Tổng hợp 10 cách bảo quản gừng tươi dùng quanh năm
Trong Đông y, gừng được xem như một loại thảo dược mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như chống viêm, giảm cảm, tăng cường sức đề kháng,… Vậy, làm cách nào để bảo quảng gừng đúng cách để có thể dùng được quanh năm? Bạn hãy cùng Gừng Trí Đức tìm hiểu cách bảo quản gừng trong bài viết này nhé!
Mục Lục
I. Cách lựa chọn củ gừng đạt chuẩn chất lượng
Trước khi tìm hiểu về cách bảo quản gừng, bạn cần biết cách chọn được những củ gừng ngon, không sâu bệnh. Sau đây là mộ số tips giúp bạn có thể chọn được những củ gừng thơm ngon:
- Dựa theo màu sắc: Nếu vỏ củ gừng khá nhẵn, cạo nhẹ thấy phần bên trong củ gừng và phần vỏ có màu sắc tương đồng thì có nghĩa rằng củ gừng này không thơm, ít cay.
- Dựa theo hương vị: Củ gừng tươi ngon sẽ có mùi thơm nồng đặc trưng, những củ gừng kém chất lượng thường sẽ ít thơm, vị cay nhẹ.
- Ngoài ra, khi chọn gừng, bạn không nên chọn những củ đã mọc mầm
II. Tổng hợp một số cách bảo quản gừng để dùng quanh năm
1. Bảo quản gừng trong ngăn mát tủ lạnh
Gừng tươi sau khi mua về bạn nên rửa sạch vởi nước và để ráo. Sau đó dùng túi bọc thực phẩm để bọc kín gừng và cho vào tủ lạnh. Khi bảo quản gừng tươi trong tủ lạnh, bạn nên chý ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp (nhiệt độ phù hợp để giữ thực phẩm luôn tươi ngon, không có vi khuẩn là từ 1 – 4 độ C). Các bảo quản này sẽ giúp gừng luôn tươi ngon, không bị mất mùi thơm.
2. Bảo quản gừng tươi trong tủ đông
Ngoài tủ lạnh, bạn cũng có thể sử dụng tủ đông để giữ gừng tươi lâu hơn. Để bảo quản bằng tủ đông, gừng tươi nên được cạo vỏ, rửa sach, để ráo nước và đặt trong hộp kín hoặc túi zip hút chân không. Gừng tươi bảo quản trong ngăn đông không tốn quá nhiều thời gian để rã đông. Khi sử dụng, bạn chỉ cần bào củ gừng thành miếng nhỏ với lượng tùy theo như cầu sử dụng của bạn, phần còn lại có thể tiếp tục cất vào tủ đông để dùng dần.
3. Bảo quản gừng trong cát
Ngoài cách bảo quản gừng tươi trong tủ lạnh hoăc tủ đông, còn có một cách bảo quản gừng rất độc đáo đó là bảo quản bằng cách lấp gừng trong cát. Bảo quản gừng trong cát sẽ giúp gừng không bị khô và tươi lâu hơn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn những loại cát sạch nhé.
4. Bảo quản gừng bằng cách nghiền thành bột
Bảo quản gừng tươi bằng cách nghiền thành bột là một phương pháp được khá nhiều gia đình lựa chọn. Gừng tươi sau khi rửa sạch, phơi khô, bạn có thể nghiền thành bột, sau đó cho vào hũ đựng và bảo quản ở nơi thoáng mát. Bảo quản gừng bằng cách này vẫn đảm bảo giữ nguyên dưỡng chất và hương vị thơm ngon của củ gừng.
5. Bảo quản gừng bằng cách sấy khô
Để bảo quản gừng bằng cách sấy khô, đầu tiên gừng cần phải được rửa sạch, cắt thành từng lát nhỏ. Sau đó, cho gừng đã cắt lắt vào lò nướng để sấy khô trong khoảng từ 2 – 4 tiếng ở nhiệu độ trung bình từ 60 – 70 độ C. Sau khi sấy xong, bạn nên để những lát gừng vào túi zip hút chân không để bảo quản được lâu hơn.
6. Bảo quản gừng bằng cách ngâm với rượu
Bảo quản gừng bằng cách ngâm với rượu giúp gừng phát huy được đặc tính cay, nóng. Gừng sau khi rửa sạch, cạo sạch vỏ, cắt lát mỏng và cho vào hũ thủy tinh. Sau đó đỏ rượu trắng vào đậy kín, để ở nơi thoáng mát. Ngoài việc ngâm với rượu, bạn có thể ngâm kết hợp gừng, nghệ, rượu để tạo nên một hốn hợp có tính kháng viêm cao, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp rượu gừng nghệ để bôi ngoài da nhằm giảm mỡ, trị rạn sau sinh.
→ Để tìm hiểu hơn về công dụng của rượu gừng nghệ, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: RƯỢU GỪNG NGHỆ CÓ TÁC DỤNG GÌ? 5 BƯỚC SỬ DỤNG RƯỢU GỪNG NGHỆ ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT NHẤT
7. Bảo quản gừng bằng cách ngâm bới giấm
Để bảo quản gừng tươi bằng cách ngâm với giấm, bạn cần chọn loại gừng non, có kích thước không quá to, không quá nhỏ để thành phẩm đạt được chất lượng tốt nhất. Trước tiên, bạn cần đun sôi hỗn hợp nước và giấm theo tỷ lệ 1:1, sau đó đổ hỗn hợp nước giấm đã để nguội vào lọ thủ tinh đụng gừng đã được cắt lát nhỏ và ngâm trong khoảng thời gian từ 3 – 7 ngày ở nhiệt độ phòng.
8. Bảo quản gừng bằng cách ngâm với mật ong
Mật ong có hương vị ngọt ngào và tính kháng khuẩn cao khi kết hợp với gừng có vị cay, tính nóng tạo nên một hỗn hợp mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như: trị ho, giải cảm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể,…
→ Bạn có thể tìm hiểu thêm công dụng của gừng mật ong tại bài viết: GỪNG MẬT ONG VÀ 1001 CÔNG DỤNG MÀ BẠN CHƯA BIẾT
Gừng sau khi mua về, nên rửa sạch, cạo sạch vỏ và thái thành từng lát mỏng, sau đó đựng trong hũ thủy tinh. Tiếp theo, bạn đổ từ từ mật ong nguyên chất vào hũ gừng và ngâm trong khoảng 1 tuần là đã có thể sử dụng được.
9. Bảo quản bằng cách ngâm gừng chua ngọt
Gừng gọt sạch vỏ, cắt lát thành những miếng dày khoảng 1.6mm, sau đó ướp với muối để giúp gừng mềm hơn và giảm bớt vị cay nồng của gừng. Tiếp theo bạn đun nóng hỗn hợp nước, giấm, đường với lửa nhỏ. Sau khi hỗn hợp nước giấm đường đã nguội, bạn đổ hỗn hợp trên vào phần gừng thái mỏng được đựng trong hũ thủy tinh và ngân trong khoảng 48 tiếng lad có thể sử dụng. Bảo quản gừng bằng cách ngâm chua ngọt tạo nên một món ăn kèm rất ngon và mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Trong bài viết trên đây, Gừng Trí Đức đã chia sẻ một số cách bảo quản gừng để dùng được lâu hơn. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn tìm được cách bảo quản gừng tươi phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình nhé.