Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 6 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)
Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 6 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)
Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 6 theo từng bộ sách:
Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh diều (Chủ đề 1)
Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 6 ngắn nhất Kết nối tri thức
Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương
TIẾT HỌC THỨ 1
I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
1. Bong gân
a) Đại cương:
– Hầu hết các khớp trong cơ thể là khớp động, các khớp tạo nên do các đầu xương áp sát vào nhau. Ở mỗi khớp bao giờ cũng có các dây chằng để tăng cường cho bao khớp và giữ thẳng góc cho hoạt động của khớp. Tùy khớp lớn hay bé, hoạt động nhiều hay ít mà dây chằng có cấu tạo khác nhau.
– Bong gân là sự tổn thương của dây chằng chung quanh khớp do chấn thương gây nên. Các dây chằng có thể bong ra khỏi chỗ bám, bị rách hoặc đứt, nhưng không làm sai khớp.
– Các khớp thường bị bong gân: khớp cổ chân, ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay.
b) Triệu chứng:
– Đau nhức nơi tổn thương là triệu chứng quan trọng nhất và sớm nhất. Đau nhói khi cử động và khu trú vào một điểm, một vùng.
– Sưng nề to, có thể có bầm tím dưới da (do chảy máu).
– Chiều dài chi bình thường, không biến dạng.
– Vận động khó khăn, đau nhức.
– Tại khớp bị tổn thương có khi rất lỏng lẻo mà bình thường không có tình trạng đó.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng:
– Cấp cứu ban đầu:
+ Băng ép nhẹ chống sưng nề, giảm tình trạng chảy máu và góp phần cố định khớp.
+ Chườm lạnh (chườm đá) bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp vào vùng khớp.
+ Bất động chi bong gân, cố định tạm thời bằng các phương tiện.
+ Trường hợp bong gân nặng, chuyển ngay đến các cơ sở y tế để cứu chữa bằng các phương pháp chuyên khoa.
– Đề phòng.
+ Đi lại, chạy nhảy, lao động luyện tập quân sự đúng tư thế.
+ Cần kiểm tra đảm bảo an toàn thao trường, bãi tập và các phương tiện trước khi lao động luyện tập.
2. Sai khớp
a) Đại cương
– Sai khớp là sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương mạnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.
– Sai khớp thường xảy ra ở người lớn hoặc trẻ lớn khi xương đã phát triển.
– Các khớp bị sai là: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng, khớp càng lớn khi sai khớp tình trạng càng nặng.
b) Triệu chứng
– Đau dữ dội, liên tục nhất là lúc đụng vào khớp hay lúc nạn nhân cử động.
– Mất vận động hoàn toàn, không gấp, duỗi được.
– Khớp biến dạng, đây là dấu hiệu chắc chắn dễ nhận biết và rất có giá trị trong chuẩn đoán, đầu xương lồi ra, có thể sờ thấy ở dưới da.
– Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại, thay đổi hướng tùy theo vị trí từng loại khớp.
– Sưng nề to quanh khớp.
– Tím bầm quanh khớp (có thể gãy hoặc rạn xương vùng khớp).
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng
– Cấp cứu ban đầu.
+ Bất động khớp bị sai, giữ nguyên tư thế sai lệch.
+ Chuyển ngay nạn nhân đến các cơ sở y tế để cứu chữa.
– Đề phòng.
+ Quá trình lao động, luyện tập phải chấp hành nghiêm quy định bảo đảm an toàn.
+ Cần kiểm tra độ an toàn của thao trường, bãi tập, các phương tiện trước khi lao động, luyện tập.
3. Ngất
a) Đại cương
– Ngất là tình trạng chết tạm thời, nạn nhân mất tri giác, cảm giác và vận động, đồng thời tim, phổi và bài tiết ngừng hoạt động.
– Cần phân biệt với hôn mê, mặc dù người hôn mê cũng mất tri giác, cảm giác và vận động, song tim, phổi, bài tiết vẫn còn hoạt động.
– Có nhiều nguyên nhân gây ngất: cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, ngại (do thiếu oxi), người có bệnh tim, người bị say sóng, say nắng…
b) Triệu chứng
– Nạn nhân tự nhiên thấy bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần, chóng mặt, ù tai, ngã khuỵu xuống bất tỉnh.
– Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái.
– Phổi có thể ngừng thở hoặc thở rất yếu.
