Tổng hợp bài tập về ADN và Gen môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án

TỔNG HỢP BÀI TẬP VỀ ADN VÀ GEN MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

Tài liệu Tổng hợp bài tập về ADN và Gen môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án, được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm tập. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

TỔNG HỢP BÀI TẬP VỀ ADN VÀ GEN MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

 

I. Bài tập lí thuyết

Câu 1. Trình bày cấu tạo hóa học của ADN:- ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học C,H ,O, N, P.

– ADN thuộc đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn.
– ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít, có 4 loại là adenin: A, timin: T, guanin: G, xitozin: X.
– Từ 4 loại nucleotit, số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN.
 

Câu 2. Gen là gì? Chức năng của gen?
– Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định, gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc phân tử Prôtêin mang (TTDT)

– Chức năng của gen:
+ Lưu giữ thông tin di truyền, mỗi gen nằm ở một vị trí xác định trên ADN.
+ Truyền thồng tin di truyền nhờ cơ chế tự nhân đội ADN.
+ Có khả năng bị biến đổi về cấu trúc (đột biến gen).
 

Câu 3. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
– Nguyên tắc khuôn mẫu: cả 2 mạch đươn ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp.
– Nguyên tắc bổ sung:
+ Amk liên kết với Tmt    + Tmk liên kết với Amt
+ Gmk liên kết với Xmt   + Xmk liên kết với Gmt
– Nguyên tắc giữ lại một nửa: Trong mỗi ADN con có một mạch được lấy của ADN mẹ, mạch còn lại lấy nguyên liệu từ môi trường.
 

Câu 4. Chức năng của Protein?
– Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu tạo của tế bào, mô, các cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể
– Chức năng xúc tác: Prôtêin là thành phần cấu tạo enzim, là chất xúc tác các phản ứng trao đổi chất của tế bào
– Chức năng điều hòa TĐC: Prôtêin là thành phần của hoocmôn, đóng vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể
– Prôtêin tạo nên kháng thể, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể. Prôtêin là thành phần của cơ, tham gia vận động cơ thể. Prôtêin còn là nguồn dự trữ cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
 

Câu 5. Bản chất của mối quan hệ: Gen→mARN→Protein→Tính trạng? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ Gen→mARN→Protein?
– Bản chất: Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự nucleotit trên mARN, trình tự đó lại quy định trình tự các a.a trong protein. Protein tham gia vào các hoạt động cấu trúc và sinh lí của tế bào, biểu hiện thành tính trạng.
– Nguyên tắc bổ sung:
A liên kết với T (hoặc U) và ngược lại.
G liên kết với X và ngược lại.

 

Câu 6: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?

* Mô tả cấu trúc không gian của AND:

– Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.

– Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A – T; G – X theo nguyên tắc bổ sung.

* Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện:

– Khi biết trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch đơn này có thể suy ra trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch đơn kia.

– Tỉ số: A + G = T + X

 

Câu 7: Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ

Hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ vì quá trình nhân đôi của ADN tuân theo các nguyên tắc:

– Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.

– Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

 

Câu 8: Một phân tử ADN của một tế bào có hiệu số %G với nuclêôtit không bổ sung bằng 20%. Biết số nuclêôtit loại G của phân tử ADN trên bằng 14000 nuclêôtit. Khi ADN nhân đôi bốn lần, hãy xác định:

a. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho cả quá trình trên.

b. Số liên kết cộng hoá trị được hình thành trong quá trình.

c. Số liên kết hidro bị phá huỷ trong cả quá trình trên.

Trả lời

Theo đề bài ta có: %G – %A = 20%

Theo nguyên tắc bổ sung: %G + %A = 50%

Nên %G = %X = 35%; %A = %T = 15%

Tổng số nuclêôtit của phân tử ADN là: N = 14000 : 35% = 40000 (nuclêôtit)

Số nuclêôtit mỗi loại: G = X = 14000 (nuclêôtit)

A = T = 6000 (nuclêôtit)

a. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho phân tử ADN nhân đôi 4 lần:

A = T = 6000 x (24 – 1) = 90000 (nuclêôtit)

G = X = 14000 x (24 – 1)= 210000 (nuclêôtit)

b. Số liên kết hoá trị được hình thành: (40000 – 2) x (24 – 1) = 599970

c. Số liên kết hidro bị phá huỷ: (2 x 6000 + 3 x 14000) x 11 = 594000

 

Câu 9: ADN dài 5100Å với A = 20%. Nhân đôi liên tiếp 3 lần, số liên kết hidro bị phá vỡ là bao nhiêu?

