Tổng quan các rối loạn dị ứng và Atopi – Miễn dịch học; Rối loạn dị ứng – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia
Tiếp xúc với dị nguyên với liều tăng dần (giảm mẫn cảm hoặc giải mẫn cảm) bằng tiêm hoặc đường uống hoặc dùng liều cao dưới lưỡi có thể gây ra tình trạng dung nạp. Liệu pháp này được chỉ định khi không thể tránh được việc tiếp xúc với chất gây dị ứng và điều trị bằng thuốc là không đủ.
Cơ chế không rõ nhưng có thể liên quan đến sự khởi phát của những điều sau đây:
-
Kháng thể IgG, cạnh tranh với IgE đối với dị nguyên hoặc ngăn chặn IgE gắn kết với thụ thể IgE tế bào mast
-
Interferon-gamma, IL-12, và cytokines tiết ra bởi tế bào TH1
-
Các tế bào T điều hòa
Để đạt hiệu quả đầy đủ, liều tiêm ban đầu được tiêm một lần hoặc hai lần/tuần. Liều thường bắt đầu từ 0,1 đến 1,0 đơn vị hoạt tính sinh học (BAU), tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của bệnh nhân và được tăng lên hàng tuần hoặc 2 tuần một lần ≤ 2 lần với mỗi lần tiêm cho đến khi đạt được liều tối đa dung nạp (liều bắt đầu gợi ra các tác dụng ngoại ý vừa phải) được thiết lập; bệnh nhân nên được theo dõi trong khoảng 30 phút sau khi tiêm khi tăng liều vì có thể xảy ra phản vệ sau khi tiêm. Sau đó, tiêm liều tối đa phải được cho từ 2 đến 4 tuần suốt năm; điều trị suốt năm tốt hơn so với điều trị trước hoặc trong mùa, thậm chí ở các trường hợp dị ứng theo mùa.
Các chất gây dị ứng được sử dụng là những chất thường không thể tránh khỏi:
-
Phấn hoa
-
Mạt bụi nhà
-
Đất
-
Nọc độc của côn trùng đốt
Nọc độc côn trùng được xác định theo trọng lượng; một liều khởi đầu điển hình là 0,01 mcg, và liều duy trì thông thường là 100 đến 200 mcg. Giảm mẫn cảm vẩy da động vật thường chỉ thực hiện ở những bệnh nhân không thể tránh tiếp xúc (ví dụ như bác sỹ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm), nhưng có rất ít bằng chứng là nó rất hữu ích. Hiện có giải mẫn cảm với đậu phộng và giải mẫn cảm với các chất gây dị ứng thực phẩm khác đang được nghiên cứu. Giảm mẫn cảm Giải mẫn cảm Quá mẫn thuốc là phản ứng qua trung gian miễn dịch với thuốc. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và bao gồm phát ban, sốc phản vệ, và bệnh huyết thanh. Chẩn đoán lâm sàng; thỉnh thoảng xét nghiệm… đọc thêm đối với penicillin và một số loại thuốc khác và đối với huyết thanh ngoại lai (xenogen) có thể thực hiện được.
Tác dụng phụ thường gặp liên quan đến quá liều, thỉnh thoảng xảy ra khi tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch liều quá cao, và biểu hiện có thể từ ho nhẹ hoặc chảy mũi đến nổi mề đay, hen nặng, sốc phản vệ, và hiếm khi tử vong. Tác dụng phụ có thể được ngăn ngừa bằng những cách sau:
-
Tăng dần từng liều nhỏ
-
Lặp lại hoặc giảm liều nếu phản ứng cục bộ đối với mũi tiêm trước đó mạnh (≥ đường kính 2,5 cm)
-
Giảm liều khi sử dụng một loại chiết xuất mới
Giảm liều lượng chất chiết xuất từ phấn hoa trong mùa phấn. Epinephrine, oxygen, và thiết bị hồi sức nên sẵn sàng ngay lập tức để điều trị kịp thời tình trạng quá mẫn.
Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi Điều trị Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc ngứa kéo dài, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, và đôi khi viêm kết mạc, do phơi nhiễm với phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng khác. Chẩn đoán nhờ khai thác… đọc thêm với phấn hoa cỏ, cây cỏ phấn hương, hoặc chất chiết xuất từ chất gây dị ứng mạt bụi nhà có thể được sử dụng cho bệnh viêm mũi dị ứng khi bệnh do những chất gây dị ứng này gây ra. Liều thứ nhất được sử dụng tại cơ sở y tế và bệnh nhân nên được theo dõi trong 30 phút sau khi dùng vì có thể xảy ra phản vệ. Nếu liều thứ nhất được dung nạp, bệnh nhân dùng liều tiếp theo hàng ngày ở nhà. Ở người lớn, liều ban đầu không tăng, nhưng ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 đến 17 tuổi, liều được tăng trong 3 ngày đầu. Ở bệnh nhân bị dị ứng phấn hoa hoặc cỏ dại, điều trị được bắt đầu 4 tháng trước khi bắt đầu mỗi mùa phấn hoa hoặc mùa cỏ dại và duy trì suốt mùa.
Liệu pháp miễn dịch đường uống để điều trị dị ứng đậu phộng Phòng ngừa dị ứng thức ăn là phản ứng miễn dịch quá mức đối với các thành phần thực phẩm, thường là các protein. Các biểu hiện khác nhau và có thể bao gồm viêm da dị ứng, triệu chứng tiêu hóa hoặc các… đọc thêm sử dụng bột đậu phộng đã khử chất béo. Tăng liều được thực hiện bằng cách sử dụng 5 liều tăng dần từ 0,5 mg đến 6 mg trong một ngày được cho dùng trong cơ sở chăm sóc sức khỏe. Sau phác đồ ban đầu này là liều hàng ngày bắt đầu từ 3 mg và tăng từ 50 đến 100% 2 tuần một lần trong vòng 22 tuần trước khi đạt đến liều duy trì 300 mg mỗi ngày một lần. Mỗi lần tăng liều được cho dùng trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe. Nếu liều ban đầu được dung nạp, các liều tiếp theo được dùng hàng ngày trong 2 tuần; các liều này có thể được dùng tại nhà. Sau khi bệnh nhân dung nạp thành công liều 300 mg trong cơ sở chăm sóc sức khỏe, họ phải dùng vô thời hạn liều 300 mg hàng ngày để duy trì giải mẫn cảm.