Tổng quan cafe Brazil – Vcafe
Trong vòng 150 năm qua, Brazil được biết đến là nước hàng đầu về diện tích cũng như sản lượng café thế giới. Ngày nay,sản lượng cafe Brazil chiếm khoảng 1/3 (một phần ba) lượng cà phê thế giới. Trong quá khứ, thị trường của cà phê Brazil có lúc chiếm đến 80%.
Mục Lục
Tổng quan cafe Brazil
Brazil canh tác cả hai loại cà phê chính là Arabica và Robusta, trong đó giống café Arabica vẫn chiếm ưu thế với khoảng 85% sản lượng còn lại là Robusta. Tại Brazil, canh tác Arabica tập trung trong cụm khu vực cà phê quốc gia và được dẫn đầu bởi Rio. Trong khi đó café Robusta chủ yếu được trồng ở các bang nhỏ hơn như Espirito Santo (bang này hiện cung cấp cho 80% lượng cà phê robusta).
Do có độ cao địa hình tương đối thấp – trong khi đó giống Arabica có chất lượng tốt nhất khi trồng ở một độ cao cần thiết nhất định, nên cà phê Arabica từ Brazil hiếm khi được xem là café chất lượng cao cấp (Xem bài viết những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cafe)
Một trong những điều thú vị khác về ngành cafe Brazil là sự đóng góp đáng kể cho tính đa dạng sinh học của giống loài cà phê trên thế giới. Rất nhiều các giống cà phê Arabica đột biến tự nhiên hoặc được lai tạo đã phổ biến bên ngoài biên giới Brazil và đến với các quốc gia Trung – Nam Mỹ rồi sau đó phổ biến toàn cầu.
Các khu vực đang canh tác cà phê đáng chú ý của Brazil bao gồm: Bahia, Espírito Santo, Minas Gerais (including Carmo de Minas, Cerrado Mineiro, and Sul de Minas), Nambuco, Paraná, San Janeiro, São Paulo (bao gồm Mogiana).
- Giống cà phê phổ biến: Bourbon, Typica, Caturra, Catimor …
- Phương pháp chế biến: Đa dạng, phổ biến là chế biến khô và chế biến theo phương pháp Pulped Natural
- Đặc điểm hương vị: Một tách cà phê hảo hạng Brazil là một cái gì đó rất rõ ràng, ngọt ngào, thể chất vừa vặn, có axit thấp, giàu hương trái cây
- Vấn đề sương muối (mưa băng giá) là vấn đề khiến cafe nước này tổn thất nặng nề.
Lược sử café Brazil
Cây cà phê đến Brazil từ thuộc địa Guiana thuộc Pháp vào năm 1723 (xung quanh mốc thời gian này vẫn còn nhiều tranh luận). Ban đầu việc trồng cà phê chậm phát triển, tuy nhiên, cho đến năm 1732, khi thống đốc bang Pará và Maranhao thúc giục trồng trọt. Mười sáu năm sau, đã có 17.000 cây ở Pará.
Cà phê ban đầu được trồng chỉ để tiêu dùng trong nước, cho đến thế kỷ 19, khi nhu cầu Cà phê bắt đầu tăng ở Mỹ và Châu Âu nước này mới bắt đầu xuất khẩu. Đến năm 1820, các đồn điền cà phê bắt đầu mở rộng ở Rio de Janerio, Sao Paulo, và Minas Gerais, Brazil đã chiếm 20% sản lượng thế giới. Chỉ mười thập kỷ sau đó 1830, cà phê trở thành sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Braxin và chiếm 30% sản lượng thế giới.
Trở thành quốc gia dẫn đầu về café
Đến năm 1920, Brazil gần như độc quyền ngành cà phê thế giới khi cung cấp 80% lượng giao dịch. Mặc dù có một chút suy giảm vào năm 1960 nhưng vẫn chiếm tận 60%, và vẫn giữ vững vị trí hàng đầu thế giới trong 150 năm trở lại đây.
Theo bnew.vn sản lượng thu hoạch cà phê của Brazil trong niên vụ 2018-19 (bắt đầu từ đầu tháng 7/2018) dự kiến sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 60,2 triệu bao loại 60 kg/bao, tăng 18% so với niên vụ trước, trong bối cảnh nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới sẽ đạt năng suất cao nhất từ trước tới nay.
Tiêu thụ nội địa
Ngay từ buổi đầu lịch sử, trong giai đoạn thuộc địa của châu Âu, cafe Brazil được trồng để cung cấp trong nước, và chỉ xuất khẩu từ đầu thế kỷ 19 do nhu cầu tăng cao từ Hoa Kỳ, và các quốc gia Châu Âu khác. Cà phê đã trở thành một sản phẩm tiêu dùng rất phổ biến với hàng triệu người Brazil, có thể đơn giản là người dân thích uống cà phê chăng hoặc do chính sách vững mạnh của giới đầu ngành Brazil).
Theo Hiệp hội Cà phê thế giới, Brazil là nước tiêu thụ cà phê nội địa cao thứ nhì thế giới, chỉ sau Mỹ và là nước có lượng tiêu thụ nội địa cao nhất trong các nước sản xuất cà phê. Hiện nay Brazil tiêu thụ nội địa hằng năm khoảng 600.000 tấn cà phê, Lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người đạt tới 4,7 kg/năm.
Việt Nam vốn là nước sản xuất cà phê chỉ đứng sau Brazil và là nước đứng đầu về sản xuất cà phê vối. Thời tiết thuận lợi hơn Brazil rất nhiều trong việc trồng cafe, nhưng sản lượng tiêu thu nội địa khi so sánh với Brazil hoàn toàn khập khiễng. Hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để phục vụ xuất khẩu người Việt vẫn mãi lục đục xoay quanh hai vấn đề Sạch – Bẩn. Chắn chắn là còn rất lâu để có một thị trường nội địa vững chắc cho cây cà phê Việt Nam.
(Vcafe tổng hợp)