Tổng hợp [10+] cách chữa đau vai gáy tại nhà cực kỳ hiệu quả

Tôi bị đau vai gáy đã 4 năm nay tuy nhiên khi thời tiết thay đổi bệnh tình lại tái phát, có cách chữa đau vai gáy tại nhà nào để giảm thiểu tình trạng này hay không, mong chuyên gia giải đáp.

5/5 – (51 bình chọn)

(Nguyễn Tiến Thành, 42 tuổi, Bắc Giang)

Trả lời: Chào anh Thành, tình trạng đau vai gáy của anh đã kéo dài 4 năm, anh nên tiến hành thăm khám cụ thể để có phác đồ điều trị. Trong trường hợp để giảm đau tức thời, anh có thể sử dụng một số mẹo dân gian chữa đau vai gáy như ngải cứu, lá lốt, kinh giới… Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng trong trường hợp người bị đau vai gáy nhẹ. Nếu anh có xuất hiện các triệu chứng như co cứng cổ trong thời gian dài, khó vận động, rối loạn cảm giác các chi hoặc đau dây thần kinh vai gáy, đau nhức kéo dài nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra cụ thể.

1. Ưu và nhược điểm của chữa đau vai gáy tại nhà 

Đau vai gáy phổ biến ở mọi lứa tuổi và đang dần có xu hướng trẻ hóa. Đây là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp, đốt sống cổ. Từ đó, gây đau mỏi, nhức nhối, tê bì, khó chịu ở vùng cổ, vai gáy.

Đối với những trường hợp nhẹ có thể áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà để cải thiện phần nào tình trạng khó chịu. Nhưng nếu người bệnh có những cơn đau nặng, không kiểm soát được tần suất đau hoặc kèm theo những triệu chứng khác thì nên đi thăm khám kịp thời.

Ưu điểm của cách chữa đau vai gáy tại nhà có thể kể tới là:

  • Chi phí thấp, nguyên liệu dễ tìm mua.
  • Có thể tự thực hiện tại nhà mà không tốn thời gian, công sức đi lại.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại những hạn chế như:

  • Chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng giai đoạn đầu của đau vai gáy mà không thể điều trị dứt điểm.
  • Phải mất thời gian để chuẩn bị.

Xem thêmXem thêmĐau vai gáy là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

2. Top 10+ cách chữa đau vai gáy tại nhà 

Nếu anh Thành còn băn khoăn về các cách chữa đau vai gáy tại nhà thì có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây. Anh hãy lựa chọn một hoặc một vài phương pháp phù hợp với bản thân.

cách chữa đau vai gáy tại nhà cách chữa đau vai gáy tại nhà

2.1. Xoa dịu đau mỏi vai gáy bằng chườm lạnh

Xoa dịu đau mỏi vai gáy bằng chườm chườm lạnh là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Đá lạnh có tác dụng làm dịu cơn đau cấp tính và giảm sưng. Hãy lấy đá lạnh cho vào túi chườm hoặc bọc vào vải sạch. Sau đó chườm lên vùng vai gáy trong 15 – 20 phút. Để tránh bị bỏng lạnh, không nên chườm đá trực tiếp lên bề mặt da.

Xoa dịu đau mỏi vai gáy bằng chườm lạnhXoa dịu đau mỏi vai gáy bằng chườm lạnh

2.2. Chườm nóng

Bên cạnh chườm lạnh thì chườm nóng cũng phát huy tác dụng khi giúp giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, giảm đau. Chườm nóng bằng khăn ấm, túi chườm lên vị trí đau trong 15 – 20 phút. Lưu ý tới nhiệt độ để tránh bị bỏng. Ngoài ra, người bị đau có thể tắm nước ấm bằng vòi hoa sen.

2.3.

 Cách chữa đau vai gáy tại nhà bằng xoa bóp

Xoa bóp là việc dùng tay tác động nhẹ nhàng lên vùng cổ vai gáy. Phương pháp này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm co cứng cơ, hỗ trợ giảm đau tại thời điểm xoa bóp. Bạn có thể nhờ người thân xoa bóp vai gáy nhưng lưu ý là thực hiện với lực vừa phải.

