Tổng hợp các mẫu biên bản nghiệm thu chuẩn chỉnh nhất hiện nay
Biên bản nghiệm thu là một trong những mẫu văn bản quan trọng, đặc biệt được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Biên bản bàn giao và nghiệm thu cần được thực hiện trong quá trình xây dựng công trình. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các mẫu biên bản nghiệm thu chuẩn chỉnh nhất hiện nay.
Kiều Phương Thanh
là một chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán, tác giả của rất nhiều bài viết được đón nhận và chia sẻ trên các diễn đàn kế toán và tài chính Việt Nam. Về tác giả
Bài đã đăng
1. Biên bản nghiệm thu là gì?
Biên bản nghiệm thu là biên bản do các đơn vị, doanh nghiệp lập ra nhằm chứng minh sự kiểm nghiệm, thẩm định và kiểm tra các dự án, công việc, khối lượng hàng hóa dựa trên những thỏa thuận và tiêu chuẩn đã được thống nhất trước đó.
Doanh nghiệp luôn cần phải thực hiện nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ, dự án trước khi đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho khách hàng. Quy trình này được lập thành biên bản và giúp các bên có cơ sở để làm việc. Biên bản nghiệm thu cũng là tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ thanh toán hay thanh lý hợp đồng
Tùy vào từng lĩnh vực sẽ có những biên bản nghiệm thu khác nhau, ví dụ đối với lĩnh vực hoạt động xây dựng sẽ có biên bản nghiệm thu công trình để thẩm định hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được thi công, lắp đặt tại công trình/dự án xây dựng.
2. Khi nào cần sử dụng tới biên bản nghiệm thu công việc?
Biên bản nghiệm thu được lập ra với mục đích để ghi chép lại việc nghiệm thu hoàn thành. Khi lập biên bản nghiệm thu, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
-
Nội dung mẫu biên bản nghiệm thu cần rõ ràng và cụ thể
Biên bản nghiệm thu cần nêu rõ nội dung nghiệm thu để các bên có thể hiểu rõ nội dung mà văn bản này muốn truyền đạt.
-
Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc việc nghiệm thu
Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc việc nghiệm thu là một trong những vấn đề quan trọng để các bên làm căn cứ khi cần xác minh lại.
-
Cần có kết luận khi nghiệm thu công trình
Biên bản nghiệm thu cần có kết luận khi nghiệm thu công trình, công việc hay khối lượng hàng hóa
-
Có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia
Biên bản nghiệm thu cần có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia để xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.
Ngoài ra, khi lập biên bản nghiệm thu, doanh nghiệp cũng cần tránh các lỗi sai cơ bản như lỗi sai về chính tả hay điền nhầm nội dung của các mục.
>> Đọc thêm: 4 vấn đề quan trọng cần lưu ý trong kế toán xây dựng
3. Tải mẫu biên bản nghiệm thu chuẩn nhất theo quy định
3.1. Biên bản nghiệm thu hợp đồng
Biên bản nghiệm thu hợp đồng là biên bản nhằm xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ của các bên khi hoàn tất các công việc theo như hợp đồng đã thỏa thuận.
Nội dung cần có của biên bản nghiệm thu hợp đồng bao gồm:
– Thông tin đại diện các bên tham gia: Đại diện, chức vụ, địa chỉ, SĐT, Giấy phép kinh doanh, mã số thuế, tài khoản ngân hàng
– Nội dung nghiệm thu hợp đồng
– Nội dung thanh toán, xác nhận đã nhận thanh toán
– Kết luận về việc có bàn giao đầy đủ hàng hóa, sản phẩm như quy định không
Mẫu biên bản nghiệm thu hợp đồng như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU, THANH LÝ HỢP ĐỒNG
– Căn cứ Hợp đồng số:………/HĐKT-……… ngày…….. tháng………….. năm 2019
Hôm nay, ngày…….. tháng……… năm………. tại Công ty…………,chúng tôi gồm:
Bên A:
Đại diện………………………….Chức vụ…………………………………………………………
Địa chỉ …………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại ………………………………………………………………………………………..
