đo lường được thông qua những câu hỏi và trả lời đơn giản, dễ kiểm chứng.
  • Yêu cầu đối với việc xác lập các tiêu chí đánh giá

  • Trong quá trình xác lập các tiêu chí đánh giá, cần tính đến điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương.
  • Các cộng đồng dân cư cần có khả năng đề xuất các tiêu chí đánh giá phù hợp với điều kiện của cộng đồng và đồng thời phải giữ vai trò là chuyên gia địa phương trong việc xác định hộ nghèo.
  • Yêu cầu đối với công tác đánh giá xác định hộ nghèo/người nghèo

  • Quá trình đánh giá xác định người nghèo/hộ nghèo cần phải phối hợp thực hiện theo 2 quy trình: quy trình cộng đồng và quy trình hành chính.
  • Công tác đánh giá xác định hộ nghèo theo các tiêu chí được xác lập cần phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch, khách quan để đảm bảo thu thập được chính xác thông tin của hộ gia đình.
  • Những người thực hiện công tác đánh giá cần đảm bảo không có mâu thuẫn hay xung đột về quyền lợi với các cá nhân/hộ gia đình khác trong cộng đồng./.

ThS Nguyễn Thị Vĩnh H�

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Florence Morestin, Patricia Grant & Valéry Ridde (Université de Montréal, Canada), Les critères et les processus d’identification des pauvres en tant que bénéficiaires de programmes dans les pays en développement, 2009.
  2. M SOW, họ khai sinh Fatoumata Lamarana DIALLO (Université Cheikh Anta Diop de Dakar – UCAD, Faculté des Sciences économiques et de Gestion), Analyse de la pauvreté multidimentionnelle en Guinée: Approche par les ensembles flous, 2005-2006.
  3. Anton Simanowitz, Comment éliminer les obstacles liés à l’identification des familles des plus pauvres, 2000.
  4. http://fr.wikipedia.org/wiki/Pauvreté
  5. UNDP, Mesure de la pauvreté selon la méthode de degré de satisfaction des besoins essentiels: expérience du Niger,

Harold Coulombe et Andrew McKay, La mesure de la pauvreté: vue d’ensemble et méthodologie avec illustration dans le cas du Ghana, 1998.

[1] http://fr.wikipedia.org/wiki/Pauvreté

[2] http://www.medsp.umontreal.ca/vesa-tc/pdf/publications/ciblage_fr.pdf

[3] Skoufias E, Davis B, and Behrman JR, An Evaluation of the Selection of Beneficiary Households in the Education, Health, and Nutrition Program (PROGRESA) of Mexico. 1999, International Food Policy Research Institute: Washington, D.C.

[4] Siddhisena K and Jayathilaka R, Identification of the poor in Sri Lanka: Development of Composite Indicator and Regional Poverty Lines, in PMMA Working Paper. 2006, Poverty and Economic Policy Research Network. p. 49.

[5] Les critères et les processus d’identification des pauvres en tant que bénéficiaires de programmes dans les pays en développement – Florence Morestin, Patricia Grant & Valéry Ridde – Trường Đại học Tổng hợp Montréal, Canada, 2009

[6]http://www.microcreditsummit.org/papers/povertypaperfr.htm: ‘Comment éliminer les obstacles liés à l’identification des familles des plus pauvres, Anton Simanowitz, 2000’.

[7]http://www.microcreditsummit.org/papers/povertypaperfr.htm: ‘Comment éliminer les obstacles liés à l’identification des familles des plus pauvres, Anton Simanowitz, 2000’.

[8] http://www.microcreditsummit.org/papers/povertypaperfr.htm: ‘Comment éliminer les obstacles liés à l’identification des familles des plus pauvres, Anton Simanowitz, 2000’.

[9] http://www.microcreditsummit.org/papers/povertypaperfr.htm: ‘Comment éliminer les obstacles liés à l’identification des familles des plus pauvres, Anton Simanowitz, 2000’.

[10] http://www.microcreditsummit.org/papers/povertypaperfr.htm: ‘Comment éliminer les obstacles liés à l’identification des familles des plus pauvres, Anton Simanowitz, 2000’.

[11] http://www.microcreditsummit.org/papers/povertypaperfr.htm: ‘Comment éliminer les obstacles liés à l’identification des familles des plus pauvres, Anton Simanowitz, 2000’.