Tổng Quan Hợp Đồng Ngoại Thương Và Các Điều Khoản
Xuất phát từ sự bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt trong hệ thống và quan niệm pháp luật giữa các quốc gia, các tập quán thương mại quốc tế… mà nhiều tranh chấp không mong muốn trong quá trình mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán đã xảy ra. Chủ tịch nước đã ký quyết định gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Công ước này chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Tại bài viết, cùng 5Startrans tìm hiểu về Hợp đồng ngoại Thương và các điều khoản trong đó nhé!
I. Tổng Quan Hợp Đồng Ngoại Thương Là gì?
1. Khái niệm hợp đồng ngoại thương là gì?
Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý xác lập quyền và nghĩa vụ cũng như các vấn đề liên quan giữa các bên trong quá trình mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán. Hợp đồng sẽ đưa ra quy định cho bên bán là phải cung cấp đúng và đầy đủ hàng hóa và chuyển giao lại những giấy tờ chứng nhận có liên quan cũng như các quyền sở hữu đến cho bên mua. Nhiệm vụ của bên mua sẽ là thanh toán số tiền hàng hóa đó cho bên bán.
Trong hợp đồng ngoại thương bản chính thức, bên bán đã đồng ý bán và đồng thời bên mua cũng đã đồng ý mua hàng hóa. Sự trao đổi này cần thông qua các điều khoản cũng như điều kiện đã có sẵn trong văn bản mẫu cụ thể và xác thực thông qua chữ ký của cả 2 bên mua và bán. Trong xuất nhập khẩu, nó xác định vai trò và trách nhiệm của 2 bên:
- Bên mua: nhận hàng và thanh toán số tiền cho bên bán.
- Bên bán: giao hàng hóa đúng số lượng, chất lượng đúng thời gian quy định.
2. Hợp đồng ngoại thương tên tiếng Anh là gì?
Hợp đồng ngoại thương tiếng Anh là Foreign trade contracts
3. Nội dung bên trong hợp đồng ngoại thương
- Commodity (tên hàng) là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng xác định chính xác được mặt hàng cần mua bán, trao đổi. Vì vậy đây là một điều khoản quan trọng không thể thiếu trong hợp đồng.
- Quantity (số lượng) nhằm nói lên mặt lượng của hàng hóa được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa.
- Quality, Specification (chất lượng, phẩm chất hàng hóa) là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hóa cần mua bán một cách chính xác và ngắn gọn. Ngắn gọn ở đây không có nghĩa là mô tả một cách sơ sài, thiếu chi tiết, mà phải mô tả một cách dễ hiểu để tránh rủi ro cho một trong hai bên.
- Price (giá cả) có thể nói đây là mục đích và là vấn đề mà các bên của hợp đồng quan tâm nhất. Chính vì vậy khi soạn thảo hợp đồng các bên thường rất thận trọng với điều khoản này. Trong điều khoản này cần xác định: đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp quy định giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.
- Shipment/delivery (giao hàng) nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.
- Payment (thanh toán) trong mục này của hợp đồng quy định: đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền.
- Penalty (phạt) khi hợp đồng không được thực hiện do nguyên nhân chủ quan gây ra thì điều khoản này sẽ quy định những biện pháp, hình phạt đối với bên không chấp hành đúng như hợp đồng.
- Insurance (bảo hiểm) quy định người mua bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm cần mua.
Bên cạnh đó, để hợp đồng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các bên, còn có những điều khoản quan trọng khác như:
- Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng hóa
- Warranty (bảo hành) trong điều khoản này cần phải thể hiện được hai yếu tố: thời gian bảo hành, nội dung bảo hành.
- Force majeure (bất khả kháng) bất khả kháng là sự kiện xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được mà không ai bị chịu trách nhiệm.
- Arbitration (trọng tài) bất kỳ các tranh cãi trong các mối quan hệ bất hòa dưới quan hệ hợp đồng nếu hai bên không giải quyết được thì có thể yêu cầu trọng tài giải quyết.
- General Condition(điều khoản chung) điều khoản này có thể quy định hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký, thành lập bao nhiêu bảng bằng ngôn ngữ gì,…
- Other conditions: các quy định khác
II. Các Điều Khoản Quan Trọng Trong Hợp Đồng Ngoại Thương Cần Lưu Ý
Điều 1: Tên hàng
- Tên hàng là một trong những điều khoản quan tọng, không thể thiếu nhằm xác định đối tượng cụ thể của hợp đồng, giúp các bên phân biệt rõ với sản phẩm khác, tránh được các yếu tố có thể dẫn đến tranh chấp sau này. Có nhiều cách thưc để quy định tên hàng: tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học.
Điều 2 : Về Số Lượng Trọng lượng
- Đây là một điều khoản không thể thiếu, do vậy trong hợp đồng cần phải thể hiện rõ số lượng hàng hoá được mua bán. Nhưng vì trên thị trường thế giới người ta sử dụng các hệ đo lường rất khác nhau cho nên trong hợp đồng cần thống nhất về đơn vị tính số lượng, cách ghi số lượng/ khối lượng.
