Tổng hợp các bài thu hoạch TW5 (Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 5 khóa XII – Tài liệu text
Tổng hợp các bài thu hoạch TW5 (Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 5 khóa XII của Đảng viên )
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.37 KB, 61 trang )
Bài thu hoạch nghị quyết Trung Ương 5 khóa XII
Nghị quyết số 05 – NQ/TW khóa XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành bàn về
một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất
lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Kết thúc hội nghị, các cán bộ Đảng viên sẽ phải làm một bài Thu hoạch về Nghị quyết TW 5
khóa XII. Dưới đây là mẫu Bài thu hoạch nghị quyết Trung Ương 5 khóa XII. Mời các bạn
cùng tham khảo.
Bài thu hoạch nghị quyết Trung Ương 5 khóa XII gồm 2 mẫu:
Mẫu 1: Bài thu hoạch nghị quyết TW 5 khóa XII dành cho cán bộ chủ chốt
Mẫu 2: Bài thu hoạch nghị quyết TW 5 khóa XII dành cho cán bộ, đảng viên
Mời các bạn cùng tham khảo các mẫu bài thu hoạch nghị quyết Trung Ương 5 khóa XII.
Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 5 khóa XII của Đảng viên – Mẫu số 9
BÀI THU HOẠCH
Học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)
Họ và tên đảng viên: ……………………..
Ngày/tháng/năm sinh: ……………………
Chức vụ: Công chức Văn hóa – Xã hội.
Đang sinh hoạt tại: Chi bộ cơ quan, thuộc Đảng bộ xã …………….
Qua học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa XII) và Kế hoạch của Đảng ủy, bản thân nghiêm túc tiếp thu những nội dung mà
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và kế hoạch của
Đảng ủy đã đề ra, cụ thể như sau:
1. Nhận thức của bản thân về các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
trong các Nghị quyết đã được giới thiệu tại Hội nghị và Kế hoạch của Đảng ủy:
1.1. Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 3/6/2017 “về phát triển kinh tế tư nhân trở
thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”:
1.1.1. Nhận thức về quan điểm:
Kinh tế tư nhân đóng góp lớn cho nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Đã
5
hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, từng bước nâng cao trách
nhiệm đối với người lao động, cộng đồng, xã hội và đạo đức, văn hoá trong kinh doanh, hoạt
động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũ
doanh nhân ngày càng lớn mạnh.
Vai trò lãnh đạo của Đảng, hoạt động giám sát phản biện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
cho người lao động và người sử dụng lao động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
chính trị – xã hội các cấp đối với khu vực kinh tế tư nhân được nâng lên. Phương thức quản lý
của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân ngày càng phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Các hiệp
hội ngành nghề thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò cầu nối giữa cộng đồng doanh nhân, giúp
doanh nghiệp nắm bắt kịp thới các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học – công nghệ và phát triển thị trường.
1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
* Mục tiêu: Xây dựng nền kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm
đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, góp phần phát triển kinh tế – xã
hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội.
* Nhiệm vụ và giải pháp: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đổi mới
nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân.
Thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách
về phát triển kinh tế tư nhân. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển
kinh tế tư nhân. Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển
nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.
1.2. Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017 “về hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa”:
1.2.1. Nhận thức về quan điểm:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn, có nhiều
đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa từng bước hình thành. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện
và phù hợp hơn với luật pháp quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thực hiện cam
kết hội nhập quốc tế. Chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp phát triển
đa dạng. Việc đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước được
đẩy mạnh; kinh tế tập thể được quan tâm đổi mới; kinh tế tư nhân ngày càng được coi trọng;
6
đội ngũ doanh nhân không ngừng lớn mạnh; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được kết quả
tích cực. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản được thể chế hóa tương đối đầy đủ. Hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện
và thông thoáng hơn; quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế được bảo đảm hơn.
Việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực phù hợp hơn với cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực
hiện còn chậm. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn,
thiếu ổn định, nhất quán; còn có biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo được bước đột phá trong
huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Các cơ chế, chính sách đã
chú trọng kết hợp giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội
cho người dân tham gia và nhận được thành quả từ quá trình phát triển kinh tế. Phương thức
lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Nhà nước từng bước được đổi mới phù hợp hơn với yêu cầu
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
* Mục tiêu:
Xây dựng hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN góp phần huy động và phân
bổ, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh và bền vững
vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tạo tiền đề vững chắc cho
việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền KTTT định hướng XHCN.
* Nhiệm vụ và giải pháp: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng
và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Thống nhất nhận thức về nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình
doanh nghiệp. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền
vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu. Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường. Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3. Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03/6/2016 “về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và
nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”
1.3.1. Nhận thức về quan điểm:
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với
cơ chế thị trường. Hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã có bước đổi
7
mới theo hướng phù hợp hơn với sự thay đổi về cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước
và cơ chế thị trường.Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” và các chủ trương của Đảng về doanh
nghiệp nhà nước; các cấp, các ngành, các doanh nghiệp nhà nước đã cụ thể hóa và triển khai
thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao
hiệu quả.
Các cơ chế, chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là công cụ quan trọng
để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó
với những biến động thị trường; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; đóng góp quan
trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Sắp xếp, ghoàn
thiện lại doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được thu
gọn hơn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt. Hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh
tranh của một số doanh nghiệp nhà nước được nâng lên. Cơ chế hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước đã có bước đổi mới theo hướng tự chủ kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, công khai,
minh bạch.
1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
* Mục tiêu:
Sắp xếp lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công
nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nhằm huy động,
phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại
doanh nghiệp để doanh nghiệp nhà nước giữ vững vị trí theo chốt và là một lực lượng vật chất
quan trọng của kinh tế nhà nước.
* Nhiệm vụ và giải pháp:
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực,
phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh
nghiệp nhà nước.Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước thật sự vận
hành theo cơ chế thị trường.
Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng; phát huy vai
trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề
nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước.
2. Cảm nhận về nền kinh tế tư nhân và hợp tác xã tại địa phương
Kinh tế tư nhân và hợp tác xã đã phát triển có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có
khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trên nhiều phương diện, được tự do
kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận
8
các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt
động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã hình thành được
một số tập đoàn kinh tế tư nhân.
2.1. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
* Hạn chế, yếu kém: Các cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân và hợp
tác xã phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế
tư nhân và hợp tác xã còn khá phổ biến. Tình trạng sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi
trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; gian lận thương mại… diễn ra nghiêm
trọng, phức tạp. Nhiều quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân và hợp tác xã chưa được thực
hiện nghiêm. Môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro cao
và thiếu tính minh bạch. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh
doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh
tế khác; chi phí trung gian, không chính thức còn nhiều.
* Nguyên nhân hạn chế, yếu kém:
Công tác phổ biến, quán triệt và tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân và hợp tác xã chưa được thực hiện thường
xuyên, đầy đủ, sâu rộng. Vẫn còn một số vấn đề về phát triển kinh tế tư nhân và hợp tác xã
cần tiếp tục được cụ thể hoá, làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Thể chế về phát triển
doanh nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất cập. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân, nhất là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực. Hiệu lực,
hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân và hợp tác xã hiệu quả chưa cao,
chưa nghiêm.
3. Đề xuất, kiến nghị những nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trong thời gian tới:
Mỗi cán bộ, đảng viên phải tập trung làm rõ và nêu cao tinh thần trách nhiệm cá
nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,
tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống để từ đó đề ra các
hoạt động thực hiện công tác chuyên môn, nhất là các chính sách của Đảng, Nhà nước có liên
quan.
Thực hiện nghiêm túc Quy định về những điều Đảng viên không được làm. Làm tốt
việc kiểm điểm hàng năm để có căn cứ xem xét, sàng lọc đội ngũ cán bộ, đảng viên trong chi
bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Tự phê bình và
9
phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành trên cơ sở tình thương yêu đồng chí,
đồng nghiệp. Tôn trọng, lắng nghe và giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
XÁC NHẬN CỦA CHI BỘ
Người viết thu hoạch
Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 5 khóa XII của Đảng viên – Mẫu số 8
ĐẢNG BỘ HUYỆN…
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ TRƯỜNG THPT…
…..,ngày …tháng …năm 2017
BÀI THU HOẠCH
Học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XII
——————–Họ và tên: ……………………………
Chức vụ: giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT …………..
