Tổng hợp những mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2021

Chuyển công tác là một trong những nhu cầu thiết yếu chủ yếu dành cho những người lao động làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập…

Trong thời gian hoạt động, công tác tại cơ quan đơn vị, việc chuyển địa điểm có thể xuất phát từ nhiều lý do, có thể từ phía đơn vị chuyển người lao động hoặc cũng có thể do ý chí của người lao động với những mục đích khác nhau.

Vậy khi người lao động có nhu cầu chuyển công tác cần phải làm những thủ tục gì? Viết đơn xin chuyển công tác như thế nào sẽ được chúng tôi hướng dẫn trong bài viết này.

>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước

Khi nào cần chuyển công tác?

Thủ tục chuyển công tác không được phổ biến ở các doanh nghiệp mà chủ yếu xuất hiện tại các cơ quan nhà nước, những doanh nghiệp có quy mô lớn có nhiều chi nhánh, những đối tượng như bộ đội, công an, công chức, viên chức, cán bộ tại các sở ban ngành…

Tùy theo mục đích, nhu cầu của từng cá nhân mà việc chuyển công tác sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như:

– Cơ quan, đơn vị chuyển người lao động đến một vị trí, một chi nhánh hoặc thậm chí là một vùng khác theo yêu cầu của công việc.

– Người lao động muốn chuyển công tác đến một vị trí khác phù hợp hơn với khả năng, năng lực của bản thân hoặc muốn phát triển theo một hướng mới.

– Người lao động muốn chuyển đến một chi nhánh để gần gũi với gia đình.

– Giáo viên muốn chuyển đến một môi trường dạy khác trong cùng huyện.

– Bộ đội, công an muốn chuyển đến đơn vị khác…

Khi người lao động muốn chuyển công tác đến một đơn vị mới, chuyển chi nhánh làm việc hay chuyển đến một vị trí nào đó người lao động cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định để được xét duyệt về vấn đề chuyển công tác.

Theo từng ngành, từng tính chất công việc khác nhau mà hồ sơ xin chuyển công tác cũng có những thành phần khác nhau và thường cần phải có các tài liệu như sau:

– Đơn chuyển công tác xác nhận của đơn vị hoặc có văn bản đồng ý của cơ quan, đơn vị đang công tác.

– Sự đồng ý của cơ quan sẽ tiếp nhận chuyển đến bằng văn bản.

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị hoặc của chính quyền địa phương tùy từng trường hợp.

– Văn bằng, chứng chỉ (bản sao có chứng thực).

– Đối với cán bộ công chức, bộ đội, công an, giáo viên cần bổ sung một số tài liệu như bản sao quyết định bổ nhiệm, quyết định nâng lương…

Quý vị lưu ý về từng trường hợp cụ thể sẽ có quy định theo các văn bản chuyên ngành, khi có nhu cầu sẽ có thể nghiên cứu các văn bản như Luật cán bộ công chức, Luật Viên chức, Luật sĩ quan QĐND… hoặc liên hệ tổng đài TBT Việt Nam để được hướng dẫn.

Và nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị cách viết một số đơn xin chuyển công tác thưởng gặp nhất.

>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin nghỉ thai sản mới nhất

Mẫu đơn xin chuyển công tác về gần nhà

Đơn này được sử dụng khi người lao động muốn chuyển đến một đơn vị, chi nhánh có khoảng cách địa lý gần với gia đình. Ngoài quốc hiệu, tiêu ngữ người lao động viết đơn cần chú ý phải đầy đủ những thông tin như sau:

Thứ nhất: Tên đơn vị nhận đơn xin chuyển công tác: tên đơn vị làm việc, cơ quan quản lý trực tiếp.

Thứ hai: Thông tin cá nhân của người lao động muốn chuyển công tác về họ tên, ngày sinh, giới tính, số chứng minh thư với ngày cấp và nơi cấp, hộ khẩu, nơi ở hiện tại.

Thứ ba: Trình độ chuyên môn của người lao động.

Thứ tư: Đơn vị công tác, chức vụ người lao động đang đảm nhiệm, quá trình công tác.

Thứ năm: Nêu lên lý do về khoảng cách địa lý và trình bày nguyện vọng được về gần gia đình.

Thứ sáu: Lời cam đoan của người lao động về những thông tin đã kê khai.

Thứ bảy: Xác nhận của đơn vị đang công tác và chữ ký của người lao động.

Mẫu đơn xin chuyển công tác ngành y tế

– Người lao động khi làm đơn xin chuyển công tác trong ngành y tế cần phải hoàn kê khai những thông tin như sau trong đơn xin chuyển công tác.

– Đơn xin chuyển công tác trong ngành y tế sẽ được gửi đến bệnh viện, sở y tế.

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, số chứng minh thư/ thẻ căn cước của cá nhân xin chuyển công tác.

– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Chức vụ đang giữ, cơ quan đang làm việc.

– Nêu lý do muốn chuyển công tác của người lao động đang công tác trong ngành y tế.

– Cam đoan của người lao động về thông tin trên, hoàn thành bàn giao công việc trước khi chuyển và lời cảm ơn.

– Xác nhận của cơ quan đang làm việc và phần chữ ký của người lao động.

>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin nghỉ không lương mới nhất

 

Mẫu đơn xin chuyển công tác của giáo viên

Đơn này sẽ được lập bao gồm các nội dung chính như sau:

– Nơi nhận sẽ là Ban Giám hiệu trường, phòng Giáo dục và đào tạo hoặc Sở Giáo dục và đào tạo tùy từng trường hợp cụ thể.

– Các thông tin nhân thân cơ bản của giáo viên.

– Đơn vị đang công tác.

– Chức vụ, trình độ chuyên môn.

– Thời gian, quá trình công tác tại đơn vị.

– Thông tin, địa chỉ của đơn vị mới tiếp nhận việc chuyển công tác.

– Lý do giáo viên muốn chuyển công tác sang đơn vị mới.

– Cam đoan của giáo viên về việc hoàn thành công việc trong thời gian làm việc tại đơn vị và thực hiện chuyển giao công việc khi chuyển đi.

– Ý kiến xác nhận của đơn vị đang công tác và chữ ký của người làm đơn.

Trên đây là hướng dẫn làm một số đơn xin chuyển công tác thường gặp, đối với những đối tượng người lao động khác khi có nhu cầu xin chuyển công tác muốn viết đơn có thể tham khảo hướng dẫn trên hoặc liên hệ TBT Việt Nam để được hướng dẫn viết hoàn chỉnh một đơn cho riêng mình.

>>> Tham khảo: Tổng hợp các mẫu đơn kiến nghị mới nhất