Giấy phép kinh doanh số …………………………………………………………………………
Mã số thuế ……………………………………………………………………………………………
Tài khoản ……………………………………………………………………………………………..
Tại ngân hàng ……………………………………………………………………………………….
Bên B:
Đại diện………………………….Chức vụ…………………………………………………………
Địa chỉ …………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại ………………………………………………………………………………………..
Giấy phép kinh doanh số ………………………………………………………………………
Mã số thuế ………………………………………………………………………………………….
Tài khoản ……………………………………………………………………………………………
Tại ngân hàng ……………………………………………………………………………………..
Hai bên nhất trí lập biên bản nghiệm thu và bàn giao sản phẩm/dịch vụ theo hợp đồng đã ký số…./ngày/tháng/năm ….như sau:
Điều 1: Nội dung:
– Bên B bàn giao cho bên A ………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
+ Tổng khối lượng/sản phẩm/dịch vụ bàn giao: ………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
+ Bên A thanh toán cho bên B…………………………………………………………………………………
– Tổng số tiền:…………………………………………………………..
– Bằng chữ: ……………………………………………………………..
(Chưa bao gồm 10 % thuếVAT )
Xác nhận đã bàn giao…………………………………………………………………
Điều 2: Kết luận:
+ Bên A đã kiểm tra, thẩm định kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm/dịch vụ……………………………………………….
+ Kể từ khi bên A nhận đầy đủ số lượng sản phẩm/dịch vụ………………………… Bên B hoàn toàn không chiu trách nhiệm về lỗi, chất lượng sản phẩm……..đã bàn giao.
+ Bên A phải thanh toán hết cho bên B ngay sau khi biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng ký kết.
(Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau)
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(kí và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(kí và ghi rõ họ tên)
>> Tải mẫu biên bản nghiệm thu hợp đồng TẠI ĐÂY
3.2. Biên bản nghiệm thu công trình
Biên bản nghiệm thu công trình là biên bản lập ra để thẩm định, xác nhận đã kiểm tra chất lượng công trình hoặc các hạng mục thi công lắp đặt tại các công trình, dự án xây dựng.
Nội dung cần có của biên bản nghiệm thu công trình bao gồm:
-
Tên công trình và các hạng mục công trình
-
Tên và thông tin cá nhân thuộc bộ phận trực tiếp nghiệm thu
-
Đơn vị thi công
-
Người hoặc đơn vị giám sát
-
Chủ đầu tư/chủ nhà
-
Thời gian nghiệm thu
-
Đánh giá về công trình được nghiệm thu
-
Kết luận công trình có đưa vào sử dụng hay không
Mẫu biên bản nghiệm thu công trình như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….. , ngày ……. tháng …… năm ……….
BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
-
Tên công trình ………………………………………………………………………
-
Địa điểm xây dựng ………………………………………………………………….
-
Thành phần trực tiếp nghiệm thu ………………………………………………..