Qua học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XII, bản thân tôi có những nhận
thức như sau:
1.Về tình hình và nguyên nhân:
a. Nghị Quyết số 10-NQ/TW:
Trong hơn 30 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Đảng ta luôn quan tâm phát triển và coi trọng các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư
nhân, bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Để phát triển kinh tế tư nhân,
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số
14-NQ/TW ngày 18-3-2002 “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều
kiện phát triển kinh tế tư nhân” (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 14-NQ/TW). Qua 15 năm
thực hiện, Nghị quyết số 14-NQ/TW đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế tư nhân phát
triển nhanh và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, đồng thời góp phần hình
thành, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 14NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết
1
0
số 10-NQ/TW ngày 3-6-2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Nghị quyết số 11-NQ/TW:
Qua hơn 30 năm đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, Đảng ta
luôn quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, rút ra các bài học kinh nghiệm, tiếp tục
xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng
giai đoạn phát triển, góp phần quan trọng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở
thành quốc gia có thu nhập trung bình, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an
sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, củng
cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại, hội nhập quốc tế.
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII,
Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo, giao Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan thường trực
giúp Ban Chỉ đạo tiến hành tổng kết và xây dựng Đề án “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa” (trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6
khóa X).
Mục tiêu của Đề án là tổng kết 10 năm (2008 – 2017) thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kiến nghị, đề xuất
các chủ trương, chính sách và giải pháp lớn nhằm thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội XII
của Đảng về hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế đến
năm 2020 và năm 2030.
Trên cơ sở Đề án “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, tại Hội
nghị Trung ương 5 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất ban hành Nghị quyết
số 11 -NQ/TW ngày 3-6-2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
c. Nghị quyết số 12-NQ/TW:
Trong hơn 30 năm qua, Đảng ta luôn quan tâm đến việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, năm 2001, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
đã ban hành Nghị quyết chuyên đề “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước”. Tiếp đó, qua các kỳ Đại hội, Đảng đã có nhiều nghị quyết, kết
luận bổ sung, phát triển nội dung này. Các ngành, các cấp đã nghiêm túc tổ chức thực hiện các
Nghị quyết của Đảng, đạt nhiều kết quả tích cực. Chính phủ có chương trình hành động, kế
hoạch đồng bộ, cụ thể và chỉ đạo quyêt liệt, sâu sát, định kỳ sơ kết, tổng kết. Tuy vậy, kết quả
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cho đến nay chưa đáp ứng yêu cầu. Đại hội XII của
1
1
Đảng đã nhận định: “Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, chưa thể hiện được vai
trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nưóc”; đồng thời đề ra yêu cầu và giải pháp tiếp tục
đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Để thực hiện yêu cầu của Đại hội XII, cần tổng kết, xác định những kết quả đạt được, những
hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, kiến nghị, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp
lớn nhằm cụ thể hóa và thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về cơ cấu lại,
đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn tới; Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3-6-2017
về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
2./ Những điểm mới trong quan điểm chỉ đạo :
a. Nghị Quyết số 10-NQ/TW:
Thứ nhất, phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách
quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng
sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.
Thứ hai, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng
với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trong
GDP.
Thứ ba, xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư
nhân lành mạnh và đúng định hướng. Phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước của kinh tế tư
nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh
bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tư
bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để
trục lợi bất chính.
Thứ tư, kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tự
nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô hình doanh
nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn
vào các tập đoàn kinh tế nhà nước có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu
vực, toàn cầu.
1
2
Thứ năm, khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp
nhà nước khi cổ phần hóa hoặc Nhà nước thoái vốn. Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên
kết sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị
trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiến
và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thứ sáu, chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tự
cường, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam
ngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh
đạo, quản trị cao; chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân.
b. Nghị Quyết số 11-NQ/TW:
Thứ nhất, xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một
nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế – xã hội
nhanh và bền vững; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Thứ hai, nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh
tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn kết hài hoà giữa tăng
trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá và bảo vệ môi
trường, đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội.
Thứ ba, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình phát
triển liên tục; kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh
nghiệm từ thực tiễn đổi mới ở nước ta; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng
phải đảm bảo giữa vững độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thứ tư, hoàn thiện thể chế kinh tế phải đi đôi với đổi mới, hoàn thiện bộ máy tổ chức, cán bộ
của toàn hệ thống chính trị; xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức năng và mối
quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội phù hợp với kinh tế thị trường; bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ năm, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan
trọng của cả hệ thống chính trị. Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo
của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống
1
3
chính trị và của toàn xã hội trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
c. Nghị Quyết số 12-NQ/TW:
– Doanh nghiệp nhà nước (là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ
cổ phần, vốn góp chi phối, tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty
trách nhiệm hữu hạn) là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Doanh nghiệp nhà nước tập
trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an
ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
– Doanh nghiệp nhà nước phải thật sự hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế
làm tiêu chí đánh giá chủ yếu; tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định pháp luật. Bảo đảm công khai, minh
bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước. Tách bạch nhiệm vụ kinh doanh
với nhiệm vụ cung cấp hàng hoá và dịch vụ công ích của doanh nghiệp nhà nước.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực canh tranh của doanh nghiệp nhà nước để làm tốt
vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm doanh
nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế – xã hội.
– Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là phân bổ lại có hiệu quả các nguồn lực nhà
nước theo cơ chế thị trường; là quá trình thường xuyên, liên tục với phương thức thực hiện và
lộ trình hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết cổ
phấn hoá, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ
cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả, đồng thời
xử lý triệt để, bao gồm cả phá sản doanh nghiệp nhà nước yếu kém.
– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước; không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước.
Tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản
lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản trị và phẩm chất đạo đức để kiện toàn đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước.
– Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng ;phát huy vai trò
của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc giám sát
đối với việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
3.Mục tiêu,nhiệm vụ và giải pháp trong nghị quyết Trung ương 5 khóa XII:
* Mục tiêu :
1
4
a. Nghị Quyết số 10-NQ/TW:
– Mục tiêu tổng quát: Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự là một
động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần không
ngừng nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
– Các mục tiêu cụ thể: gồm 3 mục tiêu
(1) Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấn
đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh
nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp;
(2) Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn
đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 là khoảng
50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 là khoảng 60 – 65%;
(3) Bình quân giai đoạn 2016 – 2025, năng suất lao động tăng khoảng 4 – 5%/năm. Thu hẹp
khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp với nhóm dẫn đầu ASEAN 4; nhiều doanh nghiệp của khu vực tư nhân có hoạt động
đổi mới, sáng tạo, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu.
b. Nghị Quyết số 11-NQ/TW
Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt
mô hình hoàn chỉnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần huy động
tối đa và sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và
bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
– Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Phấn đấu hoàn thiện một bước đồng bộ hơn hệ thống thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế
thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và
thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát
triển văn hoá, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã
hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
– Mục tiêu đến năm 2030: Hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
c. Nghị Quyết số 12-NQ/TW:
– Mục tiêu tổng quát: Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên
nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế
1
5
nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội và bảo toàn, phát triển vốn nhà
nước tại doanh nghiệp, bảo đảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất
quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội.
– Mục tiêu đến năm 2020:
+ Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017 – 2020 trên cơ sở các tiêu chí
phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực.
Hầu hết doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh
nghiệp cổ phần. Phấn đấu hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần
nắm giữ, tham gia góp vốn.
+ Tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thua lỗ, các dự án,
công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.
+ Phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; nâng cao một bước
quan trọng hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
nhà nước.
+ Hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản của Nhà nước
đầu tư tại doanh nghiệp. Chậm nhất đến năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làm
đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại
doanh nghiệp.
– Mục tiêu đến năm 2030:
+ Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh
nghiệp cổ phần.
+ Trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước hiện đại tương đương
với khu vực; đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; hình thành đội ngũ
quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt.
+ Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước hiện có với quy mô lớn, hoạt động
hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt
của nền kinh tế.
* Nhiệm vụ và giải pháp:
a. Nghị Quyết số 10-NQ/TW:
Gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương,
chính sách về phát triển kinh tế tư nhân
Hai là, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân
1
6
Ba là, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn
nhân lực, nâng cao năng suất lao động
Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
Năm là, đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai
trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp đối
với kinh tế tư nhân
b. Nghị Quyết số 11-NQ/TW
Gồm 6 nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình
doanh nghiệp
Ba là, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
Bốn là, hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến
bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí
hậu
Năm là, hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Sáu là, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế
của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
c. Nghị Quyết số 12-NQ/TW:
Gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
Hai là, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước thật sự vận hành theo
cơ chế thị trường
Ba là, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực,
phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước
Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
Năm là, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng; phát huy vai
trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề
nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước
4. Kiến nghị, đề xuất về các biện pháp thực hiện ở ngành, ở địa phương, đơn vị và trách
nhiệm cụ thể của cá nhân:
a)Ý kiến, đề xuất:
1
7
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
b)Trách nhiệm của bản thân:
Là một giáo viên, tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết 12 đã đề ra.