– Tim có thể ngừng đập hoặc đập rất yếu, huyết áp hạ.
– Thường nạn nhân bao giờ cũng ngừng thở trước rồi ngừng tim sau.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng
* Cấp cứu ban đầu
– Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng khí, yên tĩnh, tránh tập trung đông người, kê gối (hoặc chăn, màn…) dưới vai cho đầu hơi ngửa ra sau.
– Lau chùi đất, cát, đờm dãi (nếu có) ở mũi, miệng để khai thông đường thở.
– Cởi cúc áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông.
– Xoa bóp lên cơ thể, tát vào má, giật tóc mai, nếu có điều kiện cho ngửi a-mô-ni-ắc, dấm, hoặc đốt bồ kết thổi nhẹ cho khói bay vào hai lỗ mũi để kích thích, nếu nạn nhân hắt hơi được sẽ tỉnh.
– Nếu nạn nhân đã tỉnh, chân tay lạnh có thể dùng nước gừng tươi, nước tỏi hòa với rượu và nước lã đun sôi cho uống.
– Nếu nạn nhân chưa tỉnh, nhanh chóng kiểm tra để phát hiện sớm dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim như:
+ Vỗ nhẹ vào người nêu nạn nhân không có phản ứng gì là mất tri giác, cảm giác và vận động.
+ Áp má vào mũi, miệng nạn nhân, nhìn xuôi xuống ngực nếu thấy lồng ngực, bụng không phập phồng, tai mũi, miệng không có hơi ấp, có thể thở rất yếu hoặc đã ngừng thở.
+ Bắt ngay mạch bẹn (hoặc mạch cảnh) không thấy mạch đập, có thể đã ngừng tim (thời gian kiểm tra không được kéo dài quá 1 phút).
– Nếu xác định nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim, cần tiến hành ngay biện pháp: thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, cứ thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần (nếu có 2 người làm) hoặc thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần (nếu chỉ có 1 người làm), phải làm khẩn trương, liên tục, kiên trì, khi nào nạn nhân tự thở được, tim đập lại mới dừng.
* Đề phòng
– Phải bảo đảm an toàn, không để xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, luyện tập.
– Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức.
– Phải rèn luyện sức khỏe thường xuyên, nên rèn luyện từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, tạo cho cơ thể có thêm khả năng thích ứng dần với mọi điều kiện của môi trường.
5. Điện giật
a) Đại cương
Điện giật có thể làm tim ngừng đập, ngừng thở, gây chết người nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc cứu sống nạn nhân chủ yếu do thân nhân, người xung quanh và chỉ có tác dụng trong những phút đầu, do đó mọi người cần phải biết cách cấp cứu điện giật.
b) Triệu chứng
– Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nêu không cấp cứu kịp thời.
– Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặt biệt do điện cao thế.
– Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phủ tạng do ngã.
c) Cấp cưu ban đầu và cách đề phòng
– Cấp cứu ban đầu:
+ Khi còn nguồn điện phải nhanh chóng cắt cầu dao, bỏ cầu chì, dùng sào đẩy dây điện khỏi người bị nạn. Nếu cầm tay, chân nạn nhân kéo ra, người cấp cứu phải đi guốc, giày, dép khô và dùng vật cách điện lót tay.
+ Khi đã tách khỏi nguồn điện, xem ngay tim nạn nhân còn đập không và còn thở không. Nếu không thở, tim không đập phải làm hô hấp nhân tạo và áp tim ngoài lồng ngực ngay, trước đó có thể đập vùng tim, vùng ngực để kích thích.
+ Khi nạn nhân đã thở được và ti dã đập lại thì nhanh chóng chuyển đến bệnh viện gần nhất. Có thể vừa chuyển trên xe vừa làm hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
– Các đề phòng:
+ Chấp hành nghiêm các quy định về sử dụng điện.
+ Các thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn.
+ Các ổ cấm điện phải đặt xa tầm với của trẻ em.
——————————————-
TIẾT HỌC THỨ 2
5. Ngộ độc thức ăn
a) Đại cương
– Ngộ độc thức ăn rất hay gặp ở những nước nghèo, chập phát triển và các nước nhiệt đới. Ngộ độc thức ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
+ Ăn phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn: thức ăn ôi, thiu, thịt sống, tái, thịt hộp hỏng, rau sống, hoa quả, nguồn nước… bị ô nhiễm, không được xử lí kĩ trong quá trình chế biến thức ăn.
