Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT hay nhất

Nghề giáo viên hay còn được gọi là nghề “trồng người” luôn thu hút rất nhiều sự quan tâm cũng như đầu tư của ngành giáo dục nước nhà. Bởi vậy các kỳ thi tuyển đầu vào được diễn ra và tổ chức khá nghiêm ngặt theo các quy định chung. Bạn đã chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT cho buổi phỏng vấn sắp tới chưa? Hãy cũng xem những thông tin job3s.com cung cấp dưới đây nhé!

1. Những câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT thường hay gặp

1.1. Vì sao bạn lại chọn nghề giáo viên THPT?

Vì sao bạn lại chọn nghề giáo viên THPT Vì sao bạn lại chọn nghề giáo viên THPT?

Đây là một câu hỏi hầu như bạn sẽ gặp trong bất kì các buổi phỏng vấn nào. Mục đích câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết bạn có yêu thích công việc giáo viên THPT hay không và lý do khiến bạn bén duyên với công việc này. Họ cần tìm những ứng viên luôn tận tâm với công việc của mình để có thể gắn bó lâu dài với nghề nghiệp bạn chọn.

Gợi ý câu trả lời:

“Em rất yêu thích trẻ con và ước mơ của em sau này có thể trở thành một người giáo viên đứng trên bục giảng và mang những kiến thức bổ ích đến cho học trò của mình. Khi chọn trường thi vào em đã đăng kí vào trường sư phạm và cho đến thời điểm này em vẫn rất yêu thích và mong muốn được làm công việc giáo viên này.”

1.2. Nếu bạn được trúng tuyển, phương pháp nào bạn sẽ sử dụng để quản lý lớp của mình?

Bạn sử dụng phương pháp nào để quản lý lớp của mình? Bạn sử dụng phương pháp nào để quản lý lớp của mình?

Mục đích của câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn đã có những kinh nghiệm giảng dạy qua chưa. Cách bạn áp dụng những kinh nghiệp đó để quản lý lớp học của mình. Đối với những bạn đã có kinh nghiệm đi dạy nhiều năm thì đây không phải một câu hỏi khó nhưng với các bạn ít được đứng lớp thì có thể tham khảo câu trả lời mình đưa ra dưới đây.

Gợi ý câu trả lời:

Bạn nên trả lời thành thật với những kinh nghiệm đã đạt được của mình ở những nơi bạn thực tập hay làm việc trước đây. Điều quan trọng là bạn hãy đưa ra những thành cho thấy phương pháp giảng dạy của bạn đem lại hiệu quả tốt.

Ví dụ: “Em đã có kinh nghiệm dạy văn cho 10 em học sinh thi vào cấp 3. Trong đó có 7 em thi đỗ cấp 3 và đạt thành tích cao với điểm thi văn đều trên 8”

1.3. Tại sao bạn lại ứng tuyển vào trường của chúng tôi?

Tại sao bạn lại ứng tuyển vào trường của chúng tôi? Tại sao bạn lại ứng tuyển vào trường của chúng tôi?

Đây là một câu hỏi tuy đơn giản nhưng nếu bạn trả lời không khéo léo thì rất có thể gây mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn xem bạn đã tìm hiểu về nơi làm việc hay chưa và có thật sự yêu thích công việc này hay không.

Gợi ý câu trả lời:

Để trả lời câu hỏi này các bạn chỉ cần vào trang thông tin của trường để xem quy mô, cơ cấu tổ chức của trường, chất lượng giảng dạy của các giao viên hay các hoạt động tập thể hay diễn ra,… Việc tìm hiểu thông tin kỹ càng trước khi phỏng vấn sẽ giúp bạn vượt qua câu hỏi này một cách dễ dàng.

Ví dụ câu trả lời: “Theo như em tìm hiểu thì trường XYZ đã có lịch sử hình thành từ rất lâu đời với đội ngũ giáo viên giảng dạy chất lượng và là trường tiên phong trong các công tác giảng dạy và học, đào tạo nhiều thế hệ học sinh. Không chỉ vậy môi trường làm việc còn rất năng động với nhiều hoạt động tổ chức cho giao viên và học sinh có thể kết nối với nhau gần hơn. Em tin rằng đây sẽ là nơi thích hợp cho em làm việc và cống hiến hết mình.”

2. Những câu hỏi phỏng vấn chuyên môn giáo viên THPT

2.1. Triết lý trong việc giảng dạy của bạn là gì?

Triết lý trong việc giảng dạy của bạn là gì? Triết lý trong việc giảng dạy của bạn là gì?