- Tuỳ theo từng thương vụ và đối tượng của hợp đồng mà chọn cách ghi khối lượng/ trọng lượng cho phù hợp. Trong buôn bán quốc tế người ta thường sử dụng 2 cách ghi khối lượng / trọng lượng.
- Cách 1: ghi phỏng chừng, tức là ghi có dung sai và kèm theo chi tiết cho biết dung sai được người mua chọn hay người bán chọn ( at the seller’s option hay là at the buyer’s option )
- Cách 2: ghi chính xác. cách này áp dụng đối với những mặt hàng có sử dụng hệ thống đo lường dân gian để tính toán như con, cái , chiếc đôi, thùng, kiện, bao.v.v.
Điều khoản 3: Về chất lượng
- Điều khoản này cho biết chi tiết về chất lượng hàng hoá ; nói một cách khác điều khoản này mô tả về quy cách, kích thước, công suất và các thông số kỹ thuật .v.v.v của hàng hoá được mua bán. Mô tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hoá là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó, đồng thờ buộc người bán phải giao hàng theo yêu cầu của hợp đồng. Nếu mô tả không kỹ, thiếu chi tiết có thể sẽ dẫn đến thiệt thòi cho một trong hai bên.
Điều khoản 4: Về giá cả
Đây có thể nói là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương mọi điều khoản khác có thể dễ ràng nhượng bộ hoặc bị thuyết phục nhưng với điều khoản này hầu hết các bên đối tác đều không muốn nhượng bộ. Chính vì vậy khi thương thảo hợp đồng các bên thường rất thận trọng đối với điều khoản này. Thông thường các bên phải thống nhất những nội dung sau đây.
- Đồng tiền tính giá: Trong hợp đồng ngoại thương giá cả hàng hoá có thể được tính bằng tiền của nước người bán, có thể được tính bằng tiền của nước người mua hoặc có thể được tính bằng tiền của nước thứ ba. Đối với người bán luôn chọn đồng tiền có xu hướng tăng giá trị trên thị trường hói đoái, với người mua thì ngược lại. Do vậy người ta thường thống nhất chọn đồng tiền nào có giá ổn định trên thị trường hối đoái, đó là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền mạnh, hiện nay nếu sắp xếp theo mức độ chuyển đổi thì những đồng tiền sau đây được sử dụng phổ biến hơn cả: USD, JPY, EUR, GBP.
- Phương pháp tính giá:
- Giá cố định (fixed Price)Là giá được xác định ngay trong khi đàm phán ký kết hợp đồng và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Giá quy định sau: Là giá chưa được quyết định trong lúc đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong lúc đàm phán các bên thoả thuận các điều kiện và thời gian xác định giá. Ví dụ: “Giá sẽ được xác định vào thời điểm giao hàng” hoặc “ Giá sẽ được tính tại thời điểm thanh toán theo giá quốc tế tại sở giao dịch hàng hoá……..”
- Giá xét lại: các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng điều kiện ‘Đơn giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng; nhưng sẽ được xét lại nếu tại thời điểm giao hàng hoặc thời điểm thanh toán, giá cả biến động trong khoảng (….) %.
Điều khoản 5: Thanh toán
- Đồng tiền thanh toán: có thể trùng với đồng tiền tính giá, có thể khác với đồng tiền tính giá. Nếu có sự khác biệt thì phải quy đổi trên cơ sở tỉ giá được công bố ở ngân hàng ngoại thương và phải được ghi rõ trong hợp đồng. Thông thường thì đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá trùng với nhau và là các đồng tiền mạnh.
- Phương thức thanh toán: Khi lựa chọn các phương thức thanh toán các thương nhân cần xem xét những căn cứ sau đây:
- Độ an toàn trong thanh toán
- Chi phí dịch vụTrị giá của lô hàng
- Quan hệ các bên
- Ngân hàng phục vụ xuất nhập khẩu (Seller’s bank/ Collecting bank/advising bank)
- Thời hạn thanh toán (Time of payment)
Điều khoản 6: Đóng gói/bao bì
- Trong điều khoản này, các bên thường thỏa thuận với nhau về yêu cầu chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì….
Điều khoản 7: Giao hàng
- Nội dung của điều khoản giao hàng là việc xác định thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng và thông báo giao hàng. Điều khoản này quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của người mua và người bán trong hợp đồng
Điều khoản 8: Bảo hành
- Phạm vi bảo hành: tùy thuộc vào hàng hóa và sự thỏa thuận của các bên
- Thời hạn bảo hành: Tính kể từ khi giao hàng hoặc khi sử dụng hàng hóa
- Trách nhiệm của các bên
Như vậy, thông qua những thông tin mà 5STARTRANS đã cung cấp , hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ được tầm quan trọng của hợp đồng ngoại thương và các lưu ý về Hợp Đồng ngoại thương hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
5/5 – (11 bình chọn)