Thì bản thân cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân, giáo viên và học sinh những
vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu. Cần xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với vận
mệnh của Đảng, của dân tộc ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước bằng
những hành động cụ thể: Cần xác định được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn phấn
đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; luôn học tập đổi mới theo đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy, góp
phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụ
chuyên môn; tu dưỡng đạo đức, lối sống, kĩ năng góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất
của nhà giáo.
Người viết thu hoạch
Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 5 khóa XII của Đảng viên – Mẫu số 7
BÀI THU HOẠCH
Kết quả học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Họ và tên: ……………………
Chức vụ: Đảng viên
Đang sinh hoạt tại: Trường …………….
Câu 1: Phân tích, nhận thức sâu sắc của cá nhân những vấn đề cơ bản về thực trạng
(thành tựu, hạn chế và nguyên nhân), những điểm mới, mục tiêu, giải pháp trong các nghị
quyết đã được giới thiệu tại hội nghị.
Trả lời: Nghị quyết TW5 khóa XII của Đảng gồm 3 Nghị quyết:
* Nghị quyết số 10 – NQ/TW ngà y 03/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành
một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”.
1
8
1. Thành tựu đạt được:
– Kinh tế tư nhân nước ta không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi
mới và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
– Nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng, ngày càng
tích cực hơn.
– Kinh tế tư nhân được phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử
bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
– Đội ngũ doanh nhân ngyà càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không
ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
2. Những hạn chế, yếu kém:
– Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập,
thiếu đồng bộ.
– Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực của nền kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
– Vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân còn khá phổ biến.
– Nhiều quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm.
3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:
– Một số vấn đề về phát triển kinh tế tư nhân cần được tiếp tục cụ thể hóa, làm rõ cả lí luận và
thực tiễn.
– Hiệu lực, hiệu quả quản lí của nhà nước còn nhiều hạn chế.
– Vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với sự phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập.
– Xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại của kinh tế tư nhân còn thấp.
4. Những điểm mới:
– Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa
cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất;
huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.
– Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh
tế độc lập, tự chủ. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh,
bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng
đóng góp trong GDP.
– Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển
1
9
kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước của
kinh tế tư nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công
khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của
“chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không
lành mạnh để trục lợi bất chính.
– Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật
không cấm. Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinh
doanh tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô
hình doanh nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư
nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và
chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.
– Khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà
nước khi cổ phần hóa hoặc Nhà nước thoái vốn.
– Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, lòng
yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng
vững mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh đạo,
quản trị cao; chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân.
5. Mục tiêu:
– Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
– Binh quân giai đoạn 2016-2025, năng suât lao động tăng khoảng 4-5%/năm.
6. Giải pháp:
– Một là, thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương,
chính sách về phát triển kinh tế tư nhân.
– Hai là, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân.
– Ba là, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn
nhân lực, nâng cao năng suất lao động.
– Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
– Năm là, đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai
trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội- nghề nghiệp đối với
kinh tế tư nhân.
* Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017 “Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa”.
2
0
1. Những thành tựu đạt được:
– Nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN ngày càng đầy đủ hơn; các định hướng lớn để
tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN được xác định rõ hơn.
– Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, gắn kết với thị
trường khu vực và thế giới.
– Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng
bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.
2. Những hạn chế, yếu kém:
– Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta thực hiện còn chậm.
– Chưa thực sự tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, ổn định cho các doanh
nghiệp.
– Hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế còn
nhiều hạn chế. Giá cả một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu chưa được xác lập thật sự theo cơ
chế thị trường.
– Một số loại thị trường chậm hình thành và phát triển.
– Thể chế bảo đảm thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm QP, AN
còn nhiều bất cập, hạn chế.
– Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả chưa cao.
– Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới về kinh tế.
– Quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của KTTT định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế; hiệu lực, hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm.
3. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém:
– Nhận thức chưa rõ ràng, đầy đủ về nền KTTT định hướng XHCN, nhất là về định
hướng XHCN; về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và DNNN; về vai trò của KT tập thể và
KT tư nhân; về cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực theo cơ chế thị trường…
– Năng lực xây dựng và thực thi thể chế còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của nền
KTTT.
– Thể chế quản lý, quản trị doanh nghiệp yếu kém, tạo kẽ hở để hình thành nhóm lợi ích.
– Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm hiệu quả còn thấp.
– Vai trò, chức năng, phương thức hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị chậm
thay đổi phù hợp với yêu cầu phát triển KTTT trong điều kiện hội nhập quốc tế.
4. Những điểm mới:
2
1
– Xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là một nhiệm vụ chiến lược, là
khâu đột phá quan trọng, để phát triển nhanh và bền vững; đổi mới mô hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
– Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT,
thông lệ quốc tế. Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế. Gắn
kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn
hoá, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
– Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là quá trình phát triển liên tục; kế thừa có chọn
lọc thành tựu phát triển KTTT của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở
nước ta.
– Hoàn thiện thể chế kinh tế đi đôi với hoàn thiện thể chế chính trị mà trọng tâm là đổi mới,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và cán bộ.
– Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý
của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội trong quá trình
hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN.
5. Mục tiêu:
– Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN tạo tiền đề vững
chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền KTTT định hướng
XHCN; góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy
KT-XH phát triển nhanh và bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”.
– Mục tiêu đến năm 2020: Phấn đấu hoàn thiện một bước đồng bộ hơn hệ thống thể chế
KTTT định hướng XHCN. Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa kinh tế và chính trị, giữa Nhà
nước và thị trường; sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển con
người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát
triển xã hội bền vững.
– Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
– Mục tiêu đến năm 2030: Hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế KTTT định
hướng XHCN ở nước ta.
6. Giái pháp:
– Về thống nhất nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta
+ Là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền
XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
2
2
+ Định hướng XHCN của nền kinh tế được nhất quán xác lập và tăng cường thông qua sự lãnh
đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, lấy con người làm trung tâm, vì mọi người và do
con người; phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng XH
ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.
– Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh
nghiệp.
– Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
– Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng KT với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công
bằng XH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Nghị quyết số 12 – NQ/TW, ngày 03/6/2017 “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng
cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước”
1. Thành tựu:
– Cùng với cơ chế, chính sách của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là công cụ quan trọng để
thực hiện hiệu quả các chính sánh ổn định kinh tế vĩ mô kiềm chế lạm phát, đối phó với những
biến động của thị trường, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng cho
sự phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.
– Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được
thu gọn hơn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt.
– Quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế
thị trường.
2. Hạn chế, yếu kém:
– Vai trò của doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế nhà nước, dẫn dắt,
tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế còn hạn chế.
– Việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước triển khai chậm, quá trình cổ
phần hóa còn yếu kém, tiêu cực và một số khó khăn, vướng mắc về thể chế chậm được giải
quyết, nhất là thể chế định giá đất đai, tài sản.
– Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng, phương thức hoạt động của các tổ chức
chính trị- xã hội trong doanh nghiệp chưa theo kịp thời yêu cầu đổi mới, cơ cấu lại doanh
nghiệp nhà nước.
3. Nguyên nhân:
– Nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, về yêu cầu và
giải pháp cơ cấu lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước còn
chưa đầy đủ, chưa có sự nhận thức và hành động.
– Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của đảng về doanh nghiệp nhà nước
còn nhiều yếu kém, bất cập.
2
3
– Thể chế quản lí, doanh nghiệp nhà nước còn không ít hạn chế, yếu kém, tạo kẽ hở để hình
thành “nhóm lợi ích”, tham nhũng, lãng phí.
– Công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước còn
nhiều hạn chế.
– Hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán của cơ quan quản lí
nhà nước không cao.
4. Những điểm mới:
– Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ
phần, vốn góp chi phối; được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công
ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh
tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan
trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác không đầu tư.
– Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí
đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để làm tốt
vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm doanh
nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế – xã hội, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế.
– Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường là quá trình thường
xuyên, liên tục với phương thức thực hiện và lộ trình hợp lý.
– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước; không để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Tách
bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản
lý nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp, chức năng quản trị kinh doanh của doanh
nghiệp nhà nước.
– Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng; phát huy
vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong giám
sát đối với việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; bảo
đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, giữ vững ổn định chính trị xã hộ.
5. Mục tiêu:
Cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện
đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn quốc tế. Để kinh tế nhà nước giữ vị trí then
chốt và là lực lượng quan trọng của nền kinh tế nước nhà.
2
4
– Mục tiêu đến năm 2020
Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước….kém hiệu quả, thua lỗ kéo
dài.
Phấn đấu đáp ứng các chuẩn quốc tế về quản trị kinh doanh.
Hoàn thành mô hình quản lí, giám sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản của nhà nước
đầu tư tại doanh nghiệp.
– Mục tiếu đến năm 2030
Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu sở hữu hốn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ
phần.
Trình độ công nghệ, kĩ thuật sản xuất hiện đại tương với các nước trong khu vức và đáp ứng
đủ chuẩn mực quốc tế.
Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước với quy mô lớn, hoạt động hiệu quả có
khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.
6. Giái pháp:
– Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
– Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước thật sự vận hành theo cơ chế
thị trường.
– Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩm
chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước.
– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.
– Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng; phát huy vai trò của
nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp
tại doanh nghiệp nhà nước.
Câu 2: Đồng chí liên hệ với thực tiễn cơ quan, đơn vị công tác và trách nhiệm cá
nhân.
Trả lời:
Đối với cơ quan, đơn vị:
– Triển khai Nghị quyết TW5 khóa XII của Đảng đến từng cán bộ, đảng viên, giáo viên và
nhân viên.
– Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, giáo viên và nhân viên viết bài thu hoạch.
2
5
– Mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên và nhân viên phải nghiên cứu Nghị quyết TW5 và áp đụng
và thực tiễn.
– Tuyên truyền cho học sinh và người dân hiểu về Nghị quyết TW5 khóa XII của Đảng.
– Tích cực tham gia sản xuất, làm kinh tế, kinh doanh để phát triển kinh tế gia đình và góp
phần phát triển đất nước.
Đối với bản thân:
Là một giáo viên , tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà Nghị quyết Trung ương
5 khóa XII đã đề ra. Thì bản thân cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân, giáo viên
và học sinh những vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu. Cần xác định rõ hơn trách
nhiệm của mình đối với vận mệnh của Đảng, của dân tộc ta trong thời kỳ công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước bằng những hành động cụ thể. Cần xác định được trách nhiệm và nhiệm
vụ của mình, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; luôn học tập đổi mới phương
pháp giảng dạy. Tìm đọc tài liệu, văn bản pháp luật, những đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy , góp phần tích
cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụ chuyên
môn; tu dưỡng đạo đức, lối sống, kĩ năng góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất của nhà
giáo.
Câu 3: Đề xuất, kiến nghị những giải pháp có tính khả thi trong việc thực hiện
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng.
Trả lời:
Để tổ chức, thực hiện tốt nội dung của Hội nghị Trung ương 5, khóa XII của Đảng,
trong chi bộ trong thời gian tới, tôi xin đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp như sau:
Một là, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên phải tập trung làm rõ và nêu cao tinh thần trách
nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống để từ đó
đề ra các hoạt động thực hiện công tác chuyên môn, nhất là các chính sách của Đảng, Nhà
nước có liên quan, ảnh hưởng lớn đến mọi người dân.
Hai là, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành trên cơ sở
tình thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Thực hiện nghiêm túc Quy định về những điều Đảng
viên không được làm. Làm tốt việc kiểm điểm hàng năm để có căn cứ xem xét, sàng lọc đội
ngũ cán bộ, đảng viên trong chi bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng.
Ba là, tôn trọng, lắng nghe và giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động là căn cứ quan trọng để tổ chức xem xét cán bộ.
2
6
Bốn là, thực hiện tốt việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ
Chính trị “tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách đạo đức Hồ
Chí Minh”.
Với truyền thống, bản chất tốt đẹp của Đảng, được nhân dân, cán bộ, công chức, viên
chức đồng tình, nhiệt tình ủng hộ, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 5, khóa XII của Đảng, tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng
Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,
HĐH, hội nhập và phát triển toàn diện đất nước với mục tiêu chung là “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Người viết bài thu hoạch
Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 5 khóa XII của Đảng viên – Mẫu số 6
ĐẢNG BỘ ..………….
ĐẢNG ỦY ..……..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-…., ngày … tháng … năm 2017
Họ và tên: …………………………………….
Chức vụ: Đảng viên.
Đơn vị công tác: Chi bộ ..….……………
BÀI THU HOẠCH
HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 5
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XII)
Sau khi được học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa
XII, bản thân tôi đã nhận thức về “Các quan điểm chỉ đạo; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cụ thể như sau:
Quan điểm chỉ đạo:
– Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm
vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững; đổi
mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
– Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị
trường, thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều
kiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu
thành của thể chế kinh tế. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
– Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình phát triển liên
tục; kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm
tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng
thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
– Hoàn thiện thể chế kinh tế đi đôi với hoàn thiện thể chế chính trị mà trọng tâm là đổi mới,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và cán bộ. Có bước đi phù hợp,
2
7
vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện. Xác định rõ và thực
hiện đúng vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ của Nhà nước, thị trường và xã hội phù
hợp với kinh tế thị trường; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường và giữ vững vai
trò lãnh đạo của Đảng.
– Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng,
vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị. Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực
lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị và của toàn xã hội trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu:
1 – Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta
– Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường
hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”.
– Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta thể hiện ở chỗ kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của
nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn hơn 30 năm đổi mới; có hệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông
suốt, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên thế giới; vai trò, chức năng của Nhà nước và thị
trường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế phổ
biến. Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế được nhất quán xác lập và tăng cường
thông qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, lấy con người làm trung tâm, vì
mọi người và do con người; phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.
– Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng
vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư
nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các chủ thể thuộc các thành
phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật. Khuyến khích làm
giàu hợp pháp. Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng
thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an
sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
– Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đóng vai trò định
hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh
bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định
hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ tài nguyên, môi
trường; phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy
động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất;
các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ
chế thị trường.
2 – Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình
doanh nghiệp
Hoàn thiện thể chế về sở hữu
– Thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được quy định
trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong
2
8
thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản được giao dịch thông suốt; bảo
đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.
– Hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả đất
đai, tài nguyên, khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tham nhũng, lãng phí trong lĩnh
vực này. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cường giám sát, quản lý
chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất giao cho các cộng đồng và doanh nghiệp nhà nước.
Tạo thuận lợi cho việc chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị
quyền sử dụng đất; hỗ trợ tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ ở
nông thôn và nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với bảo đảm việc làm và
thu nhập bền vững của nông dân, giữ vững ổn định chính trị – xã hội ở nông thôn.
– Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên. Nhà nước giao quyền khai thác tài nguyên cho các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.
– Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản công;
phân biệt rõ tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện chính sách xã hội. Đầu tư vốn
của Nhà nước vào doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.
– Hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh
bạch và độ tin cậy cao; quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi hiệu quả.
– Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo hướng thống nhất,
đồng bộ. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự với
các quy trình, thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch. Hoàn thiện các quy định về đăng ký và
giao dịch tài sản; phát triển hệ thống đăng ký minh bạch, liên thông, dễ tiếp cận, nhất là bất
động sản.
Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
– Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt
hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều hoạt
động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật. Tạo điều kiện
thuận lợi thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam thật sự trở thành
lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, bảo đảm tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.
– Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, nhất là về đầu tư công, đấu thầu. Bảo đảm quyền
tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể kinh tế đã được Hiến pháp quy định;
xóa bỏ các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính. Hoàn thiện các quy định liên quan để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
hoạt động khởi nghiệp.
– Hoàn thiện thể chế về cạnh tranh; tăng cường tính minh bạch về độc quyền nhà nước. Xóa
bỏ các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế.
– Tiếp tục hoàn thiện thể chế cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước,
đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; thực sự hoạt động theo cơ chế thị
trường. Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp, lâm
nghiệp nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất, rừng và các tài sản nhà nước đã đầu tư; bảo đảm
lợi ích của Nhà nước và các bên đang nhận khoán đất đai, vườn cây lâu năm. Tăng cường
quản lý, giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, không để thất thoát,
lãng phí vốn, tài sản nhà nước.