+ Ăn phải nguồn thực phẩm có chứa sẵn chất độc: nấm độc, sắn…
+ Ăn phải một số thực phẩm dễ gây dị ứng tùy thuộc cơ địa từng người: tôm, cua, dứa…
– Ở nước ta, thường xảy ra vào mùa hè, gây nên những vụ dịch nhỏ, tản phát, có liên quan đến các tập thể: Đơn vị bộ đội, nhà trẻ, một gia đình hoặc một số gia đình trong cùng thôn, xóm…cũng có khi gây thành vụ dịch lớn do môi trường bị ô nhiễm nặng.
b) Triệu chứng.
– Người bị nhiễm độc thức ăn thường xuất hiện với ba hội chứng điển hình là:
+ Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc: sốt 38-390C, có rét run, nhức đầu, mệt mỏi, có khi mê sảng, co giật, hôn mê.
+ Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa: đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi lan tỏa khắp ổ bụng, đau quặn bụng. Buồn nôn, nôn nhiều lần trong ngày, nôn ra nước lẫn thức ăn, ỉa chảy nhiều lần, nhiều nước như tháo ra, đôi khi lẫn thức ăn chưa tiêu.
+ Hội chứng mất nước, điện giải: khát nước, môi khô, mắt trũng, gầy sút, mạch nhanh, huyết áp hạ, bụng chướng, chân tay lạnh.
– Với cơ thể khỏe mạnh thường khỏi sau 2-3 ngày, đôi khi ỉa lỏng có thể kéo dài hàng tuần. Với trẻ nhỏ, người già yếu rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.
– Ngộ độc nấm:
+ Các triệu chứng đau bụng, nôn, ỉa chảy thường xuất hiện dữ dội, kéo dài hàng ngày làm nạn nhân mất nhiều nước, da khô, khát nước, gầy sút nhanh.
+ Tùy loại nấm độc, có người lả đi, có người thần kinh bị kích thích, nói lung tung như người say rượu, mắt mờ dần. Trường hợp nặng có thể chết do biến chứng tim mạch và thần kinh.
– Ngộ độc sắn:
+ Các triệu chứng thường xuất hiện 4-5 giờ sau khi ăn, có khi muộn hàng ngày sau.
+ Thoạt đầu nạn nhân thấy chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, người rạo rực khó chịu, sắc mặt tím tái, khó thở.
+ Sau đó xuất hiện đau quặn bụng, nôn nhiều lần, người rất mệt.
Trường hợp nặng các triệu chứng tăng lên, người mệt lả, lịm dần rồi hôn mê, có thể chết vì trụy tim mạch.
– Dị ứng do ngộ độc dứa:
Các triệu chứng xuất hiện rất sớm chỉ vài phút đến 1 giờ sau khi ăn :
+ Đau bụng dữ dội, nôn và ỉa chảy rất nhiều lần trong ngày.
+ Ngứa và phát ban khắp người, càng gãi càng ngứa, toàn thân mẩn đỏ và nổi lên các nốt ban. Có khi tạo thành từng mảng đỏ hồng bằng đồng xu, mi mắt sưng húp, bàn tay căng mọng.
+ Trường hợp nhẹ có thể một vài ngày sẽ khỏi, trường hợp nặng có thể hôn mê rồi chết.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng.
* Cấp cứu ban đầu: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc thức ăn, biện pháp xử trí cấp cứu chung là:
– Chống mất nước:
+ Chủ yếu cho truyền dịch mặn, ngọt đẳng trương 1-2 lít. Chú trong đặc biệt với trẻ nhỏ và người già.
+ Nếu không có điều kiện truyền được, cho uống nhiều nước gạo rang có vài lát gừng.
+ Ngộ độc nấm nên cho uống nước đường, muối hoặc có thể cho uống bột than gỗ đã tán nhỏ (than hoạt).
+ Ngộ độc sắn nên cho uống nước đường, sữa, nước mật mía, mật ong…
– Chống nhiễm khuẩn: Thông thường cho uống Ganidan, Cloroxit, hoặc có thể dùng một số loại kháng sinh như: Amplicilim, Bactrim (cẩn thận với trẻ nhỏ).