Trả lời

Tổng số nuclêôtit của gen là: (5100 x 2) : 3,4 = 3000 (nuclêôtit)

Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:

A = T = 3000 x 20% = 600 (nuclêôtit)

G = X = 3000 x 30% = 900 (nuclêôtit)

Tổng số liên kết hiđrô ở mỗi phân tử ADN là: 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 900 = 3900

Số liên kết hidro bị phá vỡ: 3900 x (1 + 2 + 4) = 27300 (liên kết hiđrô)

 

Câu 10: Một đoạn AND có cấu trúc như sau:

Mạch 1: – A – G – T – A – T – X – G – T

Mạch 2: – T – X – A – T – A – G – X – A

Viết cấu trúc của hai đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình nhân đôi.

Trả lời

Cấu trúc của hai đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình nhân đôi:

ADN 1: – A – G – T – A – T – X – G – T –

– T – X – A – T – A – G – X – A –

ADN 2: – T – X – A – T – A – G – X – A –

– A – G – T – A – T – X – G – T –

 

II. Bài tập tính toán

 Bài 1:

 Một gen có 3000 nu , trong đó loại A = 900
a. Xác định chiều dài của gen
b. Số nu từng loại của gen là bao nhiêu?
c. Khi gen tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào bao nhiêu nuclêôtít ?.
                              Đáp án:
– Tổng số nu (N) = N/2 x 3,4 = 5100A
– Số nu từng loại : A =T =900 nu,  G = X = 600nu
– Gen tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 3000 nu.
 

Bài 2

Một đoạn m ARN có trình tự các nu :
– U – U – A – X – U – A – A – U – U – X – G – A –
a) Xác định trình tự các nu trên mỗi mạch đơn của gen đã tổng hợp ra m ARN.
b) Đoạn mạch trên tham gia tạo chuỗi axit amin. Xác định số axit amin trong chuỗi được hình thành từ đoạn m ARN đó.
                                  Gợi ý :
– Gen ( 1 đoạn ADN ): 2 mạch
– Theo NTBS: A – T, G – X
– Số axit amin = 12 : 3 = 4 ( cứ 3 nu tương ứng 1 a.a)
 

Bài 3

Một gen dài 5100 A, có A + T = 60% số nu của gen
a.Xác định số nu của gen trên
b.Xác định số nu từng loại ?
                           Đáp án :
Tổng số nu = 3000 nu, A = T = 900, G = X = 600
 

Bài 4:
Xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ ADN mẹ nhân đôi.
Ví dụ: Hãy xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ 1 đoạn ADN tự nhân đôi có trình tự nucleotit trên một mạch như sau:
Mạch 1: – A – T – G – A – X – T – A –T –
   HD:  

– Theo NTBS ta xác định được trình tự nucleotit trên mạch 2.
– Theo nguyên tắc khuôn mẫu, NTBS và NT BBT, ta có trình tự nucleotit trên 2 ADN con như sau:
ADN con 1: Mạch 1 (cũ): – A – T – G – A – X – T – A –T –
          Mạch mới    : – T – A – X – T – G – A – T –A –
ADN con 2: Mạch mới    : – A – T – G – A – X – T – A –T –
          Mạch 2 (cũ)    : – T – A – X – T – G – A – T –A –
 

Bài 5:
Xác định trình tự nucleotit trên ADN tổng hợp nên phân tử mARN.
Ví dụ: Hãy xác định trình tự nucleotit trên ADN đã tổng hợp nên phân tử mARN có trình tự nucleotit như sau:
mARN: – A – U – G – A – X – U – A – U –
   HD:

– Theo NTBS ta xác định được trình tự nucleotit trên mạch gốc.
– Theo NTBS ta có trình tự nucleotit trên mạch bổ sung.
– Vậy trình tự nuceotit trên ADN:
Mạch 1: – A – T – G – A – X – T – A –T –
Mạch 2: – T – A – X – T – G – A – T –A –
 

—–

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp bài tập về ADN và Gen môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

  • Công thức cơ bản và bài tập chủ đề Nguyên Phân – Giảm Phân môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án
  • Lí thuyết ôn thi HSG chuyên đề Nguyên Phân – Giảm Phân môn Sinh Học 9 năm 2021
  • Giải bài tập chủ đề Phát Sinh Giao Tử Và Thụ Tinh môn Sinh học 9 năm 2021