– Hoàn thiện thể chế, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập về phạm
vi hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và tài chính gắn với cơ chế đánh giá độc lập.
Thực hiện xã hội hóa tối đa các dịch vụ công, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các đơn vị sự
nghiệp công lập và các đơn vị ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ công theo cơ chế thị
trường.
2
9
làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Đãhình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, từng bước nâng cao tráchnhiệm đối với người lao động, cộng đồng, xã hội và đạo đức, văn hoá trong kinh doanh, hoạtđộng đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũdoanh nhân ngày càng lớn mạnh.Vai trò lãnh đạo của Đảng, hoạt động giám sát phản biện, bảo vệ quyền lợi hợp phápcho người lao động và người sử dụng lao động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chứcchính trị – xã hội các cấp đối với khu vực kinh tế tư nhân được nâng lên. Phương thức quản lýcủa Nhà nước đối với kinh tế tư nhân ngày càng phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Các hiệphội ngành nghề thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò cầu nối giữa cộng đồng doanh nhân, giúpdoanh nghiệp nắm bắt kịp thới các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học – công nghệ và phát triển thị trường.1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp* Mục tiêu: Xây dựng nền kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọngcủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớmđưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, góp phần phát triển kinh tế – xãhội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằngxã hội.* Nhiệm vụ và giải pháp: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đổi mớinội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổquốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân.Thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sáchvề phát triển kinh tế tư nhân. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triểnkinh tế tư nhân. Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triểnnguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.1.2. Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017 “về hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa”:1.2.1. Nhận thức về quan điểm:Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn, có nhiềuđặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa từng bước hình thành. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiệnvà phù hợp hơn với luật pháp quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thực hiện camkết hội nhập quốc tế. Chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp phát triểnđa dạng. Việc đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đượcđẩy mạnh; kinh tế tập thể được quan tâm đổi mới; kinh tế tư nhân ngày càng được coi trọng;đội ngũ doanh nhân không ngừng lớn mạnh; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được kết quảtích cực. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản được thể chế hóa tương đối đầy đủ. Hiệu quả vàsức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiệnvà thông thoáng hơn; quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế được bảo đảm hơn.Việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực phù hợp hơn với cơ chế thị trường.Tuy nhiên, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thựchiện còn chậm. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn,thiếu ổn định, nhất quán; còn có biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo được bước đột phá tronghuy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Các cơ chế, chính sách đãchú trọng kết hợp giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hộicho người dân tham gia và nhận được thành quả từ quá trình phát triển kinh tế. Phương thứclãnh đạo của Đảng, hoạt động của Nhà nước từng bước được đổi mới phù hợp hơn với yêu cầuphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp* Mục tiêu:Xây dựng hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN góp phần huy động và phânbổ, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh và bền vữngvì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tạo tiền đề vững chắc choviệc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền KTTT định hướng XHCN.* Nhiệm vụ và giải pháp: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựngvà thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoànthiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Thống nhất nhận thức về nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hìnhdoanh nghiệp. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bềnvững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó vớibiến đổi khí hậu. Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thịtrường. Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.1.3. Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03/6/2016 “về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới vànâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”1.3.1. Nhận thức về quan điểm:Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn vớicơ chế thị trường. Hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã có bước đổimới theo hướng phù hợp hơn với sự thay đổi về cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp nhà nướcvà cơ chế thị trường.Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, pháttriển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” và các chủ trương của Đảng về doanhnghiệp nhà nước; các cấp, các ngành, các doanh nghiệp nhà nước đã cụ thể hóa và triển khaithực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng caohiệu quả.Các cơ chế, chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là công cụ quan trọngđể bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phóvới những biến động thị trường; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; đóng góp quantrọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Sắp xếp, ghoànthiện lại doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được thugọn hơn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt. Hiệu quả hoạt động, năng lực cạnhtranh của một số doanh nghiệp nhà nước được nâng lên. Cơ chế hoạt động của doanh nghiệpnhà nước đã có bước đổi mới theo hướng tự chủ kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, công khai,minh bạch.1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp* Mục tiêu:Sắp xếp lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng côngnghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nhằm huy động,phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tạidoanh nghiệp để doanh nghiệp nhà nước giữ vững vị trí theo chốt và là một lực lượng vật chấtquan trọng của kinh tế nhà nước.* Nhiệm vụ và giải pháp:Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực,phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại doanhnghiệp nhà nước.Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước thật sự vậnhành theo cơ chế thị trường.Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng; phát huy vaitrò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghềnghiệp tại doanh nghiệp nhà nước.2. Cảm nhận về nền kinh tế tư nhân và hợp tác xã tại địa phươngKinh tế tư nhân và hợp tác xã đã phát triển có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, cókhả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trên nhiều phương diện, được tự dokinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cậncác yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạtđộng đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã hình thành đượcmột số tập đoàn kinh tế tư nhân.2.1. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân* Hạn chế, yếu kém: Các cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân và hợptác xã phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tếtư nhân và hợp tác xã còn khá phổ biến. Tình trạng sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môitrường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; gian lận thương mại… diễn ra nghiêmtrọng, phức tạp. Nhiều quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân và hợp tác xã chưa được thựchiện nghiêm. Môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro caovà thiếu tính minh bạch. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinhdoanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinhtế khác; chi phí trung gian, không chính thức còn nhiều.* Nguyên nhân hạn chế, yếu kém:Công tác phổ biến, quán triệt và tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân và hợp tác xã chưa được thực hiện thườngxuyên, đầy đủ, sâu rộng. Vẫn còn một số vấn đề về phát triển kinh tế tư nhân và hợp tác xãcần tiếp tục được cụ thể hoá, làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Thể chế về phát triểndoanh nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất cập. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế tư nhân, nhất là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực. Hiệu lực,hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân và hợp tác xã hiệu quả chưa cao,chưa nghiêm.3. Đề xuất, kiến nghị những nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện Nghị quyếtHội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trong thời gian tới:Mỗi cán bộ, đảng viên phải tập trung làm rõ và nêu cao tinh thần trách nhiệm cánhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống để từ đó đề ra cáchoạt động thực hiện công tác chuyên môn, nhất là các chính sách của Đảng, Nhà nước có liênquan.Thực hiện nghiêm túc Quy định về những điều Đảng viên không được làm. Làm tốtviệc kiểm điểm hàng năm để có căn cứ xem xét, sàng lọc đội ngũ cán bộ, đảng viên trong chibộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Tự phê bình vàphê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành trên cơ sở tình thương yêu đồng chí,đồng nghiệp. Tôn trọng, lắng nghe và giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.XÁC NHẬN CỦA CHI BỘNgười viết thu hoạchBài thu hoạch nghị quyết trung ương 5 khóa XII của Đảng viên – Mẫu số 8ĐẢNG BỘ HUYỆN…ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMCHI BỘ TRƯỜNG THPT……..,ngày …tháng …năm 2017BÀI THU HOẠCHHọc tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XII——————–Họ và tên: ……………………………Chức vụ: giáo viênĐơn vị công tác: Trường THPT …………..Qua học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XII, bản thân tôi có những nhậnthức như sau:1.Về tình hình và nguyên nhân:a. Nghị Quyết số 10-NQ/TW:Trong hơn 30 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,Đảng ta luôn quan tâm phát triển và coi trọng các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tưnhân, bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Để phát triển kinh tế tư nhân,Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số14-NQ/TW ngày 18-3-2002 “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điềukiện phát triển kinh tế tư nhân” (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 14-NQ/TW). Qua 15 nămthực hiện, Nghị quyết số 14-NQ/TW đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế tư nhân pháttriển nhanh và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, đồng thời góp phần hìnhthành, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Để phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 14NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyếtsố 10-NQ/TW ngày 3-6-2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọngcủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.b. Nghị quyết số 11-NQ/TW:Qua hơn 30 năm đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, Đảng taluôn quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, rút ra các bài học kinh nghiệm, tiếp tụcxây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từnggiai đoạn phát triển, góp phần quan trọng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trởthành quốc gia có thu nhập trung bình, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ansinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, củngcố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại, hội nhập quốc tế.Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII,Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo, giao Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan thường trựcgiúp Ban Chỉ đạo tiến hành tổng kết và xây dựng Đề án “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa” (trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6khóa X).Mục tiêu của Đề án là tổng kết 10 năm (2008 – 2017) thực hiện chủ trương, chính sách củaĐảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kiến nghị, đề xuấtcác chủ trương, chính sách và giải pháp lớn nhằm thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội XIIcủa Đảng về hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế đếnnăm 2020 và năm 2030.Trên cơ sở Đề án “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, tại Hộinghị Trung ương 5 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất ban hành Nghị quyếtsố 11 -NQ/TW ngày 3-6-2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa.c. Nghị quyết số 12-NQ/TW:Trong hơn 30 năm qua, Đảng ta luôn quan tâm đến việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, năm 2001, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IXđã ban hành Nghị quyết chuyên đề “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệuquả doanh nghiệp nhà nước”. Tiếp đó, qua các kỳ Đại hội, Đảng đã có nhiều nghị quyết, kếtluận bổ sung, phát triển nội dung này. Các ngành, các cấp đã nghiêm túc tổ chức thực hiện cácNghị quyết của Đảng, đạt nhiều kết quả tích cực. Chính phủ có chương trình hành động, kếhoạch đồng bộ, cụ thể và chỉ đạo quyêt liệt, sâu sát, định kỳ sơ kết, tổng kết. Tuy vậy, kết quảhoạt động của doanh nghiệp nhà nước cho đến nay chưa đáp ứng yêu cầu. Đại hội XII củaĐảng đã nhận định: “Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, chưa thể hiện được vaitrò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nưóc”; đồng thời đề ra yêu cầu và giải pháp tiếp tụcđẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.Để thực hiện yêu cầu của Đại hội XII, cần tổng kết, xác định những kết quả đạt được, nhữnghạn chế, yếu kém và nguyên nhân, kiến nghị, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháplớn nhằm cụ thể hóa và thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về cơ cấu lại,đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn tới; Hội nghị lần thứnăm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3-6-2017về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.2./ Những điểm mới trong quan điểm chỉ đạo :a. Nghị Quyết số 10-NQ/TW:Thứ nhất, phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu kháchquan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóngsức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.Thứ hai, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạngvới tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trongGDP.Thứ ba, xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tưnhân lành mạnh và đúng định hướng. Phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước của kinh tế tưnhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minhbạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tưbản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh đểtrục lợi bất chính.Thứ tư, kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tựnguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô hình doanhnghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốnvào các tập đoàn kinh tế nhà nước có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khuvực, toàn cầu.Thứ năm, khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệpnhà nước khi cổ phần hóa hoặc Nhà nước thoái vốn. Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liênkết sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thịtrường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiếnvà quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ.Thứ sáu, chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tựcường, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Namngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnhđạo, quản trị cao; chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân.b. Nghị Quyết số 11-NQ/TW:Thứ nhất, xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mộtnhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế – xã hộinhanh và bền vững; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.Thứ hai, nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinhtế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn kết hài hoà giữa tăngtrưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá và bảo vệ môitrường, đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, antoàn xã hội.Thứ ba, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình pháttriển liên tục; kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinhnghiệm từ thực tiễn đổi mới ở nước ta; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nhưngphải đảm bảo giữa vững độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.Thứ tư, hoàn thiện thể chế kinh tế phải đi đôi với đổi mới, hoàn thiện bộ máy tổ chức, cán bộcủa toàn hệ thống chính trị; xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức năng và mốiquan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội phù hợp với kinh tế thị trường; bảo đảm địnhhướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Thứ năm, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quantrọng của cả hệ thống chính trị. Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạocủa Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thốngchính trị và của toàn xã hội trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa.c. Nghị Quyết số 12-NQ/TW:- Doanh nghiệp nhà nước (là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữcổ phần, vốn góp chi phối, tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công tytrách nhiệm hữu hạn) là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Doanh nghiệp nhà nước tậptrung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, anninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.- Doanh nghiệp nhà nước phải thật sự hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tếlàm tiêu chí đánh giá chủ yếu; tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định pháp luật. Bảo đảm công khai, minhbạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước. Tách bạch nhiệm vụ kinh doanhvới nhiệm vụ cung cấp hàng hoá và dịch vụ công ích của doanh nghiệp nhà nước.- Nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực canh tranh của doanh nghiệp nhà nước để làm tốtvai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm doanhnghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế – xã hội.- Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là phân bổ lại có hiệu quả các nguồn lực nhànước theo cơ chế thị trường; là quá trình thường xuyên, liên tục với phương thức thực hiện vàlộ trình hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết cổphấn hoá, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữcổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả, đồng thờixử lý triệt để, bao gồm cả phá sản doanh nghiệp nhà nước yếu kém.- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động củadoanh nghiệp nhà nước; không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước.Tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quảnlý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản trị và phẩm chất đạo đức để kiện toàn đội ngũ cánbộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước.- Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng ;phát huy vai tròcủa nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc giám sátđối với việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.3.Mục tiêu,nhiệm vụ và giải pháp trong nghị quyết Trung ương 5 khóa XII:* Mục tiêu :a. Nghị Quyết số 10-NQ/TW:- Mục tiêu tổng quát: Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự là mộtđộng lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần khôngngừng nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng,an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.- Các mục tiêu cụ thể: gồm 3 mục tiêu(1) Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấnđấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanhnghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp;(2) Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấnđấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 là khoảng50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 là khoảng 60 – 65%;(3) Bình quân giai đoạn 2016 – 2025, năng suất lao động tăng khoảng 4 – 5%/năm. Thu hẹpkhoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp với nhóm dẫn đầu ASEAN 4; nhiều doanh nghiệp của khu vực tư nhân có hoạt độngđổi mới, sáng tạo, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu.b. Nghị Quyết số 11-NQ/TWMục tiêu tổng quát: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốtmô hình hoàn chỉnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần huy độngtối đa và sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh vàbền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Phấn đấu hoàn thiện một bước đồng bộ hơn hệ thống thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các chuẩn mực phổ biến của nền kinh tếthị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế vàthể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với pháttriển văn hoá, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xãhội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốctế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.- Mục tiêu đến năm 2030: Hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.c. Nghị Quyết số 12-NQ/TW:- Mục tiêu tổng quát: Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trênnền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tếnhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội và bảo toàn, phát triển vốn nhànước tại doanh nghiệp, bảo đảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chấtquan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ,công bằng xã hội.- Mục tiêu đến năm 2020:+ Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017 – 2020 trên cơ sở các tiêu chíphân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực.Hầu hết doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanhnghiệp cổ phần. Phấn đấu hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cầnnắm giữ, tham gia góp vốn.+ Tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thua lỗ, các dự án,công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.+ Phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; nâng cao một bướcquan trọng hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpnhà nước.+ Hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản của Nhà nướcđầu tư tại doanh nghiệp. Chậm nhất đến năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làmđại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tạidoanh nghiệp.- Mục tiêu đến năm 2030:+ Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanhnghiệp cổ phần.+ Trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước hiện đại tương đươngvới khu vực; đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; hình thành đội ngũquản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt.+ Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước hiện có với quy mô lớn, hoạt độnghiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốtcủa nền kinh tế.* Nhiệm vụ và giải pháp:a. Nghị Quyết số 10-NQ/TW:Gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp sau:Một là, thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương,chính sách về phát triển kinh tế tư nhânHai là, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhânBa là, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồnnhân lực, nâng cao năng suất lao độngBốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướcNăm là, đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vaitrò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp đốivới kinh tế tư nhânb. Nghị Quyết số 11-NQ/TWGồm 6 nhiệm vụ, giải pháp sau:Một là, thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước taHai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hìnhdoanh nghiệpBa là, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trườngBốn là, hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiếnbộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khíhậuNăm là, hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tếSáu là, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tếcủa Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩac. Nghị Quyết số 12-NQ/TW:Gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp sau:Một là, đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nướcHai là, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước thật sự vận hành theocơ chế thị trườngBa là, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực,phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nướcBốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nướcNăm là, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng; phát huy vaitrò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghềnghiệp tại doanh nghiệp nhà nước4. Kiến nghị, đề xuất về các biện pháp thực hiện ở ngành, ở địa phương, đơn vị và tráchnhiệm cụ thể của cá nhân:a)Ý kiến, đề xuất:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..b)Trách nhiệm của bản thân:Là một giáo viên, tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết 12 đã đề ra.Thì bản thân cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân, giáo viên và học sinh nhữngvấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu. Cần xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với vậnmệnh của Đảng, của dân tộc ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước bằngnhững hành động cụ thể: Cần xác định được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn phấnđấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; luôn học tập đổi mới theo đường lối chính sách củaĐảng và Nhà nước; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy, gópphần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụchuyên môn; tu dưỡng đạo đức, lối sống, kĩ năng góp phần nâng cao năng lực và phẩm chấtcủa nhà giáo.Người viết thu hoạchBài thu hoạch nghị quyết trung ương 5 khóa XII của Đảng viên – Mẫu số 7BÀI THU HOẠCHKết quả học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ nămBan chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Họ và tên: ……………………Chức vụ: Đảng viênĐang sinh hoạt tại: Trường …………….Câu 1: Phân tích, nhận thức sâu sắc của cá nhân những vấn đề cơ bản về thực trạng(thành tựu, hạn chế và nguyên nhân), những điểm mới, mục tiêu, giải pháp trong các nghịquyết đã được giới thiệu tại hội nghị.Trả lời: Nghị quyết TW5 khóa XII của Đảng gồm 3 Nghị quyết:* Nghị quyết số 10 – NQ/TW ngà y 03/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thànhmột động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa”.1. Thành tựu đạt được:- Kinh tế tư nhân nước ta không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổimới và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.- Nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng, ngày càngtích cực hơn.- Kinh tế tư nhân được phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xửbình đẳng với các thành phần kinh tế khác.- Đội ngũ doanh nhân ngyà càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, khôngngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.2. Những hạn chế, yếu kém:- Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập,thiếu đồng bộ.- Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực của nền kinh tế. Tốc độ tăngtrưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây.- Vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân còn khá phổ biến.- Nhiều quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:- Một số vấn đề về phát triển kinh tế tư nhân cần được tiếp tục cụ thể hóa, làm rõ cả lí luận vàthực tiễn.- Hiệu lực, hiệu quả quản lí của nhà nước còn nhiều hạn chế.- Vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với sự phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập.- Xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại của kinh tế tư nhân còn thấp.4. Những điểm mới:- Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừacấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất;huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.- Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tếtập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinhtế độc lập, tự chủ. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh,bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọngđóng góp trong GDP.- Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triểnkinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước củakinh tế tư nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện côngkhai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của”chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh khônglành mạnh để trục lợi bất chính.- Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luậtkhông cấm. Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinhdoanh tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo môhình doanh nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tưnhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất vàchuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.- Khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhànước khi cổ phần hóa hoặc Nhà nước thoái vốn.- Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, lòngyêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càngvững mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh đạo,quản trị cao; chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân.5. Mục tiêu:- Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân.- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.- Binh quân giai đoạn 2016-2025, năng suât lao động tăng khoảng 4-5%/năm.6. Giải pháp:- Một là, thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương,chính sách về phát triển kinh tế tư nhân.- Hai là, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân.- Ba là, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồnnhân lực, nâng cao năng suất lao động.- Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.- Năm là, đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vaitrò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội- nghề nghiệp đối vớikinh tế tư nhân.* Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017 “Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa”.1. Những thành tựu đạt được:- Nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN ngày càng đầy đủ hơn; các định hướng lớn đểtiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN được xác định rõ hơn.- Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, gắn kết với thịtrường khu vực và thế giới.- Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từngbước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.2. Những hạn chế, yếu kém:- Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta thực hiện còn chậm.- Chưa thực sự tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, ổn định cho các doanhnghiệp.- Hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế cònnhiều hạn chế. Giá cả một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu chưa được xác lập thật sự theo cơchế thị trường.- Một số loại thị trường chậm hình thành và phát triển.- Thể chế bảo đảm thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm QP, ANcòn nhiều bất cập, hạn chế.- Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả chưa cao.- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới về kinh tế.- Quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của KTTT định hướng XHCN và hộinhập quốc tế; hiệu lực, hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm.3. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém:- Nhận thức chưa rõ ràng, đầy đủ về nền KTTT định hướng XHCN, nhất là về địnhhướng XHCN; về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và DNNN; về vai trò của KT tập thể vàKT tư nhân; về cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực theo cơ chế thị trường…- Năng lực xây dựng và thực thi thể chế còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của nềnKTTT.- Thể chế quản lý, quản trị doanh nghiệp yếu kém, tạo kẽ hở để hình thành nhóm lợi ích.- Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm hiệu quả còn thấp.- Vai trò, chức năng, phương thức hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị chậmthay đổi phù hợp với yêu cầu phát triển KTTT trong điều kiện hội nhập quốc tế.4. Những điểm mới:- Xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là một nhiệm vụ chiến lược, làkhâu đột phá quan trọng, để phát triển nhanh và bền vững; đổi mới mô hình tăngtrưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội.- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT,thông lệ quốc tế. Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế. Gắnkết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển vănhoá, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.- Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là quá trình phát triển liên tục; kế thừa có chọnlọc thành tựu phát triển KTTT của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ởnước ta.- Hoàn thiện thể chế kinh tế đi đôi với hoàn thiện thể chế chính trị mà trọng tâm là đổi mới,nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và cán bộ.- Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lýcủa Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội trong quá trìnhhoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN.5. Mục tiêu:- Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN tạo tiền đề vữngchắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền KTTT định hướngXHCN; góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩyKT-XH phát triển nhanh và bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”.- Mục tiêu đến năm 2020: Phấn đấu hoàn thiện một bước đồng bộ hơn hệ thống thể chếKTTT định hướng XHCN. Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa kinh tế và chính trị, giữa Nhànước và thị trường; sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển conngười, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, pháttriển xã hội bền vững.- Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.- Mục tiêu đến năm 2030: Hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế KTTT địnhhướng XHCN ở nước ta.6. Giái pháp:- Về thống nhất nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta+ Là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyềnXHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh”.+ Định hướng XHCN của nền kinh tế được nhất quán xác lập và tăng cường thông qua sự lãnhđạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, lấy con người làm trung tâm, vì mọi người và docon người; phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng XHngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanhnghiệp.- Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.- Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng KT với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và côngbằng XH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.* Nghị quyết số 12 – NQ/TW, ngày 03/6/2017 “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nângcao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước”1. Thành tựu:- Cùng với cơ chế, chính sách của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là công cụ quan trọng đểthực hiện hiệu quả các chính sánh ổn định kinh tế vĩ mô kiềm chế lạm phát, đối phó với nhữngbiến động của thị trường, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng chosự phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.- Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã đượcthu gọn hơn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt.- Quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chếthị trường.2. Hạn chế, yếu kém:- Vai trò của doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế nhà nước, dẫn dắt,tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế còn hạn chế.- Việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước triển khai chậm, quá trình cổphần hóa còn yếu kém, tiêu cực và một số khó khăn, vướng mắc về thể chế chậm được giảiquyết, nhất là thể chế định giá đất đai, tài sản.- Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng, phương thức hoạt động của các tổ chứcchính trị- xã hội trong doanh nghiệp chưa theo kịp thời yêu cầu đổi mới, cơ cấu lại doanhnghiệp nhà nước.3. Nguyên nhân:- Nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, về yêu cầu vàgiải pháp cơ cấu lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước cònchưa đầy đủ, chưa có sự nhận thức và hành động.- Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của đảng về doanh nghiệp nhà nướccòn nhiều yếu kém, bất cập.- Thể chế quản lí, doanh nghiệp nhà nước còn không ít hạn chế, yếu kém, tạo kẽ hở để hìnhthành “nhóm lợi ích”, tham nhũng, lãng phí.- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước cònnhiều hạn chế.- Hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán của cơ quan quản línhà nước không cao.4. Những điểm mới:- Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổphần, vốn góp chi phối; được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc côngty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinhtế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quantrọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếkhác không đầu tư.- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chíđánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.- Nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để làm tốtvai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm doanhnghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế – xã hội, thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàncầu hóa và hội nhập quốc tế.- Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường là quá trình thườngxuyên, liên tục với phương thức thực hiện và lộ trình hợp lý.- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động củadoanh nghiệp nhà nước; không để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Táchbạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quảnlý nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp, chức năng quản trị kinh doanh của doanhnghiệp nhà nước.- Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng; phát huyvai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong giámsát đối với việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; bảođảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, giữ vững ổn định chính trị xã hộ.5. Mục tiêu:Cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiệnđại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn quốc tế. Để kinh tế nhà nước giữ vị trí thenchốt và là lực lượng quan trọng của nền kinh tế nước nhà.