– Chống trụy tim mạch và trợ sức: Chủ yếu dùng long não, vitamin B1, C. Ngoài ra có thể dùng thêm các thuốc hạ sốt, an thần.
– Cho nhịn ăn hoặc ăn lỏng 1-2 bữa để ruột được nghỉ ngơi.
Nói chung các loại ngộ độc thức ăn không nên dùng các loại thuốc chống nôn và ỉa chảy, vì đó là phản ứng của cơ thể để thải chất độc ra ngoài (trừ trường hợp ngộ độc nặng và kéo dài). Với các trường hợp ngộ độc nấm, sắn, phải cho nôn hết các phần thức ăn còn lại trong dạ dày, bằng mọi biện pháp: kích thích họng, dùng thuốc gây nôn…
Trường hợp ngộ độc nặng và các loại gây độc nguy hiểm: nấm, sắn, cần chuyển ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa.
* Đề phòng:
– Phải đảm bảo tốt vệ sinh môi trường.
– Phải đảm bảo tốt khâu vệ sinh công nghiệp thực phẩm và nội trợ. Chấp hành đầy đủ 10 điều quy định của bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Không nên để những người đang mắc các bệnh đường tiêu hóa, ngoài da, viêm tai, mũi, họng…làm công việc chế biến thức ăn, trông trẻ…
– Với cá nhân chủ yếu giữ vệ sinh ăn uống :
+ Không ăn rau sống, quả xanh, không uống nước chưa đun sôi.
+ Không ăn sống, tái, ăn các thức ăn đã ôi, thiu, đồ hộp đã hỏng.
+ Phải bảo quản kĩ, không để ruồi, nhặng đậu vào thức ăn.
+ Không ăn nấm tươi, các loại nấm có hại hoặc nấm lạ.
+ Nên ngâm sắn tươi vào nước 1 buổi trước khi luộc ăn.
6. Chết đuối
a) Đại cương
– Chết đuối còn gọi là ngạt nước, một tai nạn thường gặp ở nước ta, nhất là về mùa hè. Người không biết bơi khi ngã xuống nước, bị nước nhấn chìm chỉ sau 2-3 phút sẽ ngạt thở.
– Việc cứu sống nạn nhân chủ yếu là nhờ những người có mặt tại nơi tai nạn xảy ra, nếu có thầy thuốc tại chỗ, thì đó là sự tình cờ may mắn. Thấy thuốc ở bệnh viện chỉ điều trị tiếp đề phòng chống những biến chứng. Vì thế, việc cấp cứu tại chỗ là quyết định.
b) Triệu chứng
Nạn nhân có thể ở trong tình trạng:
– Giãy giụa, sặc trào nước, tim còn đập: trường hợp này nêu cấp cứu tốt, hầu như được cứu sống.
– Khi đã mêm man, tím tái khó cứu hơn. Tuy nhiên, vẫn còn hi vọng vì tim mới ngừng đập.
– Khi da nạn nhân đã trắng bệch hoặc tím xanh, đồng tử đã dãn rộng thì còn rất ít hi vọng.
c) Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu bạn đầu:
– Vớt nạn nhân đang trôi nổi trên dòng nước bằng các phương tiện như phao, ném vật nổi hoặc dùng sào gậy để nạn nhân nắm lấy rồi kéo vào bờ, hoặc bơi lựa chiều phía sau để nắm tóc nạn nhân kéo vào bờ.
– Nếu nạn nhân đã mê thì nắm tóc, nắm tay, kéo chân hoặc vác, rồi bơi đưa vào bờ.
– Khi đưa được nạn nhân lên bờ:
+ Nhanh chóng dóc nước ra khỏi dạ dày bằng cách cầm chân dốc ngược đầu xuống nếu là trẻ em hoặc ác lên vai chạy xóc nếu là người lớn.
+ Móc đất, bùn, đờm, dãi, lấy răng giả (nếu có) ra khỏi miệng.
+ Hô hấp nhân tạo, kiên trì làm khoảng 20-30 phút.
+ Khi tự thở được nhưng còn hôn mê, phải để nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng đầu về một bên để đường thở lưu thông và tránh hiện tường trào ngược.
+ Nhanh chóng, chuyển nạn nhân tới bệnh viện để được điều trị tiếp
* Cách đề phòng
– Chấp hành nghiêm các quy định về giao thông đường thủy và những quy định khi làm việc, luyện tập ở dưới nước.