Cách chữa đau vai gáy tại nhà bằng xoa bópCách chữa đau vai gáy tại nhà bằng xoa bóp

2.4. Ngải cứu và muối 

Muối là nhân tố “thần kỳ” trong việc hạn chế viêm, sưng khớp. Kết hợp muối cùng ngải cứu sao nóng, chườm lên vùng bị đau sẽ mang lại tác dụng giảm đau sau vài ngày kiên trì thực hiện.

Nguyên liệu: 

1 nắm lá ngải cứu, 1 nắm muối trắng

Cách thực hiện:

  • Đem ngải cứu và muối trắng sao vàng lên.
  • Cho hỗn hợp vừa sao vào túi vải, chườm nóng lên vùng bị đau trong thời gian khoảng 15 phút.

Ngải cứu và muối chữa đau vai gáy tại nhàNgải cứu và muối chữa đau vai gáy tại nhà

2.5. Mẹo chữa đau vai gáy bằng rượu ngâm hạt gấc

Hạt gấc chứa nhiều loại tinh dầu khác nhau. Mẹo xoa bóp bằng rượu ngâm hạt gấc có tác dụng giảm đau trong các trường hợp đau lưng, đau nhức xương khớp, đau vai gáy rất hiệu quả.

Nguyên liệu:

50 hạt gấc chín, rượu trắng (45 độ)

Cách thực hiện:

  • Hạt gấc rửa sạch, loại bỏ lớp màng đỏ bên ngoài hạt gấc rồi đem phơi khô qua một nắng.
  • Cho hạt gấc vào chảo rang nóng.
  • Sau khi hạt gấc nguội, đập bỏ phần vỏ cứng, chỉ lấy phần nhân mềm bên trong.
  • Cho phần nhân vào bình thủy tinh rồi đổ rượu trắng (45 độ) vào, sao cho đủ ngập xâm xấp hạt. Đậy kín nắp rồi ngâm trong khoảng 5 – 7 ngày là có thể dùng được.
  • Lấy một lượng vừa đủ hỗn hợp đã ngâm thoa lên vùng bị đau nhức, massage nhẹ nhàng, đều tay sẽ giúp khí huyết lưu thông và giảm các cơn đau.

Mẹo chữa đau vai gáy bằng rượu ngâm hạt gấcMẹo chữa đau vai gáy bằng rượu ngâm hạt gấc

2.6. Phèn chua, cam và hành khô

Cam không chỉ chứa một lượng lớn vitamin C mà còn có rất nhiều dưỡng chất tốt với khả năng chống sưng, kháng khuẩn tự nhiên. Phèn chua và hành cũng có tác dụng kháng viêm và xoa dịu cơn đau hiệu quả. Việc kết hợp hai nguyên liệu này cùng với cam tạo nên bài thuốc giảm đau vai gáy.

Nguyên liệu:

1 quả cam, 3 củ hành khô, 3 thìa phèn chua

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ hành, rửa sạch rồi đập dập
  • Cam rửa sạch, cắt bỏ phần cuống ở đầu
  • Khoét bớt ruột bên trong quả cam rồi nhét phèn chua cùng hành đã đập dập vào
  • Nướng quả cam trên bếp than cho đến khi phần vỏ ngoài cháy xém là được
  • Khi cam đã nguội bớt, thái cam thành nhiều lát mỏng
  • Đắp từng lát cam lên phần cổ, vai và gáy trong khoảng 10 phút
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày

2.7. Giảm đau vai gáy bằng lá kinh giới

Trong lá kinh giới có nhiều hoạt chất giúp làm giảm đau nhức, thư giãn cơ, tiêu viêm và giúp tình trạng co cứng khớp được cải thiện. Do đó, loại cây này thường được dùng trong các mẹo dân gian trị các vấn đề về xương khớp nói chung, đau vai gáy nói riêng.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng một nắm gồm cả lá và hoa của cây kinh giới đem rửa sạch, để ráo nước rồi phơi trong bóng râm cho đến khi khô
  • Nhét hỗn hợp vừa phơi vào vỏ gối, kê gối này dưới phần đầu và vai gáy khi ngủ
  • Thực hiện trong khoảng 5 – 7 ngày để thấy được hiệu quả

Giảm đau vai gáy bằng lá kinh giớiGiảm đau vai gáy bằng lá kinh giới

2.8. Lá lốt và muốt hạt

Lá lốt có công dụng kháng viêm và giảm đau mạnh. Trong Đông y nó thường được dùng để điều trị đau vai gáy và các bệnh về xương khớp khác, với tác dụng đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, thư giãn xương khớp, cải thiện tình trạng co cứng khớp.

Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt, 1 thìa muối hạt

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch, để ráo nước
  • Cho lá lốt cùng muối hạt vào chảo rang nóng
  • Bọc hỗn hợp vừa rang vào túi vải, chườm lên khu vực bị đau mỏi
  • Khi hỗn hợp đã nguội, có thể rang lại và tái sử dụng một lần nữa
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút

2.9. Đắp gừng tươi giúp giảm đau vai gáy

Trong gừng tươi có hoạt chất mang tên zingibain, có tác dụng thư giãn cơ bắp, cải thiện tình trạng co cứng và xoa dịu cơn đau. Do đó, gừng tươi được sử dụng nhiều trong điều trị đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp…

Nguyên liệu:

2 củ gừng tươi, 2 thìa giấm ăn, 1 thìa muối hạt

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi rửa sạch.
  • Cho gừng cùng muối hạt vào cối, giã nát rồi trộn đều với giấm ăn.
  • Đắp hỗn hợp trên vào vùng bị đau nhức.
  • Cố định thuốc bằng gạc y tế trong thời gian từ 20 – 25 phút.

Xoa bóp bằng gừng tươi giúp giảm đau vai gáy tại nhàXoa bóp bằng gừng tươi giúp giảm đau vai gáy tại nhà

2.10. Cây trinh nữ 

Cây trinh nữ có vị đắng, tính hàn, thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị đau nhức xương khớp. Hoạt chất trong loại cây này được cho là có khả năng giảm đau, kháng viêm.

Nguyên liệu:

1 nắm rễ cây trinh nữ, rượu trắng trên 40 độ,

Cách thực hiện:

  • Rễ cây trinh nữ rửa sạch, để ráo
  • Tẩm rễ cây trinh nữ với rượu trắng rồi sao khô trên chảo nóng.
  • Lấy rễ cây ra rồi đun trong nồi với 1 lít nước cho đến khi còn 1/3 lượng nước thì chắt lấy nước, uống trong ngày.

Cây trinh nữ chữa đau vai gáyCây trinh nữ chữa đau vai gáy

2.11. Cách chữa đau vai gáy tại nhà bằng cây lá đắng

Rau lá đắng có vị đắng, tính hàn. Trong rau lá đắng có nhiều hoạt chất giúp giảm co cứng cơ, hỗ trợ trị đau mỏi vai gáy.

Nguyên liệu:

20g vỏ cây lá đắng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vỏ cây lá đắng, phơi khô trong bóng râm.
  • Đem vỏ cây lá đắng sắc với 3 bát nước cho tới khi còn 1 bát nước.
  • Chắt lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

3. Lưu ý khi áp dụng cách chữa đau vai gáy tại nhà

Khi áp dụng các phương pháp trị đau vai gáy tại nhà cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp này
  • Trong quá trình áp dụng nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy ngưng ngay
  • Không có câu trả lời chung cho chữa đau vai gáy tại nhà có hiệu quả không. Hiệu quả đạt được tùy thuộc vào cơ địa từng người.
  • Ngoài ra bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý bao gồm: Luôn giữ ấm cơ thể. Tránh làm việc sai tư thế, thường xuyên tập thể dục thể thao, từ bỏ thói quen bẻ khớp cổ. Nằm gối vừa tầm, không nằm quá cao. Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Nên ăn những thực phẩm giàu axit béo omega 3, thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin E. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và hoa quả chứa vitamin. Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, đồ ăn quá mặn, rượu bia, thuốc lá…

Những thông tin về các cách chữa đau vai gáy tại nhà trên đây chỉ mang tính tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới tình trạng đau vai gáy vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được giải đáp.