Đại diện Chủ đầu tư (chủ cơ sở sản xuất):
– Ông……………………. – chức vụ…………………………………………
– Ông……………………. – chức vụ…………………………………………
Đại diện đơn vị tư vấn giám sát (nếu có):
– Ông……………………. – chức vụ…………………………………………
– Ông……………………. – chức vụ…………………………………………
Đại diện đơn vị cung ứng, chuyển giao, lắp đặt công nghệ:
– Ông……………………. – chức vụ…………………………………………
– Ông……………………. – chức vụ…………………………………………
Đại diện đơn vị thi công xây dựng (nếu có):
– Ông……………………. – chức vụ…………………………………………
– Ông……………………. – chức vụ…………………………………………
-
Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu……….giờ, ngày…….tháng……..năm……………………………
Kết thúc……….giờ, ngày…….tháng……..năm……………………………
5. Đánh giá công trình xây dựng đã thực hiện:
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Các tài liệu gồm có:
Hồ sơ công nghệ, thiết kế thi công lắp đặt thiết bị;
Bản vẽ hoàn công công trình;
Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;
Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
Nhật ký thi công;
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng;
Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng;
Biên bản nghiệm thu chạy thử liên động không tải;
b) Chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật): [ Nêu rõ chất lượng của từng hạng mục (lò gạch) theo tiêu chuẩn xây dựng, đánh giá mức độ đảm bảo an toàn khi vận hành sản xuất…]
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
c) Các ý kiến khác: [Nêu các vấn đề cần lưu ý hoặc các tồn tại cần khắc phục khi vận hành sản xuất, thời gian bảo hành, bảo trì…]
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
-
Kết luận: [ Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có]
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ CUNG ỨNG, CHUYỂN GIAO, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)
ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)
>> Tải mẫu biên bản nghiệm thu công trình TẠI ĐÂY
3.3. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Biên bản này nhằm đánh giá kết quả và chất lượng công việc để từ đó đưa ra đánh giá đã đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng không. Biên bản này cũng dùng trong lĩnh vực xây dựng, nhưng khác biên bản nghiệm thu công trình ở chỗ là biên bản này xác nhận kết quả của một nhóm công việc chứ không phải toàn bộ công trình.
Các nội dung cần có trong biên bản nghiệm thu công việc bao gồm:
-
Tên hạng mục, công trình
-
Số biên bản
-
Ngày nghiệm thu
-
Các bên tham gia nghiệm thu
-
Đánh giá công việc đã thực hiện
-
Kết luận có chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếp theo
-
Chữ ký của các bên
Mẫu biên bản như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
SỐ: ………………………..
Công trình…………………………………………………………………………….
Hạng mục …………………………………………………………………………….
Đối tượng nghiệm thu: ……………………(Ghi rõ tên công được nghiệm thu)…………..
Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)
– Ông…………………….Chức vụ……………………………………………………………………….
Đại diện Nhà thầu thi công: ……………………………(Ghi tên nhà thầu)…………………….
– Ông…………………….Chức vụ……………………………….
Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: …..giờ ….. ngày….tháng….năm….
Kết thúc: ……giờ ….. ngày…..tháng….năm…..
Tại công trình………………………………………
Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt:
Bản vẽ số: (Ghi rõ tên, số các bản vẽ thiết kế)
– Tiêu chuẩn, qui phạm xây dựng được áp dụng:
(Ghi rõ các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng)
– Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được đưa vào sử dụng: (Xem thêm ở phần ghi chú)
– Nhật ký thi công, giám sát và các văn bản khác có liên quan.
Về chất lượng công việc xây dựng:
(Ghi rõ chất lượng công tác xây dựng có đạt hạy không đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng hay không)
Các ý kiến khác nếu có:
Kết luận:
(Cần ghi rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để cho triển khai các công việc tiếp theo. Hoặc ghi rõ những sai sót (nếu có) cần phải sửa chữa, hoàn thiện trước khi triển khai các công việc tiếp theo).
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
>> Tải mẫu biên bản nghiệm thu công việc TẠI ĐÂY
3.4. Biên bản nghiệm thu hàng hóa
Biên bản nghiệm thu hàng hóa là một trong những mẫu văn bản được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và thi công công trình.
>>> Xem thêm về biên bản nghiệm thu hàng hoá tại bài viết: Tải ngay mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa mới nhất
Các nội dung cần có trong biên bản nghiệm thu hàng hóa bao gồm:
CÔNG TY …………………………………………….
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VÀ BÀN GIAO SẢN PHẨM/DỊCH VỤ
– Sản phẩm/Dịch vụ: ………………………………………………………………………
– Thuộc hợp đồng/Đơn hàng số: ………………………………………………………
– Địa điểm kiểm nghiệm, bàn giao: …………………………………………………..
– Thời gian: Ngày …. tháng ….. năm ……
ĐẠI DIỆN CÁC BÊN GỒM:
-
Trưởng Ban kiểm nghiệm: ………………………………………… Chức vụ: ………………………
-
Các thành viên Ban kiểm nghiệm, ban giao, gồm:
Ông (bà): ………………………………….. Chức vụ: …………………………………..