– Tập bơi, nhất là những người thường xuyên lao động, luyện tập ở môi trường nước như sông, suối, ao, hồ, biển…
– Quản lí tốt trẻ em, không để trẻ em chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối…
7. Say sóng, say ô tô, say máy bay
a) Đại cương
– Ở nước ta, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, khi lao động sinh hoạt ở môi trường nóng, nắng thường xảy ra say nóng, say nắng. Việc phòng say nóng, say nắng là rất cần thiết.
– Say nóng, say nắng là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ do môi trường nóng, nắng gây nên, cơ thể không còn tự điều hòa nhiệt độ được nữa.
b) Triệu chứng
– Triệu chứng xảy ra sớm nhất là tình trạng chuột rút. Trước hết ở tay, chân, sau đó đến các cơ ở lưng, bụng.
– Tiếp theo là nhức đầu, chống mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở.
– Triệu chứng say nóng điển hình thể hiện như sau:
+ Sốt cao 40-420C.
+ Mạch nhanh 120-150 lần/phút.
+ Thở nhanh trên 30 nhịp/phút.
+ Choáng váng, buồn nôn, sợ ánh sáng, nặng hơn có thể ngát, hôn mê, có thể kích động mê sảng, co giật như động kinh.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng
* Cấp cứ ban đầu:
– Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm.
– Cởi bỏ quần áo, kể cả đồ lót để thông thoáng và dễ thở.
– Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt mát hoặc xoa cồn 450.
– Cho uống nước đường và muối, tốt nhất là dùng nước orezol hoặc nước đường chanh, muối.
Những trường hợp nặng hơn như hôn mê, co giật, sau khi sơ cứu phải đượcchuyển đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời.
* Cách đề phòng
– Không làm việc, luyện tập và thi đấu thể thao dưới trời nắng gắt.
– Nếu buộc phải làm việc ở những nơi nắng, nóng phải đảm bảo thông gió tốt, đội mũ nón khi trời nắng.
– Ăn, uống đủ nước, đủ muối khoáng.
– Luyện tập để làm quen và thích nghi với môi trường nắng, nóng.
8. Nhiễm độc lân hữu cơ.
a) Đại cương
– Lân hữu cơ là các hợp chất hóa học như: Tiôphốt,Vôphatốc…dùng để trừ sâu bọ, côn trùng, nấm có hại. Trong nông nghiệp càng ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến.
– Do không tôn trọng nguyên tắc trong quá trình sử dụng và bảo quản nên đã để xảy ra những tai nạn đáng tiếc, những trường hợp nhiễm độc nặng gây chết người. Chất lân xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, đường tiêu hóa và đường trực tiếp qua da.
b) Triệu chứng
– Trường hợp nhiễm độc cấp: Nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quặn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác… đặc biệt là đồng tử co hẹp, có khi chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim. Dấu hiệu này có thể giúp ta chẩn đoán, đáng giá được mức độ nặng nhẹ của nhiễm độc và theo dõi được kết quả điều trị.
– Trường hợp nhiễm độc nhẹ: Các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ giảm dần, sau một tuần có thể khỏi.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng
– Cấp cứu ban đầu:
+ Nhanh chóng dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Chủ yếu dùng Atrophin liều cao.
+ Nếu thuốc vào đường tiêu hóa bằng mội biện pháp gây nôn.
+ Nếu thuốc qua da, phải rửa bằng nước vôi trong, nước xà phòng.
+ Nếu thuốc vào mắt, rửa mắt bằng nước muối.
+ Nếu có điều kiện dùng thuốc trợ tim mạch, trợ sức: cafein, coramin, vitamin B1, C…cấm dùng mocphin.
+ Chuyển ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa.
– Đề phòng:
+ Chấp hành đúng các quy định, chế độ vận chuyển, bảo quản, và sử dụng.
+ Khi phun thuốc trừ sâu phải : pha đúng liều lượng, có các phương tiện để bảo vệ (quần áo, mũ lao động, khẩu trang, găng tay…) quay lưng về hướng gió, và chỉ nên phun 10 phút phải nghỉ, sau đó mới tiếp tục phun.
+ Không dùng thuốc trừ s6u để chữa ghẻ, diệt chấy, rận…
+ Khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu không được ăn, uống, hút thuốc. Sau khi làm việc xong phải thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ bằng nước xà phòng.