Tổng hợp các chức danh giám đốc trong công ty bạn cần biết

Giám đốc là vị trí trọng yếu, cao cấp nhất nhưng những cụm từ viết tắt các chức danh giám đốc trong công ty theo tiếng Anh thường gây nhiều nhầm lẫn. Nhiều người không biết có bao nhiêu chức danh giám đốc trong một tổ chức, doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về từng chức danh và nhiệm vụ trong công ty, tập đoàn, hãy cùng Blog.TopCV tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Hiểu về bộ C (C-suite) trong các chức danh giám đốc

Trước khi tìm hiểu về các chức danh giám đốc thì hãy cùng điểm qua đôi nét về khái niệm bộ C. Trong tiếng Anh, C-suite (bộ C) là một biệt ngữ dùng để chỉ nhóm các giám đốc điều hành cấp cao nhất của doanh nghiệp. Các chức danh giám đốc sẽ bắt đầu bằng chữ C có nghĩa là “Chief” mang nghĩa “giám đốc” trong tiếng Việt. 

Nhắc đến C-suite tức là nói về những cá nhân có sức ảnh hưởng lớn trong một doanh nghiệp. Muốn đạt được vị trí này, mỗi cá nhân phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng lãnh đạo. 

>>> Xem thêm: Các chức danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì?

C-suite là bộ những chức danh giám đốc bắt đầu bằng chữ CC-suite là bộ những chức danh giám đốc bắt đầu bằng chữ C

Giới thiệu các chức danh giám đốc thường gặp trong doanh nghiệp

Hiện nay, các chức danh giám đốc bắt đầu bằng chữ C được dùng rất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Nếu không quen sử dụng, bạn rất dễ nhầm lẫn từ viết tắt các chức danh trong công ty. 

CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc điều hành

CEO là từ viết tắt của chức danh giám đốc/tổng giám đốc điều hành. Đây được xem là vị trí cao và quyền lực nhất trong doanh nghiệp. Thông thường, CEO phải báo cáo trước hội đồng quản trị. Tuy nhiên, nếu CEO là chủ sở hữu hoặc sáng lập doanh nghiệp thì hội đồng quản trị đóng vai trò cố vấn cho CEO. 

CEO là người vạch ra những chiến lược, kế hoạch kinh doanh dài hạn, đại diện cho doanh nghiệp ký những hợp đồng thương mại lớn. Họ chính là người giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng về doanh thu và tài chính, ảnh hưởng đến thành bại của công ty. 

CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính

CFO là viết tắt của vị trí giám đốc tài chính, người chịu trách nhiệm điều tiết, quản lý và lên những kế hoạch tài chính cùng CEO. Ở những công ty nhỏ thì vị trí này do kế toán trưởng kiêm nhiệm. 

CFO phải có kiến thức sâu rộng về tài chính, giúp công ty đàm phán những điều khoản về tài chính. Đây chính là người quản lý dòng tiền, sử dụng nguồn vốn và giảm thiểu những rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. 

CEO, CFO là các chức danh giám đốc quan trọng trong một doanh nghiệp, tổ chứcCEO, CFO là các chức danh giám đốc quan trọng trong một doanh nghiệp, tổ chức

>>>Xem thêm: Director là gì? Sự khác nhau giữa Director và CEO

CMO (Chief Marketing Officer) – Giám đốc marketing

CMO là một trong các chức danh giám đốc trong công ty được nhiều người yêu thích. CMO là giám đốc tiếp thị hay giám đốc Marketing. Họ là người chịu trách nhiệm định hướng lên những kế hoạch Marketing cho công ty. CMO sẽ báo cáo cho CEO và ban giám đốc những hoạt động liên quan đến tiếp thị trong doanh nghiệp.

Công việc của CMO là xây dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp. Họ là người nghiên cứu thị trường, quản lý thương hiệu, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, định giá và lên những kế hoạch Marketing phù hợp. Tất cả nhằm mục đích khiến khách hàng mua sản phẩm và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. 

CCO (Chief Commercial Officer) – Giám đốc kinh doanh

CCO là vị trí giám đốc kinh doanh hay giám đốc thương mại trong công ty. Đây là người chịu trách nhiệm điều hành và lên những chiến lược thương mại cho công ty. CCO có liên hệ chặt chẽ với CMO và bộ phận Marketing. CCO cần có kỹ năng phát triển công ty và kiến thức Marketing. 

CHRO (Chief Human Resource Officer) – Giám đốc nhân sự

Một trong các chức danh giám đốc trong công ty được quan tâm nhất là CHRO – giám đốc nhân sự. Đây là người giám sát mọi vấn đề liên quan đến chính sách, hoạt động quản lý nhân lực và quan hệ lao động trong công ty. Giám đốc nhân sự sẽ là người làm việc với bộ phận nhân sự và có nhiệm vụ báo cáo tình hình nhân sự cho CEO. 

CHRO là giám đốc quản lý nhân sự và quan hệ lao độngCHRO là giám đốc quản lý nhân sự và quan hệ lao động

CLO (Chief Legal Officer) – Giám đốc pháp chế

CLO nghĩa là giám đốc pháp chế hay giám đốc điều hành pháp lý. Đây là một trong các chức danh giám đốc giúp công ty giảm những rủi ro pháp lý. Họ sẽ tư vấn cho hội đồng quản trị và nhân sự công ty về các vấn đề pháp luật, những quy định cần biết để giảm rủi ro bị kiện tụng. 

COO (Chief Operations Officer) – Giám đốc vận hành

COO – giám đốc vận hành là người điều hành, giám sát chức năng hành chính và hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Họ sẽ phải báo cáo cho CEO và được xem như phó chủ tịch điều hành hoạt động tại một số tập đoàn. 

CIO (Chief Information Officer) – Giám đốc thông tin

CIO, giám đốc thông tin là người chơi trách nhiệm quản lý và triển khai công nghệ thông tin cho công ty. Họ là người có kiến thức về công nghệ và thường xuyên nắm bắt những xu hướng mới trong và ngoài nước.

CIO là vị trí mơ ước giành cho những ai yêu thích và am hiểu về công nghệ thông tinCIO là vị trí mơ ước giành cho những ai yêu thích và am hiểu về công nghệ thông tin

CPO (Chief Product Officer) – Giám đốc sản phẩm

CPO nghĩa là giám đốc sản xuất hoặc đôi khi là trưởng bộ phận sản xuất. Đây là người điều hành công ty, chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến sản phẩm. Họ sẽ lên những chiến lược kinh doanh và triển khai cho toàn bộ tổ chức. CPO là chức danh thường xuất hiện trong những công ty sử dụng công nghệ hoặc ngân hàng và bảo chí. 

>>>Xem thêm: Giám đốc sản xuất là gì? Mô tả công việc của vị trí giám đốc sản xuất

Trên đây là giải thích các chức danh giám đốc mà người lao động cần biết. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về các chức danh trong công ty và hướng phát triển sự nghiệp để theo đuổi những vị trí cao cấp này. Đừng quên truy cập TOPCV để bổ sung những kiến thức về thị trường và tìm thấy những việc làm phù hợp nhất. 

Nguồn ảnh: Sưu tầm