- Mục tiêu đến năm 2020Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nướcTập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước….kém hiệu quả, thua lỗ kéodài.Phấn đấu đáp ứng các chuẩn quốc tế về quản trị kinh doanh.Hoàn thành mô hình quản lí, giám sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản của nhà nướcđầu tư tại doanh nghiệp.- Mục tiếu đến năm 2030Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu sở hữu hốn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổphần.Trình độ công nghệ, kĩ thuật sản xuất hiện đại tương với các nước trong khu vức và đáp ứngđủ chuẩn mực quốc tế.Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước với quy mô lớn, hoạt động hiệu quả cókhả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.6. Giái pháp:- Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước thật sự vận hành theo cơ chếthị trường.- Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩmchất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước.- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.- Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng; phát huy vai trò củanhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệptại doanh nghiệp nhà nước.Câu 2: Đồng chí liên hệ với thực tiễn cơ quan, đơn vị công tác và trách nhiệm cánhân.Trả lời:Đối với cơ quan, đơn vị:- Triển khai Nghị quyết TW5 khóa XII của Đảng đến từng cán bộ, đảng viên, giáo viên vànhân viên.- Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, giáo viên và nhân viên viết bài thu hoạch.- Mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên và nhân viên phải nghiên cứu Nghị quyết TW5 và áp đụngvà thực tiễn.- Tuyên truyền cho học sinh và người dân hiểu về Nghị quyết TW5 khóa XII của Đảng.- Tích cực tham gia sản xuất, làm kinh tế, kinh doanh để phát triển kinh tế gia đình và gópphần phát triển đất nước.Đối với bản thân:Là một giáo viên , tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà Nghị quyết Trung ương5 khóa XII đã đề ra. Thì bản thân cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân, giáo viênvà học sinh những vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu. Cần xác định rõ hơn tráchnhiệm của mình đối với vận mệnh của Đảng, của dân tộc ta trong thời kỳ công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước bằng những hành động cụ thể. Cần xác định được trách nhiệm và nhiệmvụ của mình, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; luôn học tập đổi mới phươngpháp giảng dạy. Tìm đọc tài liệu, văn bản pháp luật, những đường lối chính sách của Đảng vàNhà nước; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy , góp phần tíchcực vào sự phát triển kinh tế xã hội; tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụ chuyênmôn; tu dưỡng đạo đức, lối sống, kĩ năng góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất của nhàgiáo.Câu 3: Đề xuất, kiến nghị những giải pháp có tính khả thi trong việc thực hiệnNghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng.Trả lời:Để tổ chức, thực hiện tốt nội dung của Hội nghị Trung ương 5, khóa XII của Đảng,trong chi bộ trong thời gian tới, tôi xin đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp như sau:Một là, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên phải tập trung làm rõ và nêu cao tinh thần tráchnhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhânphụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống để từ đóđề ra các hoạt động thực hiện công tác chuyên môn, nhất là các chính sách của Đảng, Nhànước có liên quan, ảnh hưởng lớn đến mọi người dân.Hai là, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành trên cơ sởtình thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Thực hiện nghiêm túc Quy định về những điều Đảngviên không được làm. Làm tốt việc kiểm điểm hàng năm để có căn cứ xem xét, sàng lọc độingũ cán bộ, đảng viên trong chi bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổchức cơ sở đảng.Ba là, tôn trọng, lắng nghe và giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cánbộ, công chức, viên chức, người lao động là căn cứ quan trọng để tổ chức xem xét cán bộ.Bốn là, thực hiện tốt việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của BộChính trị “tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách đạo đức HồChí Minh”.Với truyền thống, bản chất tốt đẹp của Đảng, được nhân dân, cán bộ, công chức, viênchức đồng tình, nhiệt tình ủng hộ, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hộinghị Trung ương 5, khóa XII của Đảng, tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựngĐảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH, hội nhập và phát triển toàn diện đất nước với mục tiêu chung là “Dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.Người viết bài thu hoạchBài thu hoạch nghị quyết trung ương 5 khóa XII của Đảng viên – Mẫu số 6ĐẢNG BỘ ..………….ĐẢNG ỦY ..……..CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc———————-…., ngày … tháng … năm 2017Họ và tên: …………………………………….Chức vụ: Đảng viên.Đơn vị công tác: Chi bộ ..….……………BÀI THU HOẠCHHỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 5BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XII)Sau khi được học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng KhóaXII, bản thân tôi đã nhận thức về “Các quan điểm chỉ đạo; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu vềhoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cụ thể như sau:Quan điểm chỉ đạo:- Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệmvụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững; đổimới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xâydựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thịtrường, thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điềukiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấuthành của thể chế kinh tế. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình phát triển liêntục; kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệmtổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồngthời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.- Hoàn thiện thể chế kinh tế đi đôi với hoàn thiện thể chế chính trị mà trọng tâm là đổi mới,nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và cán bộ. Có bước đi phù hợp,vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện. Xác định rõ và thựchiện đúng vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ của Nhà nước, thị trường và xã hội phùhợp với kinh tế thị trường; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường và giữ vững vaitrò lãnh đạo của Đảng.- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng,vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị. Đổi mới phương thức, nâng cao năng lựclãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệthống chính trị và của toàn xã hội trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa.Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu:1 – Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nướcta- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vậnhành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướngxã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trườnghiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, doĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”.- Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta thể hiện ở chỗ kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường củanhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn hơn 30 năm đổi mới; có hệ thống pháp luật, cơchế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thôngsuốt, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên thế giới; vai trò, chức năng của Nhà nước và thịtrường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế phổbiến. Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế được nhất quán xác lập và tăng cườngthông qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, lấy con người làm trung tâm, vìmọi người và do con người; phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tiến bộvà công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộphù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thànhphần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lựcquan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượngvật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tưnhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các chủ thể thuộc các thànhphần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật. Khuyến khích làmgiàu hợp pháp. Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồngthời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống ansinh xã hội, phúc lợi xã hội.- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đóng vai trò địnhhướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minhbạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để địnhhướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ tài nguyên, môitrường; phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huyđộng và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất;các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơchế thị trường.2 – Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hìnhdoanh nghiệpHoàn thiện thể chế về sở hữu- Thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được quy địnhtrong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trongthủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản được giao dịch thông suốt; bảođảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.- Hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả đấtđai, tài nguyên, khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tham nhũng, lãng phí trong lĩnhvực này. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cường giám sát, quản lýchặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất giao cho các cộng đồng và doanh nghiệp nhà nước.Tạo thuận lợi cho việc chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trịquyền sử dụng đất; hỗ trợ tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ ởnông thôn và nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với bảo đảm việc làm vàthu nhập bền vững của nông dân, giữ vững ổn định chính trị – xã hội ở nông thôn.- Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiênnhiên. Nhà nước giao quyền khai thác tài nguyên cho các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.- Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản công;phân biệt rõ tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện chính sách xã hội. Đầu tư vốncủa Nhà nước vào doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.- Hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minhbạch và độ tin cậy cao; quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi hiệu quả.- Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo hướng thống nhất,đồng bộ. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự vớicác quy trình, thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch. Hoàn thiện các quy định về đăng ký vàgiao dịch tài sản; phát triển hệ thống đăng ký minh bạch, liên thông, dễ tiếp cận, nhất là bấtđộng sản.Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp- Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệthình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều hoạtđộng theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật. Tạo điều kiệnthuận lợi thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam thật sự trở thànhlực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tếquốc tế, bảo đảm tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.- Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, nhất là về đầu tư công, đấu thầu. Bảo đảm quyềntự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể kinh tế đã được Hiến pháp quy định;xóa bỏ các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hànhchính. Hoàn thiện các quy định liên quan để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất chohoạt động khởi nghiệp.- Hoàn thiện thể chế về cạnh tranh; tăng cường tính minh bạch về độc quyền nhà nước. Xóabỏ các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế.- Tiếp tục hoàn thiện thể chế cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước,đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; thực sự hoạt động theo cơ chế thịtrường. Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp, lâmnghiệp nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất, rừng và các tài sản nhà nước đã đầu tư; bảo đảmlợi ích của Nhà nước và các bên đang nhận khoán đất đai, vườn cây lâu năm. Tăng cườngquản lý, giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, không để thất thoát,lãng phí vốn, tài sản nhà nước.- Hoàn thiện thể chế, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cônglập. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập về phạmvi hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và tài chính gắn với cơ chế đánh giá độc lập.Thực hiện xã hội hóa tối đa các dịch vụ công, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các đơn vị sựnghiệp công lập và các đơn vị ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ công theo cơ chế thịtrường.