Ông (bà): ………………………………….. Chức vụ: …………………………………..
Ông (bà): ………………………………….. Chức vụ: …………………………………..
-
Đại diện bên cung ứng: ……………………………………………………………..
Ông (bà): ……………………………….. Chức vụ: ……………………………………..
-
Đại diện bên sử dụng / kho: ……………………………………………………….
Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ………………………………………
-
Kết quả kiểm tra:
Số TT
MÔ TẢ SẢN PHẨM/DỊCH VỤ
Đơn vị tính
Số lượng
Yêu cầu của HĐ/Đơn hàng
Kết quả kiểm tra
Kết luận của Ban kiểm nghiệm: ………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………
TRƯỞNG BAN
(Ký và ghi rõ họ tên)
CÁC THÀNH VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN CUNG ỨNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN SỬ DỤNG/KHO
(Ký và ghi rõ họ tên)
3.5. Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành
Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành là một trong những mẫu văn bản được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và thi công công trình.
>>> Xem thêm về biên bản nghiệm thu khối lượng tại bài viết: Mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn mới nhất
Các nội dung cần có trong biên bản nghiệm thu khối lượng công trình bao gồm:
-
Tên công trình
-
Số Biên bản nghiệm thu
-
Ngày nghiệm thu
-
Khối lượng thực hiện;
-
Các bên tham gia nghiệm thu;
-
Khối lượng nghiệm thu hoàn thành cần ghi đầy đủ về nội dung công việc, quy cách, kích thước, khối lượng cụ thể…
-
Chữ ký của các bên
Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH
– Công trình: ………………………………………
– Số Biên bản nghiệm thu: 01/BBNT/DG-HL…………………………………….
– Ngày nghiệm thu: …/…/…
– Khối lượng thực hiện: từ ngày….tháng….năm….đến ngày…tháng….năm….
I. CÁC BÊN THAM GIA NGHIỆM THU:
-
Đại diện:
………………………………………
(hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)
– Ông: ……………………………………. Chức vụ: ………………………………………
– Ông: ……………………………………. Chức vụ: ………………………………………
-
Đại diện nhà thầu thi công:
………………………………………………………….
– Ông: ……………………………………. Chức vụ: ………………………………………
– Ông: ……………………………………. Chức vụ: ………………………………………
II. CÁC BÊN THỐNG NHẤT NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH NHƯ SAU:
TT
NỘI DUNG
CÔNG VIỆC
QUY CÁCH
KÍCH THƯỚC
ĐVT
KHỐI LƯỢNG
Ghi Chú
RỘNG
SÂU
CAO
Khối lượng hoàn thành đạt chất lượng yêu cầu của hồ sơ thiết kế, các quy chuẩn, quy phạm áp dụng, đề nghị thanh toán.
ĐẠI DIỆN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THI CÔNG
>> Tải mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng hàng hóa TẠI ĐÂY
Ngoài việc thực hiện lập mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao công trình, công việc, khối lượng hàng hóa, công việc kế toán lĩnh vực xây dựng sẽ tương đối vất vả do các công trình thường có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài và cần tập hợp cũng như phân bổ các khoản chi phí trực tiếp, gián tiếp theo từng công trình.
Do đó, việc sử dụng các công cụ quản lý tự động như phần mềm kế toán online MISA AMIS sẽ giúp kế toán doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả
Phần mềm kế toán MISA AMIS cho phép kế toán các doanh nghiệp:
+ Quản lý giá thành theo công trình; Quản lý hàng tồn kho; Quản lý công nợ theo công trình, hợp đồng; Quản lý lãi/lỗ theo từng công trình, hợp đồng…
+ Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng, theo dõi các hợp đồng, dự án theo doanh số, công nợ
+ Quản lý các hợp đồng theo dự án, theo dõi các khoản dự kiến chi cho hợp đồng bán, dự án
Tham khảo ngay phần mềm kế toán MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn:
Tổng hợp: Kiều Lục
2,826
Đánh giá bài viết
[Tổng số:
0
Trung bình:
0
]