Đây là một câu hỏi khá hóc búa đối với các ứng viên. Nếu bạn chỉ trả lời chung chung mà không đi được vào trọng tâm sẽ kiến cho bạn khó lòng vượt qua buổi phỏng vấn này. Thông thường các bạn sẽ chỉ đưa ra những câu trả lời như mình sẽ làm được gì cho lớp, cho trường nhưng để trả lời tốt hơn bạn nên nếu ra một số châm ngôn, sứ mệnh ngay khi bắt đầu công việc.

Gợi ý câu trả lời:

“Em có một quan niệm rằng mỗi học sinh cũng là một đứa con của mình. Chúng có quyền được sai lầm và đáng được bao dung khi chúng đang trong quá trình phát triển và định vị bản thân. Do vậy, bản cất của chúng không phải là xấu. Việc của em là giúp chúng sửa chữa lỗi lầm, đi đúng hướng và trở thành con người có ích trong xã hội.”

2.2. Trong lớp xảy ra mẫu thuân giữ các học sinh hay học sinh không chịu học bạn sẽ xử lý như thế nào?

Xảy ra mẫu thuẫn giữa các học sinh bạn sẽ xử lý như nào? Xảy ra mâu thuẫn giữa các học sinh bạn sẽ xử lí như nào?

Việc xảy ra mẫu thuẫn hay học sinh không nghe lời là chuyện rất hay gặp trong quá trình giảng dạy. Nhà tuyển dụng muốn xem bạn có đủ kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm để xử lý tình huống này hay không.

Gợi ý câu trả lời:

Để xử lý tình huống này đòi hỏi bạn đã từng có kinh nghiệm đi dạy trước đây. Nhưng nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này thì có thể tham khảo cách xử lý mà job3s.com đưa ra nhé.

“Khi gặp tình huống xích mích giữa 2 bạn học sinh thì đầu tiên em sẽ tách hai bạn ra, sau đó sẽ gặp và nói chuyện riêng với từng bạn để xem vấn đề gây mâu thuẫn là gì và từ đó đưa ra phương án giải quyết. Đồng thời em cũng sẽ nhắc nhở với các bạn trong một tập thể lớp thì phải đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, kết nối các bạn làm hòa và xóa tan hiểu lầm.”

2.3. Bạn làm sao có thể kêu gọi phụ huynh tích cực tham gia vào quá trình học tập cùng con?

Đây luôn là mối quan tâm không chỉ với mỗi giáo viên mà còn đối với cả nhà trường. Việc để kết nối tất cả phụ huynh với nhà trường luôn là điều khó khăn. Do đó nhà trường muốn xem bạn có khả năng tạo ra sự kết nối đó không điều đó sẽ rất tốt cho quá trình bạn học tập và công tác tại trường.

Gợi ý câu trả lời:

Với câu hỏi này bạn có thể đưa ra các biện pháp cụ thể như là thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua số điện thoại, zalo, facebook,… thông báo các thông tin về kết quả học tập cũng như các vấn đề xảy ra trên lớp. Hướng dẫn các phương pháp giúp phụ huynh có thể kèm cặp con một cách hiệu quả.

3. Một số câu người ứng tuyển có thể hỏi lại nhà tuyển dụng

Một số câu bạn có thể hỏi lại nhà tuyển dụng Một số câu bạn có thể hỏi lại nhà tuyển dụng

Chắc hẳn nhiều bạn thắc mắc rằng mình có nên đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng hay không thì câu trả lời là “có” nhé! So với việc nhà tuyển dụng hỏi gì bạn trả lời nấy thì thi thoảng hãy tương tác lại với họ bằng một số câu hỏi. Nếu bạn có bất cứ đừng thắc mắc về vấn đề gì còn chưa rõ hãy cứ tự tin đặt câu hỏi. Tuy nhiên bạn không nên đặt ra những câu đòi hỏi về quyền lợi và mức lương vì điều đó sẽ không gây ấn tượng tốt cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Gợi ý câu hỏi nhà tuyển dụng:

Câu hỏi 1: Anh/chị có thể cho em biết những yêu cầu mà giáo viên cần hoàn thành kết quả công việc trong lớp là gì?

Câu hỏi 2: Những quyền lợi và chế độ tăng lương trong quá trình giảng dạy tại trường là gì?

Câu hỏi 3: Quy trình thử việc và nhận lớp diễn ra như thế nào?

Câu hỏi 4: Nếu em được nhận công tác tại trường thì có được tạo điểu kiện học nâng cao, trau dồi thêm kiến thức thê hoàn thành tốt công việc không ạ?

Hy vọng với những câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT job3s.com cung cấp trên đây sẽ có thể giúp bạn tự tin hơn và đạt kết quả phỏng vấn tốt nhất. Chúc các bạn thành công và có cơ hội làm công việc